0

EPS 102: Phát triển bản thân | Vì sao không nên đặt mục tiêu là thành công?

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 102: Phát triển bản thân | Vì sao không nên đặt mục tiêu là thành công?
Loading
/

Đây là một chuỗi các Seri khác nhau, liên quan tới nhiều chủ đề mà ở trong đó anh Randy sẽ chia sẻ cho các bạn các nội dung, kiến thức, những cập nhật mới và những thông tin bổ ích hoặc các câu chuyện mà bạn có thể nghe chỉ trong một thời gian ngắn.

Trong EPS 100 về chủ đề Peformance Coaching này, anh Randy đã chia sẻ lý do tại sao khi làm nghề Detailing chúng ta không nên đặt mục tiêu là thành công. 

Hãy lắng nghe EPS 100 để có thể giúp các bạn thay đổi hiệu suất của các bạn, thay đổi cách thức làm việc của các bạn, cũng như giúp bạn có thêm những góc nhìn mới, những nhìn nhận đa chiều hơn trong ngành Detailing.

Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam

TÓM TẮT NỘI DUNG

(0:14) – Phần giới thiệu

(1:50) – Vì sao mà bạn không nên đặt mục tiêu là thành công khi làm Detailing?

(22:07) – Phần kết

Nội dung

Anh Randy:

Chào mừng các bạn lại đến với Episode 102 của Randy Nguyen trên kênh Podcast Detailing VietNam.

Randy rất là vui được đồng hành cùng các bạn trong chuỗi hành trình cùng nhau phát triển, xây dựng bản thân của chúng ta để bản thân chúng ta được tốt hơn, thay đổi tích cực hơn và có nhiều công việc được thuận lợi hơn.

Đồng thời đem về niềm vui và hạnh phúc khi làm nghề Detailing và như thường lệ ở cuối tuần Randy sẽ cùng đồng hành cùng các bạn vào một chủ đề mà các bạn quan tâm để phát triển bản thân mình. 

Ở tuần này Randy sẽ cùng các bạn đến với danh mục ở chủ đề: Phát triển bản thân, một câu hỏi và một thắc mắc mà Randy thấy nhiều bạn đang trong quá trình phát triển và muốn thay đổi bản thân mình, thường hay gặp phải. Đó là, việc mà các bạn đặt mục tiêu. 

Ở tuần này thì Randy đặt ra một câu hỏi và Randy sẽ cùng các bạn đi giải đáo cái nội dung này. Đó là câu hỏi: “Vì sao mà bạn không nên đặt mục tiêu là thành công khi làm Detailing?

Anh Randy:

Đầu tiên là bạn có thấy cái gì đó nó hơi lấn cấn không? Là cái câu hỏi mà: “Vì sao mà mình lại không nên đặt mục tiêu là thành công?” 

Khi là tất cả mọi người và cả xã hội này đều lấy cái sự thành công là cái mục tiêu định hướng của mình và khao khát để đạt được cái sự thành công đó. 

Trong khi Randy lại nói với các bạn rằng: “Chúng ta không nên đặt mục tiêu là thành công trong ngành Detailing này.”  

Vậy thì bạn và Randy hãy cùng nhau đi phân tích, tìm hiểu lý do vì sao mà Randy nhận định, Randy đưa ra cái nhận định là không nên đặt mục tiêu là thành công khi làm nghề Detailing nha. 

Vì sao không nên đặt mục tiêu là thành công trong ngành Detailing?

LÝ DO THỨ NHẤT:

Đầu tiên bạn sẽ thấy là trong quá trình mà mình phát triển bản thân mình á, mình muốn thay đổi từ trạng thái mà chúng ta chưa hài lòng hoặc chúng ta làm công việc chưa đủ tốt lên một cái trạng thái là làm việc tốt hơn hoặc là hài lòng với công việc hằng ngày của chúng ta thì chúng ta gặp khá là nhiều những trở ngại.

Chúng ta cũng như là những người khác gặp rất là nhiều những cái vướng mắc, hoặc những thứ ngoài tầm kiểm soát, nó ảnh hưởng đến cái kết quả cuối cùng của công việc và nó ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta khi làm nghề Detailing luôn.

Trong số đó cảm xúc chán nản hoặc là cảm xúc thất vọng, buồn bực khi chúng ta không hoàn thành được công việc như chúng ta mong muốn.

Hay nói cách khác là khi chúng ta không có thành công như chúng ta kỳ vọng, chúng ta mong đợi, cái cảm giác mà không có ai thích hết, đúng không các bạn? Randy cũng không thích cái cảm giác này và Randy nghĩ là các bạn cũng sẽ không thích.

Vì vậy chúng ta không có muốn công việc nó không suôn sẻ, chúng ta luôn muốn chúng ta thành công, làm được là được, muốn là được, là một chuyện hết sức dễ hiểu. Bởi vì đâu có ai mà muốn mình làm việc mà nó bị trầy trật hoặc là nó không suôn sẻ đâu. 

Randy sẽ phân tích cho các bạn thấy, khi mà mình đặt mục tiêu hoặc mình đặt kỳ vọng là lúc nào nó có một số điểm bất cập.

Đối lập với sự thành công, đó là sự thất bại, đối lập với việc thành công là việc dang dở, bị sự cố hoặc nó bị mất kiểm soát hoặc là kết quả nó không đạt như mình mong muốn. 

Tuy nhiên xét về yếu tố thông tin khi bạn đã trải qua cái việc đó thì cái việc mà bạn làm, bạn trải qua công việc đó, kết quả cuối cùng là bạn thành công, hay là kết quả cuối cùng mà bạn thất bại.

Thì thực tế cái việc mà bạn học được trong bản thân mình nó đều là một cái chuỗi thông tin mà bạn gắn kết lại với nhau.

Cho nên cảm giác mà bạn chán nản, hoặc bạn vui sướng, bạn cảm thấy hạnh phúc khi bạn thành công hoặc cảm giác thất vọng khi bạn không đạt được công việc đó, thì nó phụ thuộc vào việc bạn nhận định cái kết quả mà bạn làm hoặc bạn nhận định cái quá trình mà bạn làm mà thôi.

Còn lại nó là những thông tin giống như nhau. Cái não chúng ta tiếp nhận những thứ đó với khối lượng thông tin như nhau.

Cho nên khi mình đã trải qua, cái việc mà mình đã thấy, đã hoàn thành, đã đi qua cái chuỗi sự kiện đó nó suôn sẻ hay là nó không suôn sẻ thì nó lưu trữ trong cái não của mình chỉ có một cái trường thông tin nhất định thôi, nó không thay đổi nhiều.

Nhưng mà cái mà Randy đang muốn nói với các bạn đó chính là khi mà mình đặt mục tiêu là mình thành công, là mình đã ở trong cái tâm thế là chiến thắng.

Chiến thắng ở đây:

  1. Chiến thắng bản thân mình.
  2. Chiến thắng những người còn lại đang cạnh tranh với mình.

Mà khi ở cái game thắng và thua thì nó có một cái điểm như thế này, nếu mà bạn thắng thì tất cả những người còn lại đều thua.

Hoặc là có một người nào đó không phải bạn – thắng. Thì bạn cũng nằm trong số những người thua, thất bại.

Vậy nếu mình ở trong một cái cơ chế, luyện tập cho bản thân mình một cái thói quen là thắng và thua nó rất là phổ biến.

Bạn sẽ thấy nó rất là phổ biến ngay từ những ngày bạn còn bé cho đến khi bạn lớn lên là bạn luôn ở trong một cái game, một cái cuộc đua, là phải luôn chạy đua để dành được sự chiến thắng. 

Và xã hội, bạn bè, mọi người xung quanh đều đang cỗ vũ cho việc bạn phải dành chiến thắng, cái này là một điều tốt. Tuy nhiên thành quả từ cái việc mà bạn chiến thắng thì thực tế là ít khi chúng ta chiến thắng được lắm.

Tại vì sự cạnh tranh trong cái xã hội hiện nay nó khá là khốc liệt. Nó khốc liệt đến mức là có một người chiến thắng thì tất cả những người còn lại đều là những người thua cuộc.  

Ví dụ như trong một cái khóa học bạn là người giỏi nhất của cái khóa học đó thì có phải những người còn lại đều là những người thua cuộc không? 

Nếu mà xét trên cái góc nhìn đó thì những người còn lại đều là những người thua cuộc và nếu người nhất lớp, nhất khóa là bạn thì tất cả những bạn học của bạn cũng đều là người thua cuộc và thất bại.

Như vậy nếu mình giữ cho mình một cái tâm thế là chạy đua để dành chiến thắng và bằng mọi giá để đạt được sự chiến thắng đó, để đạt được chiến thắng mới gọi là thành công.

Thì chúng ta hầu như là ở trong cái chiều ngược lại, nếu chúng ta là người bình thường thì chúng ta có tỉ lệ thất bại rất là cao hay nói cách khác là tỷ lệ không thành công, tỷ lệ thua cuộc rất là cao.

Bởi vì chỉ có người xuất sắc nhất, người giỏi nhất ở cái lần đó, ở cuộc thi đó, ở cái lượt làm xe đó, ở bài tập đó, ở tình huống đó là người thành công.

Và chúng ta tôn vinh, chúng ta cỗ vũ cho người đó và chúng ta bỏ qua những công sức mà những người còn lại đã tham gia vào trong đó, chúng ta cũng không động viên gì cho họ.

Nếu mà để như vậy thì tất cả mọi người đều cảm thấy như nhau là cảm thấy thất vọng, chán nản, buồn chán và có thể từ bỏ cả công việc đó hoặc từ bỏ cái hướng đi đó chỉ vì mình không được chiến thắng. Hay nói cách khác, chỉ vì mình không thành công.

Vậy thì cái góc nhìn là chiến thắng mới thành công có phải thực sự là góc nhìn mà chúng ta nên theo đuổi hay không? Hay là chúng ta có thể chọn một góc nhìn khác về cái việc mà chúng ta đã đạt được cái mục tiêu thành công?

Hoặc là kể cả khi chúng ta không đạt được mục tiêu giống như chúng ta mong muốn thì mình có thay đổi góc nhìn được hay không? Randy cho rằng là: “Có”.

Bởi vì, thực ra cảm giác mà bạn chiến thắng, bạn thành công, bạn đạt được cái bạn mong muốn. Nếu mà tất cả chúng ta đã trải qua rồi, chúng ta sẽ thấy cái khoảnh khắc đó, cái cảm giác đó nó thật ra rất là ngắn ngủi các bạn.

Nó ngắn ngủi, nó trôi qua rất là nhanh. Cho nên khi mà nó trôi qua nhanh như vậy, nó không có đọng lại điều gì trong bản thân chúng ta hết. Chúng ta quên bén nó mất chỉ sau một thời gian ngắn.

Lấy ví dụ trong ngành Detailing các bạn sẽ thấy điều này cực kỳ phổ biến, bạn có nhớ được hết tất cả số xe mà bạn đã hoàn thành chiếc xe đó được tốt sau nhiều năm không? 

Randy không cho rằng là bạn nhớ được hết, bạn có nhớ được hết bao nhiêu xe mà bạn đã đánh bóng, siêu bóng, bạn phủ caremic cái xe nó siêu bóng, nó đẹp lung linh không?

Không biết bạn sao chứ, Randy là Randy không nhớ được. Thực tế là không nhớ được luôn.

Bạn có nhớ được bao nhiêu xe bạn đã dán PPF đẹp và thành công không? Randy cũng không nhớ được luôn. Và đôi lúc là phải nhờ đến Facebook nhắc mình thì Randy mới nhận ra là “À, mình có làm những chiếc xe đó.”

Cho nên Randy nhận ra rằng: Thực tế cái ký ức của chúng ta nó không có lưu giữ được nhiều về cái việc mà chúng ta đã hoàn thành tốt và hoàn thành thành công.

Ngược lại nó lưu rất là nhiều thông tin về những lần mà chúng ta làm trầy trật, chúng ta gây ra sự cố hoặc chúng ta làm ra những cái tình huống dở khóc, dở cười. 

Gây ra cho bản thân mình và người khác luôn các bạn, từ điều này thì Randy cho rằng là việc mà chúng ta nhắm đến là làm cái việc đó thành công, suôn sẻ hình như không phải là mục tiêu mà mình nên nhắm đến.

Tại vì khi mình nhắm đến đó mình chỉ đạt được cái cảm giác sướng một lần thôi, nói cách khác là thỏa mãn một lần rồi quên mất tiêu luôn. 

Trong khi nếu mà chúng ta đặt mục tiêu là học được cái gì khi mà làm công việc đó, khi trải qua cái tình huống đó, khi làm chiếc xe đó thì ngay cả khi chúng ta không hoàn thành nó giống như chúng ta mong muốn.

Hoặc chúng ta không thành công hoàn toàn, hoặc chúng ta gặp nhiều trở ngại hoặc chúng ta vượt qua được trở ngại đó một cách rất là nổ lực thì chúng ta lưu giữ những việc đó rất là lâu.

Và nó giúp cho chúng ta có thể gợi nhớ, suy nghĩ để vượt qua những cái khó khăn, thử thách đó như thế nào và làm cách nào mà lần sau chúng ta sẽ làm tốt hơn, chúng ta sẽ thay đổi cái kết quả và tình huống đó cho những lần tiếp theo.

Thì Randy cho rằng việc đó có ý nghĩ hơn là mình đặt  mục tiêu phải hoàn thành công việc đó một cách thành công và nhanh chóng. 

Đó là về ý nghĩa của việc đặt mục tiêu thành công mà Randy nghĩ là tại sao chúng ta không nên đặt mục tiêu theo cách đó khi mà chúng ta tiếp cận được vấn đề.

Và chúng ta nên thay đổi lại, chúng ta nên đặt mục tiêu là chúng ta học được cái gì từ việc trải nghiệm, từ việc làm công việc mà chúng ta đang có.

 

LÝ DO THỨ HAI:

Cái tiếp theo đó là về sự tự tin mà chúng ta nên có để giúp chúng ta thành công. Nói về tự tin thì chúng ta luôn có khuynh hướng là đề cao bản thân quá mức khi chúng ta đạt được điều đó chúng ta thành công một cách nhanh chóng. 

Lấy ví dụ bạn chưa biết dán phim PPF , thì việc khi mà bạn dán PPF cho chiếc xe nó được giống như việc bạn đã từng làm rồi mà làm chưa tốt.

Bây giờ bạn làm mà tốt hơn, bạn thành công, bạn dán chiếc xe đó xong xuôi, đẹp mắt, đúng ý khách hàng tốt luôn, nó để lại gì cho bạn.

Nó để lại cho bạn sự tự tin quá mức và cái sự tự tin quá mức này theo Randy là rất nguy hiểm. Nguy hiểm là bạn lúc nào cũng giữ cho mình tâm thế quá tự tin vào bản thân mình, mình sẽ rơi vào trạng thái chủ quan.

Chủ quan cho những lần sau, khi mà cái tình huống nó có vài điểm khác biệt hoặc là cái điều kiện làm nó khác đi. Chúng ta quá chủ quan về bản thân mình nên chúng ta sẽ ra những quyết định rất sai lầm và chúng ta sẽ để lại những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.

Nếu bạn nào đã làm về Detailing các bạn sẽ biết khi mà mình chủ quan mình sẽ có thể gây ra hậu quả cho chính bản thân mình.

Khi cái việc đó không hoàn thành nó còn kéo theo những việc của đồng đội mình nó không hoàn thành luôn, mà đôi khi chỉ vài việc nhỏ hay việc sơ suất như vậy, chủ quan như vậy thì nó còn kéo theo rủi ro, hư hỏng cho chiếc xe của khách hàng.

Và nó làm mất tất cả những cái kết quả của đồng đội trước đó, cũng như là mất uy tín cho bản thân mình. 

Mà điều này thường xuyên xảy ra, Randy thấy các bạn đnag làm Detailing hay gặp phải, khi mình quá chủ quan mình gây ra rất nhiều sự cố, rất nhiều rủi ro và rất nhiều tai hại cho chính bản thân mình và cả những người xung quanh.

Thậm chí là mất niềm tin luôn, ngay từ lần sau đó. Cho nên cái sự thành công theo cái cách chiến thắng này, Randy cho rằng không phải là một hướng đi hay ho mà mình theo đuổi.

Mình nên theo đuổi một hướng đi khác, góc nhìn khác.

LÝ DO THỨ BA:

Cái ý thứ 3 mà Randy nghĩ khi mà mình đặt mục tiêu là chiến thắng mới thành công, nó chưa phù hợp lắm với thời điểm hiện tại.

Nếu bạn ở trong ngành Detailing từ 1 – 5 năm, bạn sẽ thấy bạn trải qua khoảng 1 -2 năm đầu là bạn rất là chật vật nhưng khi đi làm nghề thì bạn rất là bình thường.

Tất cả chúng ta đều phải cố gắng, nỗ lực để có thể đạt được cái chuyên môn và cái tay nghề cho nó vững chắc. Nhưng từ những năm sau khi bạn đã bắt đầu làm được những công việc đó rồi. Bạn làm được những chiếc xe giống như bạn muốn rồi.

Thì mục tiêu của bạn đó là làm được nó không còn đủ sức hấp dẫn đối với bạn nữa. Cái này bạn phải trải qua một thời gian rồi bạn mới hiểu.

Có nghĩa là nếu bạn chưa đạt được những cái mục tiêu, những cái danh vọng, những công việc mà bạn muốn. Thì bạn muốn có nó, chứ khi mà bạn đã làm được rồi thì bạn phải thay đổi mục tiêu.

Bạn thay đổi cái ước mơ của mình, bạn phải thay đổi cái góc nhìn của mình thì mình mới còn tiếp tục duy trì được cảm hứng và niềm đam mê.

Chứ nếu không bạn sẽ cảm thấy chán nản dù rằng bạn đã làm được việc đó. Nó có nghĩa là lúc bạn mới bắt đầu chập chững vào nghề Detailing, thì bạn cảm thấy dễ chán nản khi làm chiếc xe không như bạn mong muốn. 

Còn sau vài năm thì bạn dễ rơi vào tình trạng chán nản nếu bạn làm được chiếc xe giống như bạn muốn mà nó quá nhanh chóng và đơn giản. 

Cái này thì nghe nó khá buồn cười đúng không các bạn, nhưng mà Randy nghĩ là tất cả chúng ta đều sẽ trải qua cái việc đó. 

Cho nên là nếu mình đặt mục tiêu là thành công thì ở cái thời điểm mà mình làm được rồi, bạn biết làm rồi, bạn cứng nghề rồi thì cái cuộc chơi của mấy bạn nó chán lắm. 

Mỗi ngày bạn tới bạn làm, bạn cứ làm được rồi, nó chán. Và bạn không còn động lực gì để bạn làm việc cả. Bạn vô cùng chán nản với chính bản thân mình với kết quả mà mình làm được luôn. 

Và với số tiền, thu nhập mà bạn có được luôn. Bạn quá chán, bởi vì nó không có sự đổi mới nào cả, thì đó chính là lúc mà bạn nên thay đổi góc nhìn. 

Thay đổi góc nhìn ở đây là mỗi ngày của bạn không phải mục tiêu là thành công nữa mà thay đổi sang là mỗi ngày bạn học được gì từ những tình huống xe mà bạn đã trải qua. 

Bạn học được gì từ những việc làm trầy trật của đồng đội mình, bạn học được gì từ những việc làm kém cỏi của mình. Để bạn có được cái tâm thế và cái động lực cũng như sự kích thích mới khi mà bạn chưa làm điều đó được hoàn hảo.

Chưa thành công hoàn toàn hoặc là cho mình một cái mục tiêu, một cái hướng đi mới, trong hướng đi mới thì bạn biết rồi, mình đâu thể nào thành công được. 

Hướng đi mới mình sẽ luôn gặp nhiều khó khăn, thử thách vậy thì mình học được gì cho chính bản thân mình? Khi mình trải qua điều đó mình học được cái gì? Khi mình vượt qua từng viên đá chắn ngang qua bản thân mình, mình học được gì ở năm 2023, nó khác gì so với năm 2020. Năm 2025 nó khác gì so với 2023.

Nó sẽ cho bạn một màu sắc mới cho chính bản thân bạn, bạn làm mới chính bản thân mình và bạn sẽ thấy bản thân mình hạnh phúc hơn, với mỗi ngày bạn đồng hàng cùng nghề Detailing. 

KẾT:

Thì trên đây là 3 lý do mà Randy nghĩ rằng chúng ta nên thay đổi góc nhìn về mục tiêu và sự mong muốn của chúng ta trong công việc mỗi ngày, chuyển đổi từ đặt mục tiêu là chúng ta phải chiến thắng bản thân hoặc một đối thủ nào đó.

Chuyển đổi từ việc phải đặt mục tiêu là lúc nào chúng ta cũng phải thật thành công, khi mà chúng ta bước vào công việc sang là chúng ta học được gì từ mỗi tình huống mỗi ngày.

Chúng ta học được gì khi chúng ta gặp sự cố đó, chúng ta học được gì khi chúng ta gặp những trở ngại đó, chúng ta học được gì khi đồng đội và tập thể của chúng ta gặp cái sự cố đó. 

Để chúng ta vượt qua nó, để chúng ta có cảm xúc là luôn vui vẻ và phấn chấn khi chúng ta chuẩn bị tiếp xúc với những cái thử thách mới và chúng ta không sợ nó nữa và chúng ta cảm thấy hài lòng với chính bản thân mình khi chúng ta vượt qua được những chướng ngại vật đó mỗi ngày khi chúng ta làm nghề Detailing.

Đến đây thì đã hết thời lượng của chương trình. Các bạn có thấy điểm này có gì nó phù hợp với mình hay chưa hay là bạn thấy góc nhìn này có những ý kiến gì cần được bổ sung hãy cho Randy biết, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận nó.

Và chúng ta sẽ gặp nhau vào EPS mỗi cuối tuần để bạn và Randy cùng chia sẻ những góc nhìn về nghề Detailing cũng như các cách thức để chúng ta làm Detailing được bền vững hơn, được vui vẻ hơn.

Hãy là chính bản thân mình trong một phiên bản tốt hơn với Randy nhé, xin chào và hẹn gặp lại các bạn. 

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top