5 phút Detailing là chuỗi seri được tạo ra nhằm thúc đẩy cơ hội nghề nghiệp, giúp bạn có thể phát triển bản thân mình hơn, thông qua những kiến thức và câu chuyện được Olivia tích góp qua mỗi ngày để có thể một phần nào đó truyền cảm hứng cho các bạn đã, đang hoặc sắp làm nghề Detailing chuyên nghiệp.
Trong tập Podcast ngày hôm nay chúng ta sẽ trao đổi với nhau về chủ đề: “Góc nhìn trong công việc giữa người có kinh nghiệm và người mới vào nghề”.
Hãy cũng lắng nghe 5 phút Detailing để có thể học được ti tỉ điều hay ho cùng Olivia và lưu ngay nếu bạn thấy nó cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển của bạn thân bạn nha.
Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam
TÓM TẮT NỘI DUNG
(0:11) – Phần giới thiệu
() – Thực trạng về sự tranh cãi giữa người mới và người đã có kinh nghiệm trong công việc
() – 3 lý do phổ biến cho việc có nhiều ý kiến gây tranh luận khi bắt đầu làm việc
() – Ví dụ thực tế
() – Phần kết
Nội dung
OLIVIA:
Chào các bạn đã đến với Seri 5 phút Detailing cùng Olivia.
Nơi chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi hàng tá những kiến thức bổ ích, nhằm giúp cho các bạn có thể phát triển bản thân mình hơn nữa có thêm được nhiều những góc nhìn mới qua những câu chuyện mà mình góp nhặt và tích lũy được qua từng ngày.
Hôm nay thì chúng ta sẽ trao đổi với nhau về góc nhìn, ý của mình ở đây có nghĩa là góc nhìn của người làm và góc nhìn của người đi học, tại sao lại thường xuyên có nhiều ý kiến tranh luận khi bắt đầu làm việc.
OLIVIA:
Mình cũng tò mò không biết là các bạn mà đã đi làm lâu năm rồi, lúc mới ra trường hay là mới tốt nghiệp thì các bạn làm việc như thế nào nhỉ?
Có hay xảy ra trường hợp là tranh cãi với những người đã có kinh nghiệm hơn mình chưa?
Nhưng mà trường hợp về bất đồng quan điểm, suy nghĩ trái chiều là điều mình vẫn thường hay thấy ở hầu hết các chỗ làm, như là tại workshop detailing, xưởng dịch vụ chăm sóc xe ô tô, công ty hay gì gì đó cũng có, không vấn đề lớn thì cũng là vấn đề nhỏ.
Nhìn chung thì những bạn mới ra trường so với những bạn đã đi làm đều chưa thể làm việc ăn khớp với nhau thời gian đầu.
OLIVIA:
Theo mình thì vấn đề này đầu tiên là do góc nhìn của mỗi người khác nhau.
Vì những bạn mới vào nghề, tất cả những kiến thức và kinh nghiệm bạn có nó xuất phát từ lý thuyết, từ trong sách vở nhiều hơn.
Còn những bạn đã đi làm thì các bạn lại nhìn vào những vấn đề cụ thể trong thực tế nhiều hơn.
Mình nghĩ là góc nhìn nào cũng đúng, nhưng nếu mà dung hòa được thì nó sẽ thành điều tuyệt hảo. Những kiến thức trong sách vở theo lý thuyết nó không sai và ai cũng đều áp dụng nó để làm việc mà đúng không?
Nhưng điều này không có nghĩa là nó sẽ không có những vấn đề phát sinh thêm, chính vì vậy vấn đề và cách giải quyết trực tiếp, cụ thể, thực tế nó vẫn được nhiều người ưu ái hơn.
Cho nên là nội bộ giữa những người mới và người cũ dễ xảy ra tranh cãi vì không thể tìm được điểm chung để gắn kết với nhau.
3 lý do phổ biến cho việc có nhiều ý kiến gây tranh luận khi bắt đầu làm việc:
THỨ NHẤT:
Thứ nhất phải kể đến đó là sự thay đổi: khi bạn đang từ những học viên, những sinh viên chuyển sang vai trò của người đi làm, điều này khiến bạn có sự thay đổi lớn về mặt môi trường, trách nhiệm, các quy tắc, quy định tại nơi làm việc và tại xã hội.
Chưa kể là mỗi người sẽ có cách nhìn và đánh giá khác nhau về sự điều chỉnh này nên nó gây ra những ý kiến khác nhau.
thứ hai:
Thứ hai đó là sự khác biệt về kinh nghiệm: đối với những bạn đã đi làm có thể bạn ấy sẽ có kinh nghiệm và hiểu biết rộng hơn về công việc so với những người mới đi làm.
Thực tế nghề này cũng có thể sẽ dẫn đến các quan điểm và ý kiến khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề về công việc.
thứ ba:
Và điều cuối cùng mà mình muốn đề cập là sự đa dạng trong đội ngũ làm việc.
Sự đa dạng trong đội ngũ làm việc có nghĩa là sự khác biệt về giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm và quan điểm trong một nhóm hoặc một tổ chức.
Điều này tạo ra một môi trường làm việc phong phú và mang lại nhiều lợi ích như là sự sáng tạo, quan điểm đa chiều với đa góc nhìn khác nhau, khả năng giải quyết được nhiều vấn đề và tiếp cận vào thị trường vào tệp khách hàng khác nhau.
Tuy nhiên cũng chính sự đa dạng này có thể tạo ra sự khác biệt trong cách tiếp cận và thực hiện công việc và tranh cãi là điều không thể tránh khỏi.
VÍ DỤ THỰC TẾ:
Ví dụ trong một xưởng dịch vụ, A là một kỹ thuật viên mới ra trường với niềm đam mê và kiến thức sâu về kỹ thuật Detailing.
A luôn nỗ lực để đạt được kết quả hoàn hảo và được công nhận tài năng của mình.
Trong khi đó, B là một kỹ thuật viên đã đi làm lâu năm, đã có kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực này.
Cho nên B rất tự tin vào khả năng của mình và thường xuyên được giao cho những tình huống xe phức tạp.
Mâu thuẫn xảy ra khi A cảm thấy bản thân bị coi thường bởi B, vì A nghĩ là B không công nhận đúng giá trị của anh ta và luôn cho bản thân mình là “thợ cứng”.
Trong khi đó, đứng trên phương diện của B thì B cảm thấy A thiếu kinh nghiệm và tự tin quá mức. B cho rằng A cần học hỏi nhiều hơn và nên chấp nhận sự chỉ dẫn từ người có kinh nghiệm hơn.
Nếu như trường hợp mâu thuẫn như 2 bạn này, cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là 2 bạn có thể trao đổi trực tiếp với nhau để có thể tốt cho cả 2 bên, vừa giữ hòa khí mà còn vừa đào tạo thêm một người có lợi ích cho tập thể.
Vậy thì xưởng dịch vụ đó không phải là ngày càng phát triển hơn sao?
KẾT:
Hy vọng qua tập Podcast ngày hôm nay các bạn sẽ có thể nhìn vấn đề với nhiều góc nhìn hơn để có thể nâng cao tối đa hiệu suất làm việc và hạn chế sự tranh cãi tại nơi làm việc.
Chúc cho tất cả các bạn sẽ thật thành công khi chọn đến với ngành Detailing chuyên nghiệp.
Và các bạn cũng đừng quên để lại đánh giá 5 sao bên dưới và hãy chia sẻ những câu chuyện thú vị của các bạn với mình nha.
Nhấn theo dõi những số Episode khác về Detailing trên Google Podcasts, Spotify, Youtube bằng cách gõ “Detailing VietNam”.
Hẹn gặp lại mọi người trong những số Podcast lần sau.
Fanpage Detailing Vietnam
Detailing Vietnam
Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy
Detailing Vietnam
Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing
Detailing Vietnam
Cộng đồng học detailing online
Detailing Vietnam