0

EPS 19: Học xong thì ra mở workshop được chưa?

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 19: Học xong thì ra mở workshop được chưa?
Loading
/

Chào mừng các bạn đến với một series mới của Detailing Vietnam và ở seri này thì chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cho các bạn theo hình thức hỏi – đáp trực tuyến. Trong đó, Randy sẽ trả lời các câu hỏi mà các bạn đặt ra trực tiếp tại buổi thảo luận đó về tất cả các phạm vi của ngành Detailing tại Việt Nam theo ý các bạn.

Hãy lắng nghe EPS 01 của series Ask Randy trong năm 2023 để lưu ngay cách thức ghi nhớ lâu kiến thức về Detailing được học rong 12 ngày nhé!

Các EPS có phát sóng trên Youtube: Detailing Vietnam

TÓM TẮT NỘI DUNG

Nội dung

Anh Randy:

Và hiện tại, ngồi cùng với Randy hôm nay có 3 bạn, một bạn tên là Trọng Anh.

TRỌNG ANH:

Chào anh, em chào mọi người.

Anh Randy:

Một bạn tên là Tâm.

TÂM:

Chào mọi người, chào Anh Randy.

Anh Randy:

Và bạn còn lại tên là Trọng Hoàng.

HOÀNG:

Xin chào mọi người.

Anh Randy:

Đây là buổi trao đổi mở. Nên các bạn sẽ thấy là nó ở không gian mở và nó sẽ hơi nhiễu tiếng ồn một chút nhưng vì đây là thu âm trực tiếp. Nên các bạn chịu khó lắng nghe nhá. Vậy mình mời bạn Trọng Anh đặt câu hỏi đầu tiên cho Anh.

TRỌNG ANH:

À em, xin hỏi Anh Randy là khi em muốn mở một workshop thì em cần những yếu tố gì? 

Anh Randy:

Vậy thì anh có thể đặt lại câu hỏi cho Trọng Anh là em hỏi chưa được rõ ràng lắm, ở đây em đang muốn hỏi là giữa cái tay nghề chuyên môn và cái hiểu biết về việc kinh doanh của em thì cái nào quan trọng hơn, hay là câu hỏi của em nó đi về cái hướng gì vậy? Vậy thì Trọng Anh có thể hỏi đó cụ thể hơn được không em?

TRỌNG ANH:

Thì em muốn hỏi là khi em học ở đây xong tay nghề của em đã đủ chắc chắn để đứng ra mở một workshop hay chưa?

Anh Randy:

Đây là một câu hỏi mà có lẽ là không chỉ Trọng Anh mà còn rất nhiều các bạn khác quan tâm. Tuy nhiên, có thể nói với Trọng Anh là mục tiêu của khóa học MODULE T1 là hướng đến giảng dạy, truyền đạt và hướng dẫn kỹ thuật làm Detailing. Kỹ thuật làm Detailing có nghĩa là cách thức làm trên chiếc xe ô tô. Trình tự thực hiện các bước trên xe ô tô có nghĩa là thứ tự trước và sau cũng như các nguyên tắc để làm cho chiếc xe ô tô đó ra kết quả như mình mong muốn. Khoá học Detailing T1 không liên quan gì đến kinh doanh cả. Và trong thời gian ngắn như vậy nó không có giải đáp bất cứ phần nào liên quan tới Detailing mà về kinh doanh. Vậy thì, nếu em có nhu cầu về mở kinh doanh Detailing, anh có thể đưa cho em một số lựa chọn:

  • Học ở nơi nào đó một khóa học nào đó để biết về tư duy kinh doanh.
  • Hiểu xem là mục đích mình mở kinh doanh ra để làm gì?
  • Thật sự muốn làm gì? Và không muốn làm gì khi kinh doanh Detailing, nghĩa là nói về kinh doanh Detailing em sẽ có thể kinh doanh rất nhiều thứ. Ví dụ kinh doanh về hiểu biết. Kinh doanh về tay nghề. Kinh doanh về năng lực giao tiếp, đối thoại. Kinh doanh về bán buôn, thương mại. Hoặc là kinh doanh dịch vụ như em nói là mở workshop. Vậy workshop nó chỉ là một công cụ, một hình thức để emm cân nhắc mà thôi. Vậy hãy trả lời các câu hỏi đó, dĩ nhiên nó có còn nhiều hình thức khác nữa? Nhưng anh có thể gợi ý là các câu hỏi đó. Và em suy nghĩ, bởi vì nếu mình nhầm lẫn mục đích của mình hoặc mình không hiểu bản thân mình muốn gì và không muốn gì, mình sẽ không thể đưa ra quyết định chính xác được và khi quyết định thiếu chính xác, mình sẽ phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

HOÀNG:

Em muốn hiểu về mặt lợi thế và hạn chế sự giữa việc mở một workshop có quy mô lớn so với mặt bằng chung của thị trường và một workshop có quy mô nhỏ.

Anh Randy:

Hoàng có thể giải thích cho anh là em nói về quy mô nghĩa là gì không em?

HOÀNG:

Theo em hiểu cái quy mô ở đây là về diện tích và về vốn, tiền.

Anh Randy:

Đây cũng là một câu hỏi rất là rộng và cũng không hề đơn giản để trả lời. Theo anh thì bất kỳ các hình thức kinh doanh của em với quy mô nào, nó cũng có ưu điểm và nó cũng có hạn chế nhất định. Và nó cũng có thể liên quan tới câu hỏi Trọng Anh.

Vậy thì cái quy mô của em có phải là lợi thế cạnh tranh hay không? Đây là câu hỏi mà có thể đặt lại cho em để em suy nghĩ. Em nói về quy mô có những lợi thế gì? Nhưng anh có thể đặt lại câu hỏi là vậy cái quy mô đó có phải là lợi thế cạnh tranh hay không đã hay lợi thế cạnh tranh là cái gì? Vậy thì, nếu được em sẽ suy nghĩ xem lợi thế cạnh tranh là gì sẽ hay hơn quy mô có lợi thế cạnh tranh gì?

Bởi vì quy mô, nó chỉ là một yếu tố của một cái workshop mà thôi. Phải không?

HOÀNG:

Cái quy mô lớn ở đây theo em:

  • thứ nhất là lớn hơn mặt bằng chung về diện tích.
  • Thứ hai là về chất lượng của dịch vụ (có nhiều danh mục dịch vụ hơn).
  • Thứ ba về số tiền mà bỏ ra ban đầu.

Anh Randy:

OK.

 

  • Khi em nói về yếu tố đầu tiên, đó là diện tích lớn hơn, nhìn chung có lẽ là em sẽ có thể phục vụ cùng một lúc số lượng xe lớn hơn so với diện tích nhỏ đúng không? Tuy nhiên, nó cũng có hạn chế là chi phí cho diện tích đó cũng tăng cao hơn. Nhưng cái quan trọng nhất là gì? Có phải là lúc nào em cũng phục vụ đầy số ô mà em thiết kế ra hay không? Và có phải là khách hàng của em ưu tiên chọn mặt bằng, diện tích to hơn so với những yếu tố khác ví dụ như tay nghề kỹ thuật viên, sự phục vụ dịch vụ hoàn hảo hoặc là sự thuận lợi về vị trí đi lại, mặt bằng hay những yếu tố khác mà em đang đặt ra.
  • Yếu tố thứ 2 là về vốn. Khi em nói sẽ bỏ số sẽ bỏ số vốn đầu tư ban đầu lớn hơn so với mặt bằng chung, nó cũng có nhiều thuận lợi. Nhìn chung, làm việc gì đó mà có nhiều tiền sẽ dễ hơn có ít tiền. Nhưng không phải lúc nào cũng là thành công hơn người ít tiền. Bởi vì nếu như mà chỉ cần nhiều tiền không mà làm thành công thì việc gọi vốn rất đơn giản. Và nếu như vậy, thì ai thất bại hay là tất cả đều thành công. Một hạn chế của vốn đầu tư lớn là em ấy sẽ phải thu hồi lại vốn để thỏa mãn dòng tiền. Và khách hàng của em chính là người sẽ chi trả để em có thể thu hồi vốn đầu tư đó.
  • Khách hàng của em họ sẽ trả cho những dịch vụ gì? Với giá trị giá trị bao nhiêu? Câu hỏi còn lại là sự đa dạng về dịch vụ của workshop. Đây cũng là một cái mà nhiều bạn quan tâm. Một số workshop có khả năng cung cấp dịch vụ rộng lớn hơn cái workshop khác.Và một số workshop nhỏ nhưng chuyên. Đây là hai hướng đi phổ biến và khác biệt nhau hoàn toàn về cách thức vận hành cũng như lợi thế cạnh tranh.Vậy thì phải xem lại là em có đủ năng lực cung cấp gói dịch vụ với số lượng lớn đó hay không? Cùng một thời điểm có thể thỏa mãn đa dạng dịch vụ cho khách hàng hay không? Nhân sự của em đã làm được hết dịch vụ đó chưa? Em có khả năng quản lý đầu việc đó tốt chưa? Chất lượng dịch vụ của các dịch vụ đó là đồng đều hay có cái cao, cái thấp so với mức trung bình cùng mặt bằng. Và cái ghu khách hàng của em là đến chỗ tạp hóa hay là đến chỗ chuyên. nó rất khác nhau.

TÂM

Cách tính toán chi phí, dịch vụ của Detailing dễ hay khó?

Anh Randy:

Câu hỏi này thì cũng rất là khó! Tính toán dịch vụ Detailing, đặc biệt là tính toán chi phí nó vừa khó mà nó cũng vừa dễ. Dễ ở điểm hầu như em có thể tự ước tính chi phí đó. Khó ở điểm, em càng muốn nó chính xác bao nhiêu thì em phải càng hiểu biết hoặc em phải công cụ, phương pháp bởi vì bất cứ phương thức tính toán nào nó cũng có sự sai số nhất định. Và thật ra, anh nghĩ cái em muốn hỏi là tính toán chi phí để dùng cho mục đích gì hơn là tính toán chi phí đó như thế nào? Bởi vì nếu em khong biết được mục đích em tính toán chi phí để làm gì em sẽ không biết được, em nên áp dụng phương pháp nào để tính chi phí và không áp dụng phương pháp nào?

Vậy thì mình xem lại là mình cần tính các chi phí của dịch vụ Detailing để mình dùng cái đó mình làm cái đầu vào cho tính toán vận hành chung hay mình ước lượng để đi đầu tư hay so sánh hiệu quả, mức độ mang lại lợi nhuận của các gói hay là  khả năng cạnh tranh của các gói so với thị trường hay so với cái gì? Thì mình phải đề ra cái đó ban đầu. Sau đó mói biết chọn cái gì và không chọn cái gì để tính toán.

TRỌNG ANH:

Khi em tham gia vào khóa học thì em được biết khóa học đào tạo về kỹ thuật và quản lý thì sau khi em học xong khóa học MODULE T1 thì khi em quay về học khoá học MODULE T2 đấy thì em muốn biết là khóa học đó về cái gì?

Anh Randy:

MODULE T1 là thuộc chương trình đào tạo quản lý kĩ thuật. Toàn bộ chương trình hướng đến cho học viên có thê trở thành mộ người quản lý kĩ thuật chuyên nghiệp. Vì vậy, nó cần một người kĩ thuật viên có hiểu biết về kĩ thuật chuyên môn, vừa có hiểu biết về cách thức quản lý công việc về mặt chuyên môn. Người có hiểu biết về mặt quản lý mới làm quản lý được chứ không nên là người có kỹ thuật lâu năm lên làm quản lý bởi vì có chuyên môn quản lý sẽ làm tốt hơn là người không có chuyên môn về quản lý.

Ít nhất em phải bổ sung hai thứ:

  • Một là chuyên môn, cách thức làm.
  • Hai là quản lý chuyên môn việc em làm.

Vì vậy mới chia thành hai giai đoạn, trong đó:

  • Giai đoạn đầu tiên, gọi là MODULE T1 dạy về kỹ thuật, cách thức làm.
  • Giai đoạn sau, là MODULE T2 dạy về cách thức quản lý công việc.

Vậy thì, nó cần có một khoảng hở, khoảng nghĩ giữa hai cái MODULE đó. Ở Detailingvietnam gọi là chương trình thực tập nghề, để cho học viên có thể áp dụng cái kỹ thuật, cái hiểu biết về mặt chuyên môn được học ở MODULE T1 vào công việc thực tế để va chạm với thực tế. Có kinh nghiệm và thuần thục hoàn toàn với hầu hết các tình huống thực tế có thể xảy ra ở một cái mô hình mẫu trong những thời đoạn nhất định. Ví dụ như chương trình thực tập nghề giai đoạn 1 là 2 tháng. Còn chương trình thực tập nghề giai đoạn 2 là một năm. Vậy mục tiêu của 2 chương trình này là khác nhau. Và nghĩa là nếu em thực tập nghề tại DetailingEZ. Là cái workshop tại đây thì em sẽ trải qua lộ trình đó để em cứng hơn.

Em hiểu biết hơn về mặt chuyên môn trước khi em muốn bước tới một cái móc mới là em đã đủ về mặt chuyên môn. Em bổ sung tiếp về mặt quản lý chuyên môn.

Loại thứ 2 là sau khi em học MODULE T1 xong. Thì em chọn một cái workshop nào đó theo ý của em. Theo định hướng nghề nghiệp của em mà em thực hành.

Và sau một thời gian. Dĩ nhiên, đó sẽ phải ít nhất cũng phải bằng cái thời lượng em thực tập nghề tại EZ hoặc hơn tùy vào khối lượng công việc của em. Và mức độ tiếp thu của em. Tới đó, em mới tiếp tục theo đuổi cái mức mới trong một cái thang nghề nghiệp của em là về quản lý kỹ thuật.

Vậy thì ở Detailing Vietnam khác với các bên khác là ở chỗ, ngay từ khi trong khóa học là đã hướng dẫn cho em tư duy và đặt câu hỏi giống như em vừa làm để em có thể hiểu mình đang làm cái gì mình, mình đã làm được đến đâu, mình chưa làm được cái gì. Mình đang thắc mắc hoặc tò mò những cái gì, mình có cơ hội nghề nghiệp nào trong tương lai, những định hướng nào mình có thể tham gia và mình cần khoảng bao nhiêu thời gian để làm việc đó.

Nghĩa là khi trung tâm thiết kế cho em chương trình học đó là 3 tháng ở MODULE T1 thì nhìn chung, nếu em là một người bình thường như các bạn khác. Đã từng học tại Detailingvietnam với cái lịch sử là nhiều năm. Và em là một người bình thường giống như vậy thì em cần khoảng 3 tháng cũng giống như các bạn để ra được một cái cột mốc đầu ra. Vậy nếu em có năng lực tốt hơn hoặc khả năng tiếp thu tốt hơn, em có thể rút ngắn hơn. Và ngược lại nếu cái tiếp thu của em cần nhiều thời gian thì em sẽ phải chấp nhận là em phải kéo dài ra.

Tuy nhiên, khi đi vào hóa học thì nó phải có thời lượng nhất định. Không thể kéo dài mãi mãi, bởi vì khóa học được thiết kế cho một khung thời gian nhất định. Chỉ khác nhau hoặc là đối với chương trình cũ, là hướng đến đào tạo ra kỹ thuật viên.

Nên em sẽ phải thấy là dạy để ra làm kỹ thuật viên chuyên môn hoàn toàn đó không định hướng gì đến làm quản lý cả. Nên nó không có hướng dẫn cho em cách tư duy, cách thức đặt vấn đề hay cách thức giải quyết vấn đề mà nó chỉ là thực thi, có nghĩa là người khác yêu cầu em làm một công việc mà em có năng lực để làm đúng như người đó yêu cầu. Còn vì em là quản lý ở trong cái lộ trình quản lý nghề nghiệp, quản lý kỹ thuật thì mới phải học tập, rèn luyện cách thức tư duy tại sao lại làm cách thức này mà không làm cách thức này? Cách thức nào có ưu điểm gì, hạn chế gì? Và tôi chọn cái nào và tôi yêu cầu kỹ thuật viên làm hướng đó. Vây người chịu trách nhiệm về việc mặt kết quả là người quản lý. Về mặt thực thi cái công việc để ra kết quả như yêu cầu của người quản lý chính là kỹ thuật viên.

Hai hướng đó hoàn toàn khác nhau. Dẫn đến là cái lộ trình nghề nghiệp cũng khác nhau, thời gian đào tạo cũng khác nhau và nội dung khác nhau cũng khác nhau mà trên website được gọi là format của chương trình.

HOÀNG:

Trong vận hành của workshop thì cái chi phí của mặt bằng khá lớn. Và cái chi phí mặt bằng này chiếm khoảng bao nhiêu % doanh thu của workshop?

Anh Randy:

Đây là một câu hỏi rất khó nha Hoàng. Vì với mỗi một mô hình kinh doanh khác nhau, sẽ có cách thức quản trị chi phí khác nhau. Vậy em không đưa cho anh thông số đầu vào đầy đủ để tính toán về việc đó.

Nhưng mà anh có thể gợi ý cho em, mỗi mình một mô hình hay một cách thức, hay mỗi một ý định kinh doanh khác nhau thì sẽ có một cái ngưỡng chịu chi phí khác nhau. Dĩ nhiên để quá em có được doanh thu lớn, dĩ nhiên em phải em phải có chi phí lớn. Ở đây nói về chi phí lớn có nghĩa là một lượng chi phí cần để đạt ra cái doanh thu mà em kì vọng, nó khác với bị lãng phí nên chi phí nó tăng. Hai cái việc đó hoàn toàn khác nhau.

Vậy thì em phải trả lời cái câu hỏi của em là em muốn doanh thu khoảng bao nhiêu và để đạt được doanh thu đó, em sẽ phải cần làm những gì là, em sẽ phải xem em phải có cái chi phí để làm việc đó là là bao nhiêu? Có thể với mô hình này tại địa phương này tại khu vực này nó là như này nhưng với địa phương khác với cách thức làm khác, với nhóm khách hàng khác, cách thức vận hành là khác thì sẽ là con số khác.

Nếu mà em chọn tiếp cận vấn đề theo cách thức và cố định một cái khoảng bao nhiêu phần trăm điều đó chỉ là là một hướng để kiểm soát vấn đề thôi. Có rất nhiều cách khác để vận hành workshop hợp lý hơn.

TRỌNG ANH:

Khi tham gia khóa học MODULE T1 này á thì là đi vào chuyên sâu của ngành Detailing chưa?

Anh Randy:

MODULE T1 là một học phần của chương trình quản lý kỹ thuật. Nó được thiết kế để học viên theo đuổi đến mục đích trở thành người quản lý chuyên môn không phải hướng đến kỹ thuật viên. Nên người học sẽ cân đối lại thời gian theo chương trình đào tạo để thỏa mãn đầu ra. Mục đích cuối cùng là quản lý kỹ thuật và chức năng của công việc đó là là người quản lý. Nói cách khác là người quản lý một nhóm những kỹ thuật viên chứ không phải là người giỏi nhất trong số những kỹ thuật viên đó. Nên không phải hướng đến để em biết chuyên sâu nhất về kỹ thuật mà biết tổng quan nhất về kỹ thuật với những dịch vụ phổ biến nhất ở ngành Detailing.

  • Lấy ví dụ như em sẽ thấy nếu học chương trình kỹ thuật viên nó khác với chương trình quản lý kỹ thuật. Ví dụ học kỹ thuật viên, em sẽ thấy sau MODULE T3 sẽ học đến MODULE T4 và dán PPF, nhưng đối với quản lý kỹ thuật thì nó không học cái đó.
  • Ví dụ khác như hướng dẫn cho em cách thức làm và những dịch vụ khác có thể ở những workshop khác hiện nay chưa làm. Chẳng hạn như phủ mâm lớp vệ sinh vành, các dịch vụ Detailing chuyên làm sạch những phần đó hiện tại ở Việt Nam chưa làm nhiều hoặc chưa có phổ biến. Vậy thì có nên dạy cho em trong khoa học hay không? Có và không. Vậy trung tâm chọn là có, bởi vì khi em đi học tại trung tâm, em phải biết được nhiều hiểu biết, cập nhật được những thứ đang có xu thế mới để em về em có thể làm được. Còn về cái chỗ làm của em có sử dụng việc đó hay không? Đó là một chuyện khác, nhưng nếu em có học mà em không làm ở workshop đó, em vẫn biết, nó vẫn tốt hơn là em không học và về em tự mò làm hoặc là em không biết làm.

Dĩ nhiên, nếu em hiểu được điều đó, em sẽ thấy là ở Detailing Vietnam em sẽ thấy là chương trình đào tạo nó đi bám theo một cái tiêu chí nào đó. Anh có thể nói một trong những tiêu chí đó cho em nghe:

  • Một là chương trình đào tạo được thiết kế là để học viên là người đi học sau khi học xong chương trình học dù bất cứ chương trình nào. Dù bất cứ Module nào thì người học viên có thể ứng dụng đó và kiếm ra tiền với cái đã học. Còn việc kiếm nhiều tiền hay kiếm ít tiền, đó là năng lực của học viên. Trung tâm truyền cho học viên một cái hiểu biết một chút kiến thức, một kỹ năng. Và để kiếm được tiền thì nó phải sát với cái hướng đi của thị trường, không thể dạy cái lỗi thời được. Vì vậy, trong chương trình em sẽ thấy sau thời gian còn làm thay đổi nội dung để theo được cái xu thế của thị trường. Và vì vậy lúc nào cũng thấy nó thay đổi, nó phải cập nhật liên tục. Và đó là trách nhiệm của người tạo ra chương trình như Anh.
  • Là thế thứ hai là có khả năng phát triển cái bản thân của người đi học như vậy thì cái việc mà người đi học ứng dụng cái hiểu biết của mình để kiếm tiền, nó chỉ là một phần cần phải có phần nữa, đó là cho các học viên đó thấy có thể họ còn có nhiều sự lựa chọn khác cũng ở trong ngành Detailing mà họ có thể cân nhắc tùy theo năng lực chuyên môn của họ hoặc tùy theo định hướng nghề nghiệp của họ. Và những yếu tố khác liên quan tới riêng của học viên ở thời điểm học viên học, ví dụ như nếu từ xưa thì chỉ có mỗi chương trình đào tạo kỹ thuật viên là người làm trực tiếp lên chiếc xe thì bây giờ trung tâm đã có cho học viên nhiều sự lựa chọn hơn, ví dụ như quản lý kỹ thuật. Là một vị trí công việc ở workshop em quản lý một đội nhóm để thực thi lên một chiếc xe đáp ứng được yêu cầu đầu ra của cái dịch vụ đó.

Nó còn có vị trí cố vấn dịch vụ, có nghĩa là những người tiếp nhận chiếc xe từ khách hàng để truyền đạt đến đội kỹ thuật chuyên môn. Làm chiếc xe đó theo đúng yêu cầu của khách hàng không sai sót. Và cam kết với khách hàng cái gì? Giao chiếc xe cho họ đúng cái cam kết đó. Nó còn có những vị trí khác trong workshop, ví dụ như quản lý workshop quản lý toàn bộ workshop điều hành công việc hàng ngày, không chỉ việc kỹ thuật, việc kinh doanh mà chi phí vận hành và nhân sự, gọi là một vị trí khác nữa.

Và còn một điểm nữa khác biệt so với các chương trình học khác đang có trên thị trường là vì bên Detailing Vietnam theo đuổi một tiêu chí là giúp rút ngắn thời gian. Có nghĩ là thay vì để đạt được cái quả đầu ra như học viên mong muốn, học viên có thể sẽ phải mất một thời gian nhất định để tự đi học hoặc học ở các trung tâm khác trên thị trường thì khi đến Detailing Vietnam sẽ đạt được cái đó nhưng với những thời gian ngắn hơn có nghĩa là khối lượng kiến thức nó cô đọng và nó ép học viên vào cái khuôn khổ thời gian ngắn hơn để học viên có thể tiết kiệm được thời gian từ đó tạo một một cái bàn đạp lợi thế vì nếu tất cả các bạn đều có đầu ra giống như nhau ra thì người ra trường sớm sẽ có cơ hội tìm kiếm việc làm sớm hơn và cơ hội phát triển nhanh hơn so với người ra trường trễ hơn. Đúng không?

Nhưng mà như vậy thì, nó sẽ đặt một số thách thức là không phải lúc nào em cũng có thể rút ngắn được khối lượng, vậy nên em thay đổi format dạy, thay đổi chương trình dạy và điều chỉnh. Vì vậy từ năm 2021 trở về sau là sẽ dạy kỹ thuật, em thấy như các em đang học là MODULE T1 chuyển sang hình thức học kèm để học viên có thể tiếp thu được khối lượng kiến thức và các kỹ năng nhanh nhất theo cái khả năng tiến bộ của từng học viên theo không dạy theo lớp trung số lượng lớn như trước. Bởi vì khi dạy theo lớp chung số lượng lớn đó sẽ không thể đảm tất cả học viên có đầu ra giống như nhau hoặc là tất cả các học viên được tiếp thu đầy đủ mà phải đi theo khả năng tiếp thu chung của lớp học. Đó là lý do phải thay đổi cái chương trình và cái format dạy.  

Ba tiêu chí: kiếm tiền, rút ngắn thời gian học (và lúc nào cũng phải rút ngắn đã nên phải so với với cái thị trường đang có ) và cái thứ 3 là tạo động lực cho học viên để có thể tìm thấy nhiều cái cơ hội trong ngành Detailing. Không những cái chuyên môn kỹ thuật mà còn làm những thứ khác thì lựa chọn để chọn phù hợp với bản thân mình mà còn nơi mình làm hay cái thị trường mình làm lúc đó. Có nhiều sự lựa chọn hơn thì học viên sẽ nhiều cơ hội để làm việc đó lâu dài hơn hoặc là có thu nhập tốt hơn theo cái năng lực, thế mạnh mình có chứ không chứ không phải chỉ đi theo một cái hướng chung mà thị trường đã tạo ra rồi.

Vậy thì bên Detailing Vietnam đào tạo một thời gian dài, có nhiều hiểu biết, có nhiều kinh nghiệm và có năng lực về việc đó nên chọn làm theo cách thức đó. Dĩ nhiên đã chọn theo cách thức đó cũng phải giảm thời gian cho một số chương trình khác. Hoặc là phải tối ưu lại chương trình trước khi đưa ra chương trình mới và nó cần khoảng thời gian. Đó là lí do vì sao một số chương trình phải ngưng lại.

HOÀNG:

Em có tìm hiểu về ngành Detailing thì thấy cái mô hình kinh doanh khác ngoài mở workshop qua mặt bằng, đó là làm Detailing với xe lưu động. Anh nghĩ sao về cái mô hình này, khả năng áp dụng nó ở Việt Nam?

Anh Randy:

Anh thấy cái này có thể gọi là Mobile Detailing, nghĩa là làm dịch vụ chăm sóc xe tại nhà của khách khi khách có yêu cầu.

Vậy nó khác với cách thức đang có trên thị trường hiện nay là làm workshop

Thật ra, Anh có viêt bài này vào 2017 trên website, nếu em có thời gian em có thể lên xe lại. Và dĩ nhiên nó hơi lỗi thời một chút vì Anh viết năm 2017 nếu so với bây giờ thì hơi lỗi thời một chú. Tuy nhiên, nó vẫn có một số thông tin đáng để em tham khảo, bởi vì thực tế hai cách thức này đều được thiết kế để phục vụ nhu cầu khách hàng nhất định, và không có cái nào đúng và không có nào sai hoàn toàn mà nó phải phù hợp với khách nào và không phù hợp với khách nào. Vậy xem xét lại khả năng cung cấp dịch vụ của cả hai mô hình có nhiều điểm khác biệt bởi vì làm chăm sóc xe tại nhà của khách theo kiểu mobile Detailing đó thì nó mang tính cơ động, lưu động là chính hơn là mức độ chuyên sâu.

Điều kiện làm một cái phòng hoặc cái trang thiết bị nó bị giới hạn và nó không nằm trong khả năng kiểm soát hoàn toàn của mình 100%. Còn làm tại workshop, là một cái xưởng dịch vụ, người ta thiết kế cái xưởng để phục vụ nhóm mục đích cụ thể. Vì vậy, người ta đầu tư, trang bị, chuẩn hóa để ra chất lượng như cam kết. Không có nghĩa là làm tại workshop chất lượng cao mà làm tại mobile chất lượng thấp mà là hai hướng đi hoàn toàn khác nhau.

Nhưng Anh có thể đặt lại câu hỏi cho em:

  • Khách hàng của em muốn sử dụng dịch vụ nào?
  • Em muốn chọn nhóm khách hàng nào để làm hay em muốn chọn tất cả cũng giống như hồi nãy là làm chuyên hay làm tạp hóa.

Mình không thể vừa làm chuyên vừa làm tạp hóa, không có cái nào như vậy cả. Em cũng có thể làm mobie vừa làm workshop nhưng không phải cái đầu ra như nhau. Vậy nó có gì ảnh hưởng đến uy tín của em không? Vậy lúc em làm nó như thế này, lúc làm thế kia nó như thế kia, vậy thì có gây cho khách hàng sự hiểu nhầm nào không? Và nếu họ hiểu nhầm, họ sẽ phản hồi chọn quyết định của em như thế nào hay chỉ có mình em biết làm cái đó nên họ không có sự lựa chọn mà chỉ có em.

Họ có thể chọn một vài nơi khác, hãy đặt bài toán tổng thể lên để biết mình đang ở đâu và khách hàng có quyền chọn lựa hay không?

TRỌNG ANH:

Nếu như hồi nãy Anh nói mặt bằng lớn sẽ làm được nhiều dịch vụ hơn chẳng hạn như tất cả mọi dịch vụ nhưng mà mình chuyên về Detailing, thì mình có nên đưa dịch vào ngành Detailing hay không?

Anh Randy:

Anh chưa hiểu câu hỏi này rõ ràng cho lắm, em giải thích lại đi?

TRỌNG ANH:

Khi một mình học Detailing, mình bước ra ngoài làm Detailing, như bây giờ ở ngoài thị trường thì ngành Detailing em thấy chẳng hạn như những dịch vụ khác vào làm chung với ngành Detailing thì cái mình nên đưa dịch vụ đó vào, thì nó có nhược điểm gì, không được lợi ích gì cho cái workshop của mình. Vì khi mình mở workshop, mình mở làm Detailing mà nó lại có những dịch vụ đó thì nó có gây ra những rủi ro gì khi mình mở workshop hay không?

Anh Randy:

Câu hỏi cũng khá thú vị! Thật ra, có thể trả lời cho em là em muốn làm gì thì em làm thôi vì nó workshop là của em. Tuy nhiên, làm ra kết quả gì, em có biết chưa?

Lấy ví dụ giống như việc em học bán bún bò vậy thì mình có về mở luôn bún riêu, bún mắm, cháo lòng, phở, hủ tiếu, hay là mình chỉ nên bán bún bò? Câu hỏi đó em phải tự trả lời. Em có thể học nhiều mà làm ít nhưng Anh không nghĩ ngược lại. Ngược lại là học ít nhưng làm nhiều nó là làm liều. Mà đã làm liều thì có khá nhiều rủi ro và khách hàng có sẵn sàng liều cùng em không, hoặc là quay lại ví dụ nấu bún bò, em nấu bún bò có thể ngon nhưng một lần người ta ăn bún riêu dở thì lần sau họ có sẵn sàng quay lại cửa hàng em không đã trước khi họ quyết định quay lại ăn bún bò ổn, và dĩ nhiên không phải bún riêu rồi. Nhưng nếu có mình em bán bún bò ở phường đó, coi bộ ổn. Nhưng đâu phải có mình em biết bán bún bò. 

Đến đây là buổi thảo luận đã hết, xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe-xin chào và hẹn gặp trong lần sau. 

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top