0

EPS 105: Kinh doanh thêm cái mới hay thay đổi mô hình kinh doanh detailing cũ?

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 105: Kinh doanh thêm cái mới hay thay đổi mô hình kinh doanh detailing cũ?
Loading
/

Để giải được bài toán kinh doanh trong tình hình kinh tế như hiện nay là một thách thức đối với đa số các doanh nghiệp hoặc cái Workshop Detailing. Vậy thì đối với nhu cầu của khách hàng ở thời điểm hiện nay lựa chọn phương thức kinh doanh nào là tối ưu nhất? 

Trong EPS 105 tuần này, anh Randy sẽ chia sẻ cho các bạn về ưu nhược điểm của các hình thức kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp đang muốn hướng tới nhằm cải thiện doanh thu nhé! 

Hãy lắng nghe các EPS của series Ask Randy để có thể học được những kiến thức bổ ích và những câu chuyện trong ngành Detailing từ anh Randy nhé! Nhanh chóng bỏ túi ngay những kinh nghiệm bổ ích nào.

Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam.

TÓM TẮT NỘI DUNG

(0:06) – Phần giới thiệu

(0:20) – Câu hỏi: “Mình nên làm thêm một công việc mới hay lấy cái đang sẵn có mà người khác đang kinh doanh phổ biến làm cái khác của riêng mình”.

(5:02) – Những bất cập gì khi đổi sang một công việc mới? 

(10:27) – Lấy hình thức kinh doanh đang phổ biến để làm lại thành cái của mình, thì có những thuận lợi và khó khăn gì? 

(16:50) – Làm hay không làm gì cả? 

(23:31) – Phần kết

Nội dung

OLIVIA:

Chào mừng mọi người lại đến với kênh Podcast của Detailing VietNam, mình là Olivia và anh Randy – Giám đốc Đào Tạo tại Tổ chức Giáo Dục Đào Tạo Detailing VietNam. 

Dạ em chào anh. 

Anh Randy:

Chào Olivia, chào các bạn.

OLIVIA:

Dạ với thời điểm Kinh tế suy thoái như hiện nay thì việc “kiếm tiền” có thể nói là rất là khó, việc kinh doanh Detailing thì cũng có nhiều những trở ngại.

Và vừa qua thì em nhận được câu hỏi từ bạn tên Sang, bạn có đề cập là hiện nay việc kinh doanh của bạn đang bị chậm.

Và bạn cũng có nghĩ đến 2 phương hướng, đó là: Mình có nên làm thêm một công việc mới hay là lấy cái đang sẵn có, mà người khác kinh doanh phổ biến để giúp việc kinh doanh có thêm hiệu quả và cải thiện được doanh thu. 

Bạn muốn nghe góp ý từ anh xem thử là lựa chọn cái nào thì hợp lý, nhất là trong bối cảnh như hiện nay. 

Anh Randy:

Thật ra thì anh nghĩ cái nào cũng hợp lý cả, chỉ có điều là nó có phù hợp với bạn hay không mà thôi. Khi mà bạn đưa ra 2 cái hướng đi này rồi có nghĩa là bạn cũng đã có cái suy nghĩ gì đó rồi, đúng không?

Để mà phổ quát thì đầu tiên mình phải cần nói về cái tình hình chung. Tình hình chung hiện nay là không chỉ riêng ngành chăm sóc xe mà cả ngành xe ô tô đều đang rất là chậm.

Kinh tế nó hơi kém, thì người ta  thắt chặt chi tiêu, bao gồm cả việc sử dụng xe, mua bán xe và các dịch vụ phụ trợ để phục vụ cho chiếc xe ô tô luôn.

Như vậy thì không chỉ riêng chăm sóc xe ô tô, mà sửa chữa xe, sơn xe, bảo dưỡng xe, làm đẹp xe, tân trang, độ chế xe đều có chế độ chậm hơn ở thời điểm kinh tế đang phát triển.

Đó là xu hướng chung của ngành, việc mà bạn có mong muốn là thay đổi kết quả kinh doanh để đem về tiền nhiều hơn hoặc quay trở lại cái trạng thái giao dịch tốt giống như trước khi bị suy thoái đó. 

Thì điều này anh nghĩ rằng tất cả các bạn đang làm trong ngành phục vụ cho xe ô tô đều mong muốn cái điều này, chỉ là các bạn sẽ phải “lựa chọn”.

Anh cho rằng là các bạn nào làm kinh doanh cũng sẽ phải ra quyết định thường xuyên trong tình huống mỗi ngày, mỗi tháng và mỗi năm để việc kinh doanh của bạn ổn định và bền vững. 

Khi mà bạn phải thay đổi trạng thái thì chúng ta sẽ phải đưa ra một số quyết định, thông thường là một số bạn nghĩ đến việc bổ sung thêm một ngành nghề mới, một dịch vụ mới, một mảng kinh doanh mới, vẫn trong mảng ô tô cho Workshop chăm sóc xe của mình. 

Đó là hướng đi giống như bạn Sang có hỏi hướng đi đầu tiên, đúng không? Hướng đi thứ 2 là việc không lấy thêm cái mới bỏ vào của mình mà thay đổi cái cách mà mình đang làm dịch vụ hiện tại chuyển sang một cách thức mới nhưng vẫn ở việc kinh doanh cũ.

Chỉ là cái cách làm khác thôi, vậy thì giữa 2 cái hướng đi này thì bạn sẽ thấy hướng đi nào cũng có thuận lợi, hướng đi nào cũng có khó khăn, rủi ro.

Vậy với cái hướng đi đầu tiên mà lấy về một cái mới trong ngành ô tô để bổ sung vào cái mảng đang kinh doanh chăm sóc xe ô tô của mình.

Nếu Olivia là bạn sang thì Olivia sẽ thấy nó có lợi thế gì?

OLIVIA:

Vậy thì mình nên lấy những dịch vụ gì khi mà làm chăm sóc xe ạ? 

Anh Randy:

Thật ra là em sẽ thấy phổ biến trên thị trường khi mà làm chăm sóc xe hoặc đang làm về Detailing, thì các bạn sẽ có xu hướng là sẽ bổ sung thêm cho cái trung tâm chăm sóc xe của mình.

Ví dụ như bán thêm phụ kiện xe ô tô nè, bán thêm đồ chơi xe ô tô nè, phụ kiện là những thứ mình lắp đặt vào cho xe như là: thảm lót chân, lót sàn, còn đồ chơi kiểu như là nước hoa, trang trí, tượng, những cái dán dán đồ đại khái,…  

Đó là những thứ phổ biến nhất và lúc nào trong tay của các bạn cũng có liên hệ được các bạn đó. Hoặc ví dụ bạn nào mà đang mạnh về phần rửa xe đó thì các bạn cũng có thể thấy là rất nhiều bên cung cấp, liên hệ với bạn lọc dầu, rồi phủ gầm,… 

Đấy là những thứ gần gần với việc chăm sóc xeDetailing mà các bên khác luôn mời bạn tham gia để cải thiện việc kinh doanh của bạn. 

Khi bổ sung những cái đó vào trong trung tâm chăm sóc xe của bạn thì nó cũng có cái điểm lợi và đồng thời nó cũng có một số bất cập 

Vậy thì Olivia nghĩ là bất cập nó có thể là gì để mình chia sẻ với Sang được không? 

OLIVIA:

Em nghĩ là nếu như kinh tế suy thoái thì đôi khi người ta sẽ không có nhu cầu để sử dụng thêm những cái đó.

Anh Randy:

Hay đó.

Đây là một vấn đề mà nhiều bạn đang làm chăm sóc xe và cả Detailing ít có suy nghĩ được như một người khách quan, ngồi ngoài giống như Olivia.

Thông thường thì các bạn sẽ nghĩ ngay đến cái lợi ích nếu mà tôi làm được việc đó, ví dụ mình bán thêm phụ kiện thì mình sẽ có lợi ích là: nếu mình bán được thì mình có tiền, đúng không?

Nếu mình mở rộng thêm qua một cái mảng như là thay nhớt, lọc dầu,… thì khi khách có nhu cầu thì mình cũng sẽ có thêm thu nhập.

Mà cái đó thì không cần phải quá nhiều chuyên môn, mình cũng có thể làm được. Và mình dễ dàng làm được cái điều đó khi mà khách hàng có nhu cầu thì mình sẽ cải thiện được thu nhập, đúng không? 

Tuy nhiên thì cái nhận định khách quan như em vừa mới chia sẽ khá là hay mà nhiều bạn lại không nghĩ đến, đó là cái điểm hạn chế khi làm cái đó là cái gì?

Đó là cái mà em vừa mới nói, là cái tình hình chung. Có nghĩa là, trên thị trường là người ta đang cắt giảm chi tiêu đúng không? Vì kinh tế suy thoái cho nên người ta cắt giảm chi tiêu.

Mà khi đã cắt giảm chi tiêu rồi, thì những cái nhu cầu đó nếu họ cảm thấy không thực sự cần thiết thì họ không làm. Hoặc là họ giảm số tần suất phải làm cái điều đó, đúng không?

Tương tự như họ đang giảm cái tần suất chăm sóc xe ở chỗ của bạn Sang vậy đó. Thì đó là một cái nhìn, anh bổ sung thêm một cái nữa, khi mà bạn quyết định mở rộng thêm cái mảng kinh doanh đó, nó có một cái điểm hạn chế nữa. Lợi ích thì bạn thấy rồi. 

Hạn chế nữa mà bạn cũng cần cân nhắc đó là trước khi bạn mở rộng thị trường, mà bạn thu được tiền từ việc kinh doanh dịch vụ mới, một mảng kinh doanh mới cho trung tâm chăm sóc xe của bạn.

Thì bạn phải đầu tư ra trước đã nghĩa là bạn phải mua hàng, ví dụ bạn muốn thay nhớt cho khách tại trung tâm chăm sóc xe của bạn thì đầu tiên là bạn phải có nhớt đúng không? Nghĩa là bạn phải mua nhớt đã. 

Khách tới thì bạn mới có cái thay chứ đâu phải là khi khách tới thì bạn mới bắt đầu bạn đi mua nhớt đâu, có nghĩa là bạn sẽ bỏ ra thêm một số tiền nữa, để có cái cơ hội thu về tiền.

Mà cái thu về tiền này chưa rõ, thành ra nó sẽ khá là rủi ro nếu mà cái sức khỏe về tài chính, nghĩa là cái dòng tiền của bạn không được tốt. Nhưng nó cũng sẽ là bình thường nếu bạn đang có sức khỏe về tài chính.

Có nghĩa là bạn đang có sẵn một cái lượng tiền ổn định, thì anh cho rằng nó cũng bình thường, bạn có thêm cơ hội.

Quan trọng nhất là bạn phải hiểu khách của bạn, khách của bạn có thật sự cần cái đó hay không, thì hãy quyết định là mình nên làm cái đó hay không. đó là với hướng đi thứ nhất.

Còn hướng đi thứ hai là hồi nãy bạn Sang hỏi là gì vậy Olivia?

OLIVIA:

Dạ hướng đi thứ 2 của bạn là lấy một cái của người khác đang kinh doanh phổ biến để làm lại thành cái của mình ạ. 

Anh Randy:

Vậy thì hướng đi này giống như là mình đổi mới và mình tái tạo lại của mình. Mình vẫn ở trong cái ngành kinh doanh đó và ở lại trong cái ngành chăm sóc xe. 

Nhưng mà cái cách thức mình bán cho khách hàng, cái cách thức mình kinh doanh, cái mô hình kinh doanh. Hoặc là cách thức vận hành, cách thức cung cấp dịch vụ của mình nó được thay đổi, nó được điều chỉnh.

Theo một định dạng mới, theo một hướng đi mới mà một là tự mình sáng tạo ra, tự mình điều chỉnh ra. Loại thứ 2 là mình lấy một cái của người khác nó đang làm ăn hiệu quả trong thời điểm kinh tế suy thoái, mình về mình điều chỉnh lại, mình linh hoạt lại, mình sáng tạo lại áp dụng vào cái của mình.

Để nó cũng chạy ra kết quả giống như cái của bạn đang làm tốt đó, thì hướng đi này dĩ nhiên nó cũng có thuận lợi và dĩ nhiên nó cũng có khó khăn. Vậy Olivia nghĩ nó có thuận lợi và khó khăn gì?

OLIVIA:

Em nghĩ cái thuận lợi đầu tiên khi mà chúng ta lấy cái của người khác thì có nghĩa là người khác đã làm rồi, người khác đã thành công rồi thì chúng ta sẽ hạn chế được nhũng rủi ro. 

Khi mà mình thấy được thành công thì nghĩ là người ta có doanh thu thì mình mới lấy cái đó.

Còn về cái rủi ro thì khi mà có quá nhiều người cùng làm chung một cái nó giống như nhau thì nó sẽ bị đại trà. 

Em nghĩ như vậy. 

Anh Randy:

Vậy thì đại trà thì sao? 

OLIVIA:

Dạ, đại trà thì nó phổ biến ai cũng có thể làm được thì nó giống như nhau và nó không có một cái gì đó riêng một cái gì đó khác để người ta có thể nhận diện mình rõ hơn.

Anh Randy:

Ý này khá là hay đó. Thực tế anh góp ý là bạn phải: 

Đầu tiên là bạn nên xem xét lại năng lực của mình. Năng lực của mình đang có lợi thế về những việc gì và năng lực của mình đang hạn chế ở điểm nào. 

Sau đó thì mình bắt đầu đi xem xét cái chỗ, cái mô hình, cái quy trình dịch vụ hoặc là cái cách thức bán gói dịch vụ chăm sóc xe của mình mà cái chỗ mà mình đang định lấy về để áp vào chỗ của mình á.

Thứ nhất là nó có chênh lệch quá hay không? Chênh lệch về cách thức để tạo ra gói dịch vụ đó, cách thức để thực hiện cái quy trình chăm sóc xe đó, cũng như là chênh lệch về nhân sự.

Có nghĩa là nhân sự của mình có phải đào tạo thêm nữa hay không để ra được chất lượng dịch vụ tương đương với chỗ đang làm ăn tốt đó. Hoặc là mình có nhân sự giống như tương tự chỗ mà bạn đang muốn hay không?

Bạn cũng cần nên suy nghĩ thêm về thiết bị chăm sóc xe, hóa chất chăm sóc xe, dụng cụ chăm sóc xe.

Mình phải thay đổi và điều chỉnh như thế nào để đạt được chất lượng cũng như tiêu chuẩn cái chỗ mà bạn đang lấy về để áp cho mình đó. Vậy thì họ cần những cái gì có những cái để tương đồng với mình hay không.

Nếu mà tương đồng thì cái việc chuyển đổi từ cái của mình sang một cách thức giống như họ thì nó không có quá nhiều trở ngại.

Nhưng nếu khoảng cách về đầu tư về trang thiết bị nè, về con người, về cơ sở vật chất mà nó có nhiều sự khác biệt thì việc mà chuyển đổi thành một dịch vụ giống như họ, coi chừng mình sẽ mất nhiều công sức, hoặc là mình mất quá nhiều thời gian để mình chuyển đổi cho việc đó. 

Khi mà mình mất quá nhiều công sức có nghĩa là mình không có đủ để đi đến điểm cuối cùng để chuyển đổi được giống như họ là mình nản. Vậy thì việc đó sẽ bị lãng phí nè, đúng không? 

Hoặc mất quá nhiều thời gian thì sao? Nếu mà mình chuyển đổi cũng được nhưng mà mình lâu quá thì mình chậm mất cái cơ hội kinh doanh.

Vì trong kinh doanh, cơ hội kinh doanh nó rất là quan trọng, nếu mà bạn nghĩ ra được như vậy thì thực tế cũng có rất nhiều bạn cũng nghĩ ra được giống bạn Sang đó đúng không?

Vậy khi mà bạn Sang cùng với 100 bạn Sang khác nữa cũng cùng muốn đến cái cách thức làm của bạn X, Y, Z gì đó mà bạn đang hướng đến.

Nếu bạn Sang chạy trước, bạn Sang thứ nhất chạy trước thì bạn Sang đó sẽ lấy được cái nhóm khách đó và có tiền, nhưng nếu bạn sang thứ nhất mà chạy quá lâu mà chưa tới được khách.

  • Thì 1 là khách chết mất tiêu rồi.
  • 2 là khách đi tìm mọt bạn Sang thứ hai, bạn Sang thứ ba, bạn Sang thứ 99 còn lại. 

Mà mấy bạn đó mà chạy nhanh hơn để ra được cái kết quả, cái đích mà tất cả 100 bạn Sang đó cùng hướng đến, 99 ông còn lại chạy nhanh hơn ông Sang này. 

Thì sao?

OLIVIa:

Thì không có kết quả rồi ạ.

Anh Randy:

À. Đôi lúc người ta hay nói là trâu chậm thì uống nước đục, có nghĩa là khi đó thì 99 ông Sang kia ổng ăn hết cái trái ngon rồi, ổng ăn hết cái phần ngon rồi.

Còn ông Sang này ổng ì ạch mãi mới tới nơi thì chỉ còn cái hạt hoặc đôi khi thì tụi nó phá hết cái vườn cây rồi, chỉ còn cái rễ thôi. 

Thì lúc đó bạn không có thu thập được cái gì từ cái việc mà bạn đang chuyển đổi . Anh bổ sung thêm một góc nhìn nữa cho các bạn là khi mà kinh tế nó biến động thì những bạn đang làm kinh doanh họ sẽ có một vài xu hướng giống như bạn Sang này. 

  • 1 là tìm kiếm 1 cái mới.
  • 2 là chuyển đổi một cái cũ.

Nhưng bên cạnh đó có một hướng đi đôi lúc nó rất đơn giản nhưng nhiều bạn không nghĩ tới, thực tế đó là “không làm gì cả“.

Không làm gì cả ở đây có nghĩa là tôi chọn giữ vững cái mà tôi đang có lợi thế chỉ là tôi phục vụ lại khách hàng của tôi như thế nào mà thôi. Tôi không có thay đổi, tôi vẫn đứng yên. 

Anh nói nè, một số người đứng yên thì sống nhưng một số người đứng yên thì chết. Vì kinh tế, thị trường và khách hàng luôn thay đổi, đúng không?

Mình phải biết là khó khăn của một cái người đi làm đặc biệt là làm trong ngành chuyển động nhanh, như ngành xe ô tô và đặc biệt là chăm sóc xe là khi mà xu hướng khách hàng thay đổi thì họ thay đổi liên tục và cực kỳ nhanh.

Thì tháng sau và quý sau có thể là đã khác rồi. Vậy thì tôi sẽ đứng yên với cái xu hướng cũ để sống còn, để tồn tại hay là tôi sẽ phải thay đổi để tồn tại.

Đấy là cái mà anh nghĩ là bạn nên suy nghĩ trước tiên. Vậy nếu tôi chọn đứng yên, tôi đứng yên giữa vững tốt cái gì, để tồn tại. Còn nếu tôi chọn thay đổi thì mới tới 2 3 cái phương án giống như bạn Sang, đổi theo kiểu gì.

Mình phải xác định được là mình đi theo cái nhóm đứng yên mà phải sống nha hay là nhóm thay đổi để sống. Vì sẽ có một nhóm đứng yên sẽ chết và một nhóm thay đổi sẽ chết.

Thì nó mới hình thành nên cái thị trường, thị trường đó là một cuộc chơi có quy luật. Bất cứ sự thay đổi nào nó cũng như là những cơn sóng lúc lên lúc xuống.

Và có những sóng cực kỳ to, lâu lắm nó mới hết cái đợt xu hướng đó, cái sóng đó nhưng cũng có những sóng sớm nở, tối tàn, nhanh lên, nhanh xuống.

Vậy khó nhất là mình đi theo cái xu hướng nào, mình đi theo cái trend nào. Mình đang mạnh ở cái sóng nào, chứ không phải ai đã mạnh ở sóng này qua sóng khác mình cũng mạnh đâu.

Con sóng ở sông và con sóng ở biển nó khác nhau. Bạn có thể là nhà vô địch khi lướt sóng ở sông. Nhưng coi chừng ra biển là chỉ đợt sóng đầu tiên là bạn bay màu.

Vậy có nên ra biển hay không đã, hay là mình đứng yên tại chỗ, hay là mình chuyển đổi, hay là mình phải đương đầu với đợt sóng đó như thế nào. Anh nghĩ là em nên suy nghĩ kỹ về điều đó, trước khi chọn phải đổi theo hướng nào. 

Và tất cả những cái này bạn đều phải suy nghĩ, khó nhất là cũng như vậy nhưng mà ông Sang thứ nhất có thể thành công, nhưng ông Sang thứ hai nhìn thì cũng có vẻ giống ông Sang thứ nhất nhưng lại bị tạch. 

Vì không phải lúc nào mình thay đổi thì mình cũng sống, anh cho rằng một thứ mà bạn phải luôn theo dõi, bạn phải luôn cân nhắc để cân đo, đong đếm.

Mình có đủ lực đi hết cái sự đứng yên đó, để xem nó có tồn tại hay không. Đứng yên để vượt qua cái cơn sóng đó hoặc là mình có đủ lực để đi hết cái cơn sóng đó, đi theo cái cơn sóng đó để mà mình tồn tại.

Anh đã nói rồi, mỗi một con sóng mình sẽ có một thời gian để tồn tại. Vậy thì mình đứng yên mình có chịu qua hết cái cơn sóng đó hay không hoặc mình thay đổi mình có đi hết cái con sóng đó hay không. 

Mình phải về đích trước, nếu mình không về đích thì mình đâu có kết quả thì mình cũng sẽ lằng nhằng, mình cũng sẽ kém cạnh tranh, mình cũng sẽ yếu đi như một số bạn khác. 

Thành ra thời buổi kinh tế hiện nay là thời buổi kinh tế khá là hỗn loạn. Mọi người chạy lung tung, vỡ trận, mình đứng yên là mình tự chọn.

Mình đứng yên đôi lúc là nó sẽ có một con voi chạy tới, nó chạy mà nó chạy vô thức thôi, nó chạy tới mà mình vẫn đứng yên thì có thể mình “chết”. 

Nhưng nếu mình là con voi mà có con chuột nó chạy tới thì có thể là mình sống hoặc đôi lúc mình sẽ tìm ra cái lối thoát hoặc là chui vào ngõ cụt, cũng “chết” ở ngõ cụt.

Hoặc là như ở Sài Gòn mình đôi lúc đi vào hẻm để không bị kẹt xe, nhưng mà kẹt ở trong hẻm chứ không kẹt ở ngoài đường lớn, đúng không? 

Đó là những thứ, những góc nhìn mà anh nghĩ các bạn suy nghĩ khi mà mình có một vài điểm mà mình chưa ưn ý.

OLIVIA:

Cảm ơn anh Randy với những chia sẻ vừa rồi và em hi vọng là anh Sang cũng như những bạn đang ở trong trường hợp giống như bạn Sang thì cũng có thể tìm ra cho mình một hướng đi phù hợp. 

Và các bạn cũng đừng quên theo dõi những số EPS khác về Detailing, trên Google Podcast, Spotify, Youtube bằng cách gõ Detailing VietNam.

Hẹn gặp lại các bạn trong những số Podcast lần sau. 

Anh Randy:

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn. Nếu các bạn có tiếp tục những thắc mắc nhớ gửi cho Randy và nhớ gửi đầy đủ để Randy cùng team của Randy có thể giải đáp cho các bạn đầy đủ nhất nhé. 

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top