![Podcast Detailing Vietnam Podcast Detailing Vietnam](https://ask.detailingvietnam.org/storage/2023/08/AVATAR-103-150x150.jpg)
Nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn có cái suy nghĩ về công việc “sang” và công việc “kém sang” và phải chăng là đối với những bạn thất nghiệp thì các bạn không muốn làm những công việc chân tay hay vì một lý do nào khác?
Trong EPS 103 tuần này, anh Randy sẽ chia sẻ cho các bạn một góc nhìn khác về quan điểm của những người trẻ khi nói rằng: “Thà thất nghiệp chứ không làm những công việc kém sang”.
Hãy lắng nghe các EPS của series Ask Randy để có thể học được những kiến thức bổ ích và những câu chuyện trong ngành Detailing từ anh Randy nhé! Nhanh chóng bỏ túi ngay những kinh nghiệm bổ ích nào.
Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam.
TÓM TẮT NỘI DUNG
(0:06) – Phần giới thiệu
(0:25) – Sự khác biệt giữa những thế hệ đầu tư tương lai và quan điểm công việc “kém sang” được đánh giá như thế nào?
(9:04) – Nghề sang hay không sang là do sự nhìn nhận và đánh giá của mỗi người?
(16:14) – Định kiến của xã hội có ảnh hưởng đến thái độ về nhu cầu mong muốn có được một công việc hoàn hảo hay không?
(22:53) – Phần kết
Nội dung
Olivia:
Chào mừng mọi người đã đến với Podcast của Detailing VietNam, mình là Olivia và người luôn đồng hành trong mỗi số Episode anh Randy – giám đốc giáo dục tại tổ chức giáo dục đào tạo Detailing VietNam.
Dạ em chào anh.
Anh Randy:
Chào Olivia, chào các bạn lại quay trở lại với Podcast của Detailing VietNam.
Olivia:
Tuần vừa qua thì em có lướt xem mạng xã hội thì vô tình em có xem được một cái bài post có nội dung là: “Tôi thà thất nghiệp chứ không làm việc chân tay.” Và nó gây ra rất nhiều tranh cãi.
Em cũng có thể hiểu được, ở cái thời đại chủ nghĩa “coi trọng cá nhân” lên ngôi, người trẻ sẽ có hàng tỉ các cách để định vị bản thân mình.
Và đương nhiên là cũng sẽ có những người trẻ chọn “nghề nghiệp” là công cụ định vị bản thân, để có thể nói với xã hội rằng: “Tôi tốt nghiệp và tôi phải làm chức này, danh này chứ không phải là một nhân viên tầm thường suốt ngày phục tùng sự sai bảo của người khác.”
Thậm chí là em thấy vấn đề này nó đã xuất hiện từ những năm 2020 rồi kia, nhưng em vẫn hơi ngạc nhiên là trong cái thời đại kinh tế suy thoái như hiện nay vẫn còn những bạn chê việc chỉ vì các bạn nghĩ là nó “kém sang” và nó không xứng đáng với thời gian và công sức mà mình đã bỏ ra.
Không biết là anh Randy nghĩ như thế nào về trường hợp này ạ?
Anh Randy:
Có một điểm thú vị mà anh cũng hiểu ra sự thay đổi là nếu trước kia các khóa học của Detailing VietNam khi mà tư vấn cho các bạn đến học thì là những bạn bỏ tiền ra học.
Còn vài năm gần đây khi mà tư vấn khóa học thì lại tư vấn cho phụ huynh, có nghĩa là phụ huynh đến đóng tiền cho con của họ học.
Thì sự khác biệt là cái gì? Có nghĩa là phụ huynh mong muốn có một nơi, một cái nghề được phù hợp với nhu cầu sở thích và năng lực của con mình, còn hồi xưa các bạn đến học là các bạn tự quyết định cái này.
Vậy thì nó quay ra cái gì? Cái câu hỏi của bạn nó cũng khá là thực tế bởi vì các cái bạn hiện nay khi mà chuẩn bị ra đi làm hoặc là mới đi làm thì anh nghĩ nó thuộc tầm đâu đó khoảng 2k hoặc là sau đó nữa.
Các bạn có lợi thế đó là bố mẹ mình đầu tư cho mình khá là nhiều và bố mẹ của mình cũng đã có điều kiện hơn ông bà của mình luôn rồi, cho nên là họ đầu tư khá là tốt.
Dẫn đến là chúng ta có sự chọn lựa, mà khi có sự chọn lựa chúng ta có xu hướng chọn cái tốt hơn, cái đẹp hơn, cái hay ho hơn, cái chúng ta có hoặc cái ba mẹ chúng ta có hoặc cái mà các thế hệ trước đã có.
Vì chúng ta nghĩ cái đó sẽ là một cái nền tảng tốt, một cái bước đệm tốt để chúng ta tiến xa.
Nhưng mà, ở mỗi thời điểm thì đều có những cái nhận định khác nhau, quay lại thì rất là nhiều bạn chọn cái công việc theo ý thích của mình hoặc cái nhận định chủ quan của mình rằng công việc đó là sang trọng hay là cao quý, hay là kiếm nhiều tiền.
Mỗi người sẽ có một cái tiêu chí, một cái góc nhìn khác nhau, quay lại với nghề Detailing VietNam hoặc những bạn đến học Detailing nó có một điểm khác biệt là nó trái ngược hoàn toàn với cái của Olivia vừa mới đưa cái nhận định đó.
Xã hội nó luôn có nhóm người này và nhóm người khác, anh nghĩ điều đó cũng là điểm thú vị mà nó tạo thành “xã hội”.
Có nghĩa là có rất nhiều bạn ưu tiên và thích mình làm việc văn phòng, làm việc trí óc, thời của anh gọi là áo cụt đồ trắng, có nghĩa là đồ sơ vin, đồ đẹp đẽ đó, mà không làm việc chân tay.
Nhưng mà có rất nhiều bạn cũng thích việc được thỏa mãn với việc sử dụng chân tay của mình, ở cái mức độ khéo léo về tay chân, thủ công và dùng cái mức độ khéo léo về thẩm mỹ, khéo tay, kiên trì, chỉn chu để làm những công việc chân tay.
Ví dụ như làm chăm sóc xe này, làm nghề thủ công này, rất là nhiều bạn thành ra xã hội có rất nhiều ngành như vẽ, làm thiết kế, làm nghệ thuật, múa, hát,… tất cả những cái đó nó tạo nên một cái xã hội.
Có nghĩa là anh thấy góc nhìn của các bạn đó rất là đa dạng, anh cũng trải qua và cũng có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều bạn.
Thì khi mà vào làm Detailing anh nhận thấy có một điểm rất là may mắn là các bạn khi mà đến với nghề Detailing thì các bạn có góc nhìn khác với góc nhìn mà Olivia vừa đưa.
Ở đây anh không có nhu cầu tranh luận là bạn nào đúng, bạn nào, mà nó đưa ra với những cái nghề khác nhau.
Vậy thì các bạn khi đến với nghề Detailing các bạn có một cái sở thích đó là được sống với cái công việc mà mình thích đó là được làm chiếc xe ô tô, được thấy chiếc xe ô tô đó sạch sẽ, bóng đẹp do chính tay mình làm.
Cái cảm xúc và niềm vui khi mà làm ra cái điều đó nó rất là tuyệt vời và dĩ nhiên để làm được cái đó thì chúng ta phải bỏ công.
Bỏ công ở đây bao gồm công sức làm, công sức học, công sức tập luyện, nó cũng giống như thi đấu thể thao vậy đó, mình phải tập luyện.
Nếu chúng ta không thích thể thao thì nó nằm ở sở thích của chúng ta nó không liên quan đến việc cái môn thể thao đó nó có lỗi hay không có lỗi, nó là môn kém sang hay không sang.
Vậy thì việc bạn làm văn phòng, bạn làm chức danh nào, bạn làm tốt hay không nó là cái ghi nhận của chính bản thân bạn và của xã hội cho bạn.
Không có nghĩa là những người không làm chân tay, hoặc không làm văn phòng những người còn lại được quyền phỉ báng, được quyền nhận định về bạn.
Anh nói ở đây không được quyền có nghĩa là cái nhận định của họ nó không có phù hợp, điều đó thể hiện góc nhìn của họ thôi, chứ còn nếu mà mình giữ trong cái tâm thế là đừng để người khác nhìn nhận mình thì không thể, vì họ được quyền – đó là tự do ngôn luận.
Ví dụ bạn thích làm Detailing người ta có thể gọi bạn là “thằng rửa xe”, nhưng mà bạn cảm thấy điều đó bình thường vì bạn có làm rửa xe thiệt và làm rửa xe nó không có lỗi vì nếu như không có ai rửa xe thì lấy đâu cái xe sạch để đi.
Nên nếu bạn thích rửa xe thì bạn hãy làm rửa xe, còn nếu bạn không thích thì bạn hãy tìm một công việc khác phù hợp với bạn.
Tính chất công việc rửa xe nó không liên quan gì đến việc có lỗi hay không có lỗi, nghề nào cũng vậy.
Vậy thì quay lại các bạn làm nghề Detailing ở đây anh thấy nó giải quyết được rất là nhiều nhu cầu, không phải ai cũng giỏi với công việc máy tính, công việc văn phòng đâu mà không phải ai cũng giỏi với việc khéo léo tay chân đâu.
Cho nên anh cho rằng nếu mà bạn thích xe ô tô nè và bạn thích làm những công việc khéo léo, tỉ mĩ, chi tiết với chiếc xe thì đây là sự phù hợp.
Nhưng có rất nhiều người thấy việc đó không phù hợp với họ, họ được quyền nhận định, không sao cả, miễn bạn cảm thấy hài lòng với công việc của bạn.
Và bạn làm cho khách hàng của bạn cảm thấy hài lòng là điều tuyệt vời nhất, tại vì họ chính là người trả tiền và họ sẽ là người động viên cho bạn.
Đây là cái nhìn nhận của anh.
Olivia:
Dạ! Với góc nhìn của người đã có kinh nghiệm nhiều năm làm việc và tiếp xúc với rất nhiều những bạn trẻ, ở nhiều độ tuổi khác nhau, thậm chí là các bạn đến từ những vùng miền khác nhau.
Thì không biết là anh đã từng tiếp xúc qua những bạn có suy nghĩ tương tự như là thà thất nghiệp chứ không làm những công việc “kém sang” không ạ?
Anh Randy:
Anh thấy đến thời điểm hiện nay nó vẫn có như thế nhưng mà trong Detailing thì nó khác một chút xíu có nghĩa là sang hay không sang ở đây rất là nhiều bạn khi mà học nghề hay làm nghề thì bạn có xu hướng chọn nơi bạn làm việc theo ý thích của bạn.
Nhưng mà có một điểm mà anh nói với Olivia và với tất cả các bạn là không phải cái bạn hình dung trong đầu là cái mà người khác cũng hình dung trong đầu được.
Nghĩa là cái nơi làm việc lý tưởng của bạn có thể là không tồn tại trong thực tế, cái nơi làm việc lý tưởng của bạn nó có thể không tuyển bạn, cái nơi làm việc lý tưởng của bạn không phải học ngày hôm nay là bạn sẽ làm được.
Nó giống như người yêu lý tưởng của bạn vậy.
Vậy thì cái bạn muốn đầu tiên bạn xem lại có thực tế hay không đã. Nếu cái đó nó không thực tế thì mình là người viễn vông chứ không phải là cuộc sống này nó có lỗi.
Và bạn phải biết thời điểm hiện tại bạn có quyền quyết và chọn cái đó không. Nếu mà bạn không hài lòng với những gì mà thực tế có sẵn anh cho rằng đó cũng là một điểm thú vị.
Vậy bạn hãy dũng cảm và mạnh dạn tạo ra cái của bạn đi. Đấy là lý do nhiều người ra mở tiệm, mở Workshop Detailing để kinh doanh vì họ không hài lòng với những thứ khác, những thứ có sẵn trên thị trường.
Anh cũng đã từng như vậy, anh nói cho các bạn nghe, chia sẻ lại một phần kinh nghiệm của anh.
Ví dụ thời điểm năm 2011, 2012 trên thị trường người ta làm chăm sóc xe kém quá, anh không thấy hài lòng. Chứ không phải xuất phát điểm của anh là thợ rửa xe đâu, anh có xe ô tô nhưng mà người ta làm anh không hài lòng.
Anh đã tìm đủ nơi rồi nhưng không hài lòng, nên khi mình thấy không hài lòng mà mình muốn mình được hài lòng thì mình ra mình tự mình làm. Đấy là lý do anh cũng mở một cái trung tâm chăm sóc xe.
Đầu tiên để thỏa mãn, vì mấy bạn làm không đúng ý của tôi nên tôi đi ra tôi làm chứ lúc đó anh cũng không nghĩ là kiếm nhiều tiền hay kiếm ít tiền gì cả.
Rồi mình vào mình làm, mình thấy mình làm chưa đủ tốt rồi lại đi học, rồi khi mình làm được thì có nhiều người tới học, có nhiều người tới xin chia sẻ nghề.
Lúc đầu thì chia sẻ miễn phí đó, nhưng mà người học thì đông quá thì mình thu phí. Và khi mà mình thu phí mình phát hiện ra là mình mà đi làm đào tạo thì mình phải giỏi hơn nữa, liên tục giỏi.
Vì học trò của mình rất nhiều người giỏi và nếu như mình lơn tơn thì mình không thể đào tạo được. Nên anh lại tiếp tục đi học, anh phải “bổ” vào, đầu, tiếp tục nạp vào đầu.
Để năng lực của mình giỏi hơn những người đến chỗ mình học, để mình mới có thể chia sẻ được cho người ta và dạy cho người ta được cái đúng đắn. Chứ không dạy bậy bạ, nên học và tốn rất nhiều tiền để dạy.
Chứ không phải mở ra trung tâm chăm sóc xe, rồi mở ra khóa học giảng dạy được đâu. Anh không nghĩ là như vậy đâu. Bây giờ cũng có nhiều bạn như vậy nhưng mà anh nghĩ điều đó nó không hợp lý.
Bạn phải giỏi cái gì thì bạn mới dạy được chứ với quan điểm bạn đi dạy để kiếm tiền và làm giàu. Anh không nghĩ nghề đào tạo là nghề đi kiếm tiền để làm giàu vì nó đóng góp cho xã hội những nhân sự, những con người để mà phục vụ cho cuộc sống.
Chứ mà để làm giàu thì anh nghĩ nên chọn nghề khác chứ không nên chọn nghề đào tạo. Đi dạy học thì không giàu được đâu.
Còn các thầy đi dạy để làm giàu cho khóa học thì các bạn cứ đi tiếp bên đó, chứ bên anh thì chỉ dạy chăm sóc xe thôi, không dạy để làm giàu.
Mở khóa học chăm sóc xe ra để dạy làm sao cho giàu thì bên anh không có chuyên, bên anh chỉ chuyên dạy làm thế nào để xe cho đẹp, cho tốt thôi.
Vậy thì quay lại là bạn thấy cái nào là phù hợp, cái nào chưa phù hợp Nhận định nào phù hợp. Bạn hãy giành chút thời gian để suy xét cái đó.
Anh nghĩ rất đáng để các bạn suy xét, rồi bạn hãy để cảm xúc bạn với cái đó chứ bạn mà quyết định nó vội vã quá thì bạn sẽ luôn luôn ở trong cái áp lực của những người xung quanh nhận định thế này, thế kia.
Rồi bạn thấy là việc thế này là đẹp, việc thế kia là sang thì bạn mới làm. Bạn quyết định vội vã quá, vội vã quá thì nó thiệt thòi cho mình hoặc mình sẽ bỏ lỡ đi nhiều cái cơ hội thay vì mình nắm cái cơ hội đó.
Từ cơ hội đó nó mới giúp mình hiểu biết hơn về công việc, hiểu biết hơn về cuộc sống, rồi mình mới bước chân tiếp tới những bước tiếp theo.
Ví dụ để tới điểm đích của bạn thì bạn phải đi qua những cái chặng đường đã, còn bạn mà không đi, bạn không bao giờ về tới đích.
Bạn thà thất nghiệp, bạn không đi làm bạn sẽ không bao giờ phát triển được. Bởi vì, bạn không có làm. Còn khác nhau là cái đứa nó đi theo đường này, đứa đi theo đường kia, đứa đi lâu hơn nhưng nó sẽ về đích, còn bạn chọn đứng yên, bạn sẽ mất tất cả, bạn không bao giờ về đích cả.
Và anh nghĩ một lý do vì sao truyền thông nó lan truyền như thế này, nó giúp cho những bạn không có tâm lý vững vàng, có hành động sai sót, mà có hành động si sót đó là cơ hội cho những người có hành động đúng đắn.
Chúc các bạn có được suy nghĩ và quyết định đúng đắn và biết dành thời gian của mình, suy nghĩ những thông tin có sẵn trên truyền thông.
Thế nào là thông tin chính xác và thông tin thế nào là sai lệch, để mình cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình hơn.
Olivia:
Em cũng thấy là đa số các bạn trẻ hiện nay rất sợ sự phán xét của người khác về mình nên thường e dè trong cách chọn nghề cho bản thân.
Giống như những bạn mới tốt nghiệp hay mới ra trường đều được nhận những câu hỏi như là: “Làm việc gì rồi con”, “Làm nghề gì, chức cao không, lương tháng bao nhiêu”…
Tuyệt nhiên là nếu như mình đang làm trong những ngành hot hit thì được vuốt ve, khen ngợi. Còn nếu đó là những công việc bình thường thì lại nhận về những cái bĩu môi, hay là cái thái độ hời hợt.
Vậy anh có nghĩ là những cái định kiến của xã hội nó là một phần ảnh hưởng đến thái độ về nhu cầu, mong muốn có được một công việc hoàn hảo của các bạn trẻ không ạ?
Anh Randy:
Có chứ, có.
Và anh sẽ bổ sung thêm một góc nhìn cho các bạn đó là bất cứ nghề nào hot rồi cũng sẽ hết hot và những nghề nào không hot thì nó cũng lại hot, Olivia có thấy như vậy không?
Nó có xu hướng, có thời điểm cái nghề này là hot, có thời điểm cái nghề kia lại hot chứ đâu có nghề nào mà nó hot mãi được, đúng không nào?
Vậy thì các bạn làm truyền thông á, các bạn đưa các thông tin đến với các độc giả, đến với khán giả thì họ cũng có mục đích rõ ràng của họ.
Họ cỗ vũ những thông tin đang hot thì khi độc giả đọc những thông tin đó thì họ cũng cảm thấy những cái đó là hot và họ phỉ báng và bày trừ những cái nào không hot, chê thậm tệ những cái đó thì những cái đó cũng không hot.
Và cái đó nó gây ra những cái vừa tích cực, vừa tiêu cực. Bạn nào nắm bắt được, có chính kiến hay là có những thông tin đầy đủ thì mình sẽ có lợi thế để chọn ra cái nào là phù hợp.
Hot hay không hot thì anh nghĩ nó không quan trọng, vì anh nghĩ nó cũng có thể từ hot thành hết hot và từ hết hot nó sẽ hot lại.
Vậy thì cái chính kiến mình nên là hot hay không là hot thì không phải là cái mà bạn nên suy nghĩ đâu mà anh nghĩ là bạn nên suy nghĩ cái nào phù hợp với bạn.
Mình vào mình biến mình thành “hot” thì mình sẽ có thu nhập tốt và mình vào cái nào mà mình đang là người có năng lực tốt mà lại bị giới hạn thì đó không nên là sự lựa chọn của mình.
Mình là con gà mà chọn cái ngành hot là phải leo cây, đừng đi theo cái cỗ vũ trên mạng xã hội đó. Mình là con cá thì ngành bơi lội mặc dù nó không hot nhưng mình vẫn phải nên theo bởi vì mình là con cá.
Nghe thông tin trên mạng xã hội là tốt, được phổ cập là tốt, lắng nghe, xem nhiều nhưng cũng nên chậm lại một chút để xem thử là cái nào nên theo và cái nào không nên theo.
Còn bạn nào mà thích xe ô tô, làm Detailing sẽ cho bạn được cái cảm giác rất thoải mái và thấy được cái xe sạch đẹp, còn bạn không thích xe ô tô đừng nên chọn nghề liên quan tới xe ô tô, để rồi nghề ô tô mà có hot hay không hot thì bạn cũng cảm thấy bạn là người buồn chán và cô đơn.
Đấy là cái góp ý của anh dành cho bạn.
Olivia:
Dạ, vậy còn về cái định kiến của xã hội thì nó có ảnh hưởng đến cái nhu cầu cũng như cái mong muốn của các bạn không ạ?
Anh Randy:
Có và không có. Định kiến nói đơn giản là những cái đánh giá, cái nhận xét, cái góc nhìn nó đã có sẵn về mặt công việc.
Vậy quay lại ví dụ nó tác động rất là nhiều, ở mỗi thời điểm khác nhau. Lấy ví dụ trước năm 2010, 2011 mà nếu làm chăm sóc xe thì cả xã hội sẽ phỉ báng bởi vì nghề đó là nghề thấp kém, họ định dạng như vậy.
Ngay cả đến năm 2015, 2016 khi anh làm Detailing, thật ra người ta không biết Detailing là gì cả và không ai đánh giá cao về nghề Detailing cả.
Bởi vì đó là công việc chân tay, chỉ là rửa xe thôi. Không, Detailing không phải rửa xe, Detailing là chăm sóc xe cho tiết, tỉ mỹ, làm sạch và làm đẹp nó như spa cho người vậy đó.
Và đối tượng của nó là chiếc xe ô tô, đến bây giờ năm 2023 thì nhiều người biết tới rồi. Vậy định kiến nó có thể phù hợp, nó có thể không phù hợp.
Nó không phải nằm ở cái lỗi do cái nghề, cũng không phải do con người đâu nhưng mỗi thời điểm nó khác nhau, nó do con người. Nếu bạn hiểu, nếu bạn có chính kiến riêng, bạn có quan điểm riêng và bạn cảm thấy phù hợp.
Anh nghĩ là trong cuộc sống chúng ta có quyền ra quyết định, còn định kiến là của người ta, của người khác, của xã hội, không phải của tôi., không phải của mình.
Vậy bạn có nên để nhận định của người khác ra quyết định và ảnh hưởng đến cả một cuộc đời của mình hay không? Anh cho rằng là không.
Không, vì sao. Vì họ có thể không phải là người cùng bạn đi đến suốt cuộc đời của bạn. Nên bạn không thể để cho người không đi cùng với bạn đến hết cuộc đời góp ý cho bạn để rồi bạn quyết định theo người đó, quá rủi ro.
Hãy để cho những người nào hoặc nghề nào, những con người nào có thể sống với bạn một cách lâu dài thì có thể nghe những điều đó.
Một vài người đi nghe nhận xét vu vơ, đừng để những nhận xét đó ảnh hưởng đến cả cuộc đời bạn. Không nên, nên nhận định nào thì mình lắng nghe, mình thay đổi, mình sửa chữa.
Còn những nhận định nào nó không phù hợp với mình, mình hãy cho nó đi. Bởi vì đó là nhận định của người đó.
Olivia:
Cảm ơn anh Randy rất nhiều với những chia sẻ vừa rồi.
Qua tập Podcast ngày hôm nay mình muốn gửi các bạn một thông điệp, đó là: Đôi khi thất nghiệp cũng được nhìn nhận như một cơ hội để giúp bạn nâng cấp thêm cho bản thân, thất nghiệp ở đây mà mình muốn nói là chưa tìm được công việc ổn định hay ưng ý.
Bạn sẽ có thêm thời gian để đầu tư cho kiến thức cũng như kỹ năng cho ngành nghề mà mình muốn. Tất nhiên nó sẽ là cơ hội cho những ai đang dành thời gian đầu tư cho công việc mà mình thật sự mong muốn.
Còn những người thụ động cộng thêm sự tự mãn, “thà chọn thất nghiệp chứ nhất quyết không làm công việc chân tay” thì lại là một mối nguy hiểm.
Khoảng thời gian vừa ra trường mới là điểm khởi đầu của vạch đích, có thể chúng ta sẽ không hài lòng với việc ra trường phải làm nhân viên, vì mình toàn được học lý thuyết của sự quản trị.
Nhưng để đến đích thì chúng ta cũng cần phải có những khởi đầu, khởi đầu càng thấp thì phải nỗ lực càng nhiều, đâu có ai tự tin cho rằng mình sẽ một bước lên mây ngay được đâu.
Anh Randy:
Đúng rồi vì xuất phát điểm của mỗi người là khác nhau, mà xuất phát điểm của mình thấp thì mình đâu thể đổ lỗi cho hoàn cảnh mình được, mình phải nỗ lực vươn lên.
Còn nếu mình cứ ngồi đó mà mình than thân trách phận mãi thì mình cũng không thể nào thành công được.
Olivia:
Chúc cho các bạn sẽ thành công khi chọn nghề nghiệp cho bản thân nha.
Đừng quên để lại đánh giá 5 sao bên dưới và các bạn cũng đừng ngần ngại gửi những câu hỏi về cho chúng tôi qua Fanpage Randy Nguyen, hoặc bình luận trực tiếp dưới Episode này nha.
Hẹn gặp lại các bạn trong những số Episode lần sau.
Anh Randy:
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.
Fanpage Detailing Vietnam
Detailing Vietnam
Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy
Detailing Vietnam
Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing
Detailing Vietnam
Cộng đồng học detailing online
Detailing Vietnam