Lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp là một vấn đề đau đầu của rất nhiều các bạn sinh viên, học sinh mới ra trường hoặc sau khi tốt nghiệp. Vậy các bạn chọn công việc mình thích nhưng lương thấp hay chọn công việc mình không thích nhưng lương cao?
Trong EPS 101 tuần này, anh Randy sẽ chia sẻ cho các bạn thêm một góc nhìn khác về cách các bạn sinh viên lựa chọn công việc khi mới ra trường.
Hãy lắng nghe các EPS của series Ask Randy để có thể học được những kiến thức bổ ích và những câu chuyện trong ngành Detailing từ anh Randy nhé! Nhanh chóng bỏ túi ngay những kinh nghiệm bổ ích nào.
Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam.
TÓM TẮT NỘI DUNG
(0:06) – Phần giới thiệu
(0:21) – Chọn gì nếu chỉ có hai sự lựa chọn “việc mình thích nhưng lương thấp hay việc mình không thích nhưng lương cao?”
(13:30) – Nguyên nhân gì có thể khiến cho nghề chọn người chứ người không chọn được nghề?
(19:40) – Thay đổi công việc có phải là cơ hội không?
(25:56) – Phần kết
Nội dung
Olivia:
Xin chào tất cả mọi người đã đến với kênh Podcast của Detailing VietNam, mình là Olivia và anh Randy – giám đốc giáo dục tại tổ chức giáo dục Detailing VietNam.
Dạ em chào anh.
Anh Randy:
Chào Olivia, chào các bạn.
Olivia:
Trước khi vào chủ đề ngày hôm nay thì cho em hỏi anh một câu, mà em cũng nhận thấy rằng rất nhiều bạn khi mà mấy bạn mới ra trường đều phân vân rằng mình nên chọn: “Công việc mình thích nhưng lương thấp hay chọn công việc mình không thích nhưng lương cao?”.
Vậy thì nếu như là anh, nếu chỉ có 2 sự lựa chọn đó thì ở giai đoạn anh vừa mới tốt nghiệp thì anh sẽ chọn công việc nào ạ và tại sao anh lại chọn như vậy?
Anh Randy:
Chia sẻ với các bạn là trước khi mà anh tự làm cho anh thì anh đi làm thuê cho người ta và anh nhận thấy có điểm rất là thú vị và rất may mắn khi mình đi làm thuê cho người khác.
Đó là ai cũng cần phải phát triển cái chuyên môn và cái năng lực của mình, dù em có học giỏi đến đâu tất cả những điểm đó đều là lý thuyết và đều là những thông tin cũ, có sẵn.
Nhưng mà cái mà trong cuộc sống và công việc nó rất là muôn hình vạn trạng, nó rất là đa dạng và nó đòi hỏi nhiều lý thuyết về thực tế mà mọi người thường gọi là kinh nghiệm.
Hoặc nó đòi hỏi việc mình phải làm việc với những con người khác nhau, trong những tổ chức khách hàng khác nhau, những tổ chức khách hàng thì những cái đó trong trường không dạy được.
Có một cái may mắn trong quá trình mình đi làm là anh nhận ra mình được học những thứ đó, những thứ đó hoàn toàn trong trường không dạy được.
Mình được học những thứ đó cho mình, biết những kỹ năng sống, kỹ năng về công việc cho bản thân mình mà lúc nào cũng được người ta trả lương.
Chỉ khác là mình làm cái điều đó giỏi đến cỡ nào. Vậy khi mình làm càng giỏi, mình làm càng tốt thì cái chất lượng công việc mình nó tăng cao. Và chất lượng công việc mình tăng cao thì lương mình tăng, thu nhập mình tăng.
Vậy thì khi mà bạn đặt câu hỏi như thế này thì anh nghĩ là bạn này ở giai đoạn chập chững bước vào nghề thay vì đi làm thực tế.
Olivia có thể chia sẻ một ít góc nhìn của Olivia về câu hỏi của bạn này được không?
Olivia:
Với em thì tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức độ mong muốn vào mức thu nhập mà mình sẽ chọn lựa, nếu chỉ có 2 sự lựa chọn đó.
Để mà nói là thu nhập không quan trọng thì nó sai, vì em nghĩ là độ tuổi tốt nghiệp, ra trường rồi nó là độ tuổi mà chúng ta phải tự lập và không còn phụ thuộc quá nhiều vào gia đình cho nên một công việc lương cao có lẽ nó sẽ hợp lý cho những bạn có cùng suy nghĩ giống em.
Thời điểm hiện tại mình không thích vì mình nghĩ là mình không phù hợp với nó, nhưng trong tương lai thì chưa biết được là mình sẽ đi bao xa với nó mà.
Cho nên em nghĩ là công việc mình thích thì mình vẫn sẽ thích nhưng nếu bỏ qua cơ hội làm công việc để mà nói là nó nuôi sống mình được thì nó sẽ rất là nuối tiếc.
Anh Randy:
Anh nghĩ là chính bản thân anh cũng từng như vậy, cho nên việc mà bản thân mình mong muốn mình được đi làm, được lương cao là hoàn toàn chính đáng và nó hoàn toàn cần thiết vì đó là mục tiêu khi chúng ta đi làm.
Tuy nhiên, anh thấy có một vài điểm như thế này, anh nghĩ mấy em cũng có thể cân nhắc. Đó là thời điểm nào thì cái mức lương nó sẽ tăng.
Có nghĩa là có người mới vừa đi làm hoặc có người đi làm thời gian ngắn là lương họ tăng, thu nhập họ tăng. Là bởi vì độ chính xác của những việc họ làm tại cái môi trường đó so với mức độ kỳ vọng của cái người giao việc, của khách hàng.
Lấy ví dụ 2 bạn cùng học nghề Detailing tại một trung tâm đào tạo, một khóa học đi. Thì học xong một khóa học theo Olivia cái trình độ và tốt nghiệp của hai bạn nó có giống nhau không?
Olivia:
Dạ không. Em nghĩ là tùy thuộc vào mỗi người, người ta sẽ có sự nổi trội hơn trong việc tiếp thu kiến thức.
Anh Randy:
Đúng! Có nghĩa là có người tiếp thu được tốt và có người chưa đủ tốt, thành ra cái năng lực của các bạn đâu có giống nhau.
Năng lực khác nhau thì người ta trả lương cũng khác nhau mà, đúng không?
Có nghĩa là hai bạn học kỹ thuật viên Detailing, chăm sóc xe, thì khi tốt nghiệp năng lực của hai bạn đâu có giống như nhau.
Một là phải nhờ một bên đánh giá năng lực chuyên môn, ví dụ các bạn có thể đến một bên thứ ba để có thể đánh giá năng lực hoặc là thông qua Detailing VietNam để đánh giá năng lực.
Để xem là bạn học như vậy nhưng mà cái năng lực của bạn được bao nhiêu. Ví dụ được bao nhiêu điểm trên thang 10, bạn kia kỹ năng này được bao nhiêu điểm trên thang 10.
Dựa vào năng lực đó mà chủ Workshop hay là trung tâm chăm sóc xe họ sẽ trả lương cho bạn. Bởi vì họ án chừng cái năng lực đó nó sẽ tạo ra kết quả gì trên chiếc xe, đúng không?
Với năng lực đó tạo ra kết quả gì trên chiếc xe, sẽ đáp ứng được bao nhiêu phần trăm , hoặc là bao nhiêu nhu cầu của khách hàng, nó sẽ sinh về bao nhiêu tiền.
Từ đó họ suy luận, họ sẽ trả lương cho bạn đó là bao nhiêu. Vậy ví dụ mức độ phù hợp của bạn A, đối với trung tâm chăm sóc xe ít là 70%.
Vậy với 70% khi vào thử việc mà đạt được 70% như vậy thì nó sinh ra giá trị trên gói dịch vụ cho khách hàng là ví dụ như 10 đồng.
Thì như vậy đâu phải chủ Worrkshop nhận được 10 đồng là sẽ trả bạn 10 đồng đâu, vì đâu phải mình bạn làm ra kết quả đó đâu, có nhiều người như vậy, người ta sẽ chia cái miếng bánh đó lại.
Ví dụ bạn được 1 đồng, ông kia được 0,5 đồng, ông nọ được 1 đồng rưỡi. Còn tiền vật tư, hóa chất, tiền mặt bằng,… Còn tiền lợi nhuận của chủ Workshop đó nữa thì nó mới ra 10 đồng thu về. Chứ bạn đâu có nhận hết 10 đồng, bạn mà nhận hết 10 đồng thì anh em còn lại đói hết sao.
Mặc dù có thể bạn đầu tư cho việc học của bạn ban đầu là 20 đồng đi nữa, thì bạn cũng không thể thu lại trong tháng đầu tiên là 20 đồng được.
Bạn có bỏ tiền tỷ ra để đi học một cái nghề, ví dụ như nghề sửa chữa ô tô, nghề gì đó mấy năm trời. Thì số tiền đó bạn không thể thu về tháng đầu tiên khi bạn mới đi ra làm được, đúng không?
Nên bạn thấy có sự bấp bênh giữa số tiền bạn bỏ ra đi học và bạn nhận lại, đúng không? Bạn ohari từ từ chứ, bạn phải đi làm mấy chục năm rồi bạn mới thu về được con số đó.
Con số bạn thu vượt quá con số bạn đầu tư thì khi đó bạn lời mà, chỉ khác nhau ở tốc độ bao lâu bạn thu được số tiền đầu tư đó.
Tuy nhiên số tiền đầu tiên khi bạn đi làm cao hay thấp nó là một cái để bạ cân nhắc, nhưng mà bạn A khi vào làm cũng ở chỗ đó, bạn được nhận 3 đồng, bạn B cái sự phù hợp tốt hơn có thể họ nhận 4 đồng hoặc kém phù hợp hơn người ta có thể nhận 1 đồng, hoặc nếu không phù hợp thì người ta không nhận luôn, đúng không?
Chứ cái trung tâm chăm sóc xe, cái Workshop đâu có nghĩa vụ là phải nhận tất cả những người làm Kỹ thuật viên đâu. Họ phải chọn những người phù hợp với khách hàng của họ.
Nên bạn có giỏi những kỹ năng đó nhưng mà ở đây khách hàng người ta không cần. Khách hàng tại khu vực đó hay tại quận đó người ta không cần, thì chủ Workshop người ta đâu có nhận bạn vào làm gì. Hợp lý không?
Vậy nên đầu tiên là sự phù hợp đã, mới đi ra làm anh cho rằng cái góc nhìn mà bạn nên quan tâm đó là sự phù hợp. Mà sự phù hợp ở đây là cái mình có và cái người ta cần, cái mình đang thiếu và môi trường đó thừa để bổ sung cho mình.
Khi bạn đắp vào thì nó sẽ tăng cái vốn của mình lên, tăng sự hiểu biết của mình lên, tăng chuyên môn của mình lên, nâng cao tay nghề của mình lên.
Lúc đó cái vốn bạn tăng cao người ta sẽ tự trả tiền cho bạn cao lên, hoặc hiệu suất của bạn cao lên. Người khác thấy bạn có năng lực đó, họ nghĩ bạn có thể về làm chỗ của họ, phù hợp hơn.
Họ bảo: “Olivia ơi, em qua bên này làm với anh thì sẽ tốt hơn làm với chỗ cũ”, thì lúc đó em mới có sự chọn lựa. Còn bây giờ em bán cái vốn của em mà mới có một chỗ mua thì em nên ngồi yên chỗ đó đi.
Khi nào có nhiều người muốn có em thì lúc đó em mới bắt đầu có giá trị rồi đó, thì lúc đó em hãy cân nhắc. Còn bây giờ nếu em bán mà vẫn không có người mua luôn, thì xem lại là mình đang thiếu cái gì để mình bổ túc tiếp.
Mình đừng đi trách bản thân mình, đừng trách ba mẹ, đừng trách thị trường, đừng trách doanh nghiệp. Vì cái mà em có so với thực tế khi mà em học hoặc khi em ra chuẩn bị đi làm là nó có một độ vênh, đúng không?
Vênh giữa cái em học và cái thực tế lúc nào cũng như vậy chỉ khác nhau là ở cái trường học, cái trung tâm đào tạo nó thu hẹp cái độ vênh ra bao nhiêu thôi.
Nên một số nơi giống như Detailing VietNam, anh rất hiểu điều này nên bên anh có xu hướng dạy ra những cái chương trình mới nhất , điều chỉnh liên tục.
Nếu bạn nào mà theo dõi các cái khóa học đào tạo, lớp học Detailing chuyên nghiệp, các khóa tư vấn ngắn hạn hay dài hạn bên anh đều cập nhật liên tục.
- Đổi mới bên trong chương trình đào tạo, liên tục đưa ra những chương trình mới để nhằm phù hợp với cái thị hiếu và cái nhu cầu thực tế của thị trường là 1.
- Cái thứ 2 có thể giải quyết các vấn đề phát sinh trong tương lai.
Nên là nhiều bạn khi học xong cũng gặp cái vấn đề là cái đó mới quá cũng khó xin việc. Đúng đây cũng là một điểm hạn chế của Detailing đó.
Nhưng anh cho rằng mỗi bên đều có sự chọn lựa và ở Detailing VietNam xưa nay đều như vậy, nếu quay lại lịch sử thì ví dụ từ trước 2015 không có bên nào đào tạo nghề chăm sóc xe cả.
Nên khi anh đem cái chương trình hoặc cái hiểu biết của anh về Việt Nam, thì thị trường lúc đó phán mấy câu như thế này: “Cái nghề này có gì mà phải học”, “Không có ai bỏ tiền ra để đi học cái nghề vớ vẩn như thế này cả”.
Anh nhận rất nhiều lời chỉ trích nhưng mà các em biết không, khách hàng nhu cầu của người ta tăng liên tục. Không phải ở thời điểm đó không đi học là không làm được, không đi học vẫn làm được, tuy nhiên nó chỉ đáp ứng tức khắc, tức thời cái nhu cầu của khách hàng ở thời điểm đó thôi.
Nhưng mà khi cái nhu cầu của khách hàng đột biến bùng nổ, bùng nổ rất dữ dội. Nên là mọi người mới phải học, không có đi làm mới phải học thực tế bị hụt hơi liền.
Chỉ làm được vài 3 tháng thực tế 5 tháng, 6 tháng, 1 năm rồi bỏ nghề hết. Quay lại thì còn rất là ít bạn, thời đó còn rất ít bởi họ không cập nhật được với tốc độ thay đổi của thị trường.
Nên là những cái chương trình đào tạo ra để làm gì, để giúp cho các bạn, người đi làm, các bạn làm kỹ thuật viên, các bạn quản lý kỹ thuật, bạn quản lý dịch vụ liên tục cập nhật để làm mới mình, để cho cái hiểu biết của mình tăng lên, để cái vốn của mình nó tăng lên.
Và đáp ứng được nhu cầu làm việc thì thị trường mới trả tiền cho mình. Thành ra cái anh đang muốn nói đó là sự quan tâm của các bạn.
Ở thời điểm các bạn mới đi ra trường, giống như ở thời điểm hiện tại Olivia hỏi anh á. Là nên tập trung vào, bổ túc cho mình được những gì, thay vì nghĩ là mình kiếm được bao nhiêu tiền, vì chưa đến lúc đó.
Olivia:
Em vẫn nghe mọi người thường hay nói là: “Nghề chọn người chứ người không chọn được nghề”.
Giống như việc mà có nhiều người lựa chọn được một công việc theo sở thích nhưng vẫn chẳng thành công trong khi số khác lựa chọn việc làm “trái ngành” hoặc không có chuyên môn nhưng vẫn đảm nhận tốt vị trí đó.
Tâm lý của những bạn trẻ hiện nay, hầu hết mọi người đều có suy nghĩ rằng: “mình sao mà chọn được nghề, cứ làm vậy, nếu hợp thì là nghề đang chọn mình”.
Không biết là anh Randy nghĩ gì về điều này và theo anh thì những nguyên nhân nào khiến nghề chọn người chứ người không chọn được nghề?
Anh Randy:
Các bạn mới đi làm cũng hay băn khoăn cái này, chứ còn Olivia có thấy là bạn nào mà đi làm 5 7 năm rồi còn đặt mấy câu hỏi như này không?
Olivia:
Dạ không, tại vì làm 5 7 năm thì em nghĩ là các bạn đã lựa chọn sự gắn bó rồi và các bạn nghĩ là cái nghề đó nó hợp với mình quá rồi cho nên là không nhất thiết là mình phải chọn nghề khác nữa.
Anh Randy:
Đúng rồi!
Anh nghĩ là anh có thể chia sẻ góc nhìn này cho các bạn là bạn đừng có nghĩ là phù hợp hay không phù hợp mà là phù hợp bao nhiêu thôi.
Ví dụ như đừng có nghĩ là công việc đó nó hợp với tôi hay là không phù hợp mà hãy nghĩ nó phù hợp bao nhiêu phần trăm. Ví dụ phù hợp hoàn toàn, phù hợp một phần hay không phù hợp.
Chứ đừng có vội vã chỉ vào, mình chưa làm mình đã biệt được những việc liên quan tới nó đâu để mà mình biết là mình phù hợp với nó.
Ví dụ bạn vào bạn làm một chiếc xe, bạn vào bạn rửa một chiếc xe thì cái chiếc xe đầu tiên đưa cho bạn mà nó sạch sẽ, bạn rửa xong, bạn thấy nhàn quá, bạn bảo là: “Oke, rất là dễ thành ra là nó phù hợp với tôi”.
Còn nếu như anh đưa vào một chiếc xe sình lầy tùm lum, đất cát tùm lum. Rửa xong chiếc xe bạn nói là: “Chết rồi nó không hợp với mình”.
Bạn nhận định rất là chủ quan, bạn chỉ lấy những việc nhỏ để bạn suy xét cho cả tương lai của bạn. Như thế thì rất là cảm tính và nếu bạn giữ cho mình cách để nhìn nhận vấn đề như thế thì anh nghĩ là mình sẽ gặp rất là nhiều trở ngại.
Bởi vì trong quá trình mình làm việc anh nghĩ là từ ngày đầu tiên mà bạn đi làm cho tới ngày mà bạn nghĩ hưu á, thì nó sẽ luôn có những việc thuận lợi và những việc trở ngại, khó khăn, chứ không bao giờ mà chỉ có việc thuận lợi.
Bạn đi làm một năm có những cái đầu việc nó là dễ dàng với bạn, nhưng cũng có những đầu việc rất là khó khăn. Bạn đi làm 3 năm, 5 năm, 10 năm nó cũng có những việc ở thời điểm đó làm dễ mà cũng có những việc làm khó.
Cái việc mà có thể khó ở năm đầu tiên bạn mới ra làm thì có thể sang năm thứ 2 bạn nhắm mắt bạn cũng có thể làm được. Thành ra lúc đó khó hay dễ, phù hợp hay không phù hợp nó tùy thuộc vào thời điểm mà mình nhìn nhận đánh giá.
Bạn cầm cái máy đánh bóng thì ngày đầu tiên bạn thấy nó nặng quá, nó đau tay quá thì bạn nghĩ nó không phù hợp. Nhưng bạn đánh được 5 7 chiếc xe thì bạn thấy là: “Có gì đâu, còn gì nữa đâu em biết hết trơn rồi”.
Anh thấy có nhiều bạn hay nói: “Còn gì đâu em biết hết rồi”. “Có gì mới đâu mà chỉ cho em, mấy cái này em rành rồi”.
Vậy thì nó khác nhau ở cái việc bao lâu bạn làm cái đó, hoặc là thời điểm bây giờ bạn học cái kỹ năng là dán PPF nhưng mà 2 năm trời bạn không thực hành thì 2 năm sau bạn quay lại thì nó cũng trầy trật.
Chứ đâu phải là bạn từng làm tốt thì về sau bạn cũng làm tốt đâu, đúng không? Bạn phải làm thường xuyên và cái gì càng làm thường xuyên thì bạn sẽ càng giỏi lên, đảm bảo luôn.
Và khi mà bạn giỏi lên thì nó sẽ cho bạn một thứ gọi là chuyên môn, nếu bạn giỏi chuyên môn thì bạn giỏi nghề, bạn giỏi nghề thì bạn lại có tiền, lúc đó thì thu nhập tăng lên.
Và nó quay lại câu hỏi thứ nhất, vậy tới lúc nào mới có tiền, tới lúc nào mới nhiều tiền. Thì tới lúc mà bạn làm được thì nó nhiều tiền chứ có gì đâu.
Bạn làm đúng, bạn làm được nhiều việc đúng, đúng ý khách, đúng ý chủ đầu tư Workshop, đúng ý người quản lý kỹ thuật, quản lý Workshop thì lương bạn tự nhiên nó tăng.
Nên là bạn thấy mấy bạn mà đi làm nghề tầm 5 năm thôi, có đứa nào mà than là phù hợp hay không phù hợp gì đâu, mà tháng nào nó cũng lãnh đều chẳng có than gì cả.
Bởi vì nó chỉ biết cứ tới giờ đó, vào làm, làm cho nhanh, cho xong, cho đúng ý là lượm tiền, thu tiền vậy thôi, đúng không? Nó có quan tâm là việc đó khó hay không khó đâu.
Chưa biết thì làm, còn làm rồi thì làm cho nhanh vào để hiệu suất nó tăng cao, cuối tháng lãnh lương. Nhiều xe thì lương cao, ít xe thì lương thấp nhưng cố gắng làm cho xong.
Ít xe lương thấp thì ngồi chơi, vậy cố gắng suy nghĩ làm sao để có nhiều xe lên, làm thêm dịch vụ gì, tôi muốn phát triển cái gì hay không. Cái vấn đề của từng thời đại nó khác nhau.
Olivia:
Một câu nữa mà em muốn hỏi anh đó là khi chúng ta được nghề chọn tức là chúng ta phải thay đổi nghề nghiệp, cho nên em muốn hỏi anh rằng đối với những bạn mới tốt nghiệp và đã đi làm việc ở một vài nơi thì thay đổi công việc có phải là cơ hội không?
Anh Randy:
Anh cho rằng việc thay đổi lúc nào cũng sẽ có vừa cơ hội, vừa rủi ro. Bởi vì khi mình chuyển hóa từ một cái cũ sang một thể mới, hình thức mới của chính bản thân mình. Đó là mình tự làm mới mình rồi, thì nó cũng có cho mình cả hai mặt
Ví dụ mình là con cua mình lột cái vỏ, thì mình lột cái đó nó sẽ khiến cho mình lớn lên dần đúng không, mình lớn lên thì mình có thể sẽ không sợ những con nhỏ hơn mình.
Nhưng cái lúc mình chuyển đổi cũng là cái rủi ro đó là mình mềm, mình yếu, thì mình có thể trở thành một con mồi cho một con cá chẳng hạn hoặc là một con bạch tuột. Khá giống như vậy.
Hoặc là mình tự bị thương ngay lúc ấy mình chết, cũng có thể luôn, nhưng mà cuộc sống mà, thị trường nó cũng liên tục vận động, em đâu thể chỉ giữ cách thức làm đó mãi mãi được
Giả sửa trước khi Internet phổ biến trước 2010 đi thì người ta sẽ đặt hẹn làm xe như thế nào? Mấy bạn có biết được không, mấy bạn có thể sinh ra hơi trễ trễ nên mấy bạn không biết đúng không?
Olivia nghĩ là nếu mà trước 2010 khách mà cần đặt hẹn làm dịch vụ thì theo em là có thể làm những cách gì ? Muốn làm dịch vụ chăm sóc xe thì phải đặt hẹn như thế nào?
Olivia:
Em nghĩ là đi ra trực tiếp tại quầy rồi đặt luôn ạ.
Anh Randy:
Đúng rồi! Không có đặt hẹn gì hết trơn á, chạy tới nơi hỏi “Làm được thì vào làm”.
Vậy thì trước đó nữa thì có thể là không có xe luôn. Lấy ví dụ năm thập niên 90 đi, có thể là không có mấy người có xe nữa. Với cái thời điểm mà giả sử năm 1990 bên Mỹ, bên châu Âu đó đã làm Detailing chưa? Nó làm mấy chục năm rồi.
Tại vì họ có xe. Ngay vùng Đông Nam Á, mấy bạn Mã Lai, Thái Lan họ có xe ô tô, họ làm lâu rồi. Lúc đó bên Việt Nam thì chưa có xe.
Vậy em mà là một người giỏi Detailing, lúc đó em ở bên Mỹ đi, em rỗi nghề em về Việt Nam, em có tồn tại được với nghề không? Không, có xe đâu mà làm. Em mà có giỏ xuất sắc thì cũng “chết” tại vì không có xe để làm.
Tới năm 2010, 2015, 2020, 2030, nó sẽ khác. Vậy thì khác cai gì, vì thị trường nó thay đổi nên mình phải thích nghi, còn cái bạn giỏi mà thị trường không cần thì cũng vứt à.
Ví dụ cả thế giới đang chuyển dần sang xe chạy động cơ bằng pin. Còn bạn học trong trường là xe động cơ đốt trong chạy bằng xăng, bằng dầu.
Đến năm 2025 là nó cấm, nó không sản xuất cái đó nữa thì bạn có là một chuyên gia đầu ngành về xe động cơ đốt trong bạn cũng thất nghiệp. Tại vì có xe đó nữa đâu mà làm, đúng không?
Vậy thì quay lại cái nghề, mình phải liên tục cập nhật để mình thích nghi. Và anh cũng cho rằng có cái bạn học bạn cũng có thể làm tốt hoặc làm xuất sắc nhất, hay đang dẫn đầu, hay đang kiếm được tiền.
Nhưng nếu trong tương lai nó không cần dùng nữa thì bạn phải cân nhắc để mà thay đổi. Còn bạn không thay đổi, thì bạn không tồn tại được chứ đừng có nói là bạn chọn nghề hay không chọn nghề, bạn đâu có quyền chọn cái đó đâu.
Nhưng mà mấy bạn ơi, làm chăm sóc xe vẫn còn sống được ít nhất tơi năm 2030 lý do vì sao? Là vì khi mà làm chăm sóc xe, nó phụ thuộc vào số lượng xe trong thị trường, đúng không? Xe ô tô trên thị trường.
Khi chuyển từ động cơ đốt trong bằng pin đồ đó, thì số lượng e trên thị trường nó tăng nhiều lắm. Bởi vì cái chi phí để có được chiếc xe nó giảm nhiều người sẽ có thêm xe và nhiều người sẽ có thêm cơ hội tiếp cận với xe.
Khi mà thu nhập bình quân của đất nước đi lên, đầu người tăng lên thì người ta cũng dễ dàng sở hữu được xe. Như vậy số lượng xe nó vẫn còn và nó vẫn tăng lên.
Vì xe động cơ đốt trong hay không động cơ đốt trong thì mình vẫn có xe để làm chăm sóc, lúc đó thì bạn vẫn có việc. Còn sau 2030 thì anh không biết.
Tuy nhiên, từ đây đến năm 2030 vẫn rất là nhiều năm. Vậy thì bạn cần mọt thời gian để bạn học nghề, bạn giỏi nghề. Bạn học nghề và bạn giỏi nghề thì bạn có thể kiếm tiền tới lúc đó.
Tới lúc đó dù nó có điều chỉnh như thế nào nữa thì anh nghĩ nó vẫn còn xe ô tô và còn xe ô tô thì làm chăm sóc xe nó vẫn có. Cách thức làm ra sao thì ở mỗi thời điểm nó khác nhau.
Olivia:
Cảm ơn anh Randy rất nhiều với những chia sẻ vừa rồi.
Qua tập Podcast ngày hôm nay mình muốn các bạn nhận ra rằng bạn không nên đang làm nghề này mà thấy nghề khác lương cao thì lại nhảy việc mà không cần biết là mình có làm được hay không.
Thái độ quyết định thành công nếu không chuyên nghiệp thì sẽ chẳng có nghề nào “chọn” bạn cả. Chúc cho các bạn sẽ thành công khi chọn nghề nghiệp cho bản thân nha.
Đừng quên để lại đánh giá 5 sao bên dưới và các bạn cũng đừng ngần ngại gửi những câu hỏi về cho chúng tôi qua Fanpage Randy Nguyen, hoặc bình luận trực tiếp dưới Episode này nha.
Hẹn gặp lại các bạn trong những số Episode lần sau.
ANH RANDY:
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.
Fanpage Detailing Vietnam
Detailing Vietnam
Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy
Detailing Vietnam
Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing
Detailing Vietnam
Cộng đồng học detailing online
Detailing Vietnam