0

EPS 107: Kinh nghiệm deal lương với chủ workshop cho detailer mới

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 107: Kinh nghiệm deal lương với chủ workshop cho detailer mới
Loading
/

Vấn đề về lương, thưởng luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với những bạn mới tham gia ngành Detailing chuyên nghiệp. 

Trong EPS 107 tuần này, anh Randy sẽ chia sẻ cho các bạn về ưu nhược điểm của các hình thức kinh doanh mà nhiều doanh nghiệp đang muốn hướng tới nhằm cải thiện doanh thu nhé! 

Hãy lắng nghe các EPS của series Ask Randy để có thể học được những kiến thức bổ ích và những câu chuyện trong ngành Detailing từ anh Randy nhé! Nhanh chóng bỏ túi ngay những kinh nghiệm bổ ích nào.

Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam.

TÓM TẮT NỘI DUNG

(0:11) – Phần giới thiệu

(0:26) – Vì sao mức lương mà chủ Workshop đưa ra so với mức lương khảo sát trung bình lại có sự chênh lệch nhau? 

(4:52) – Dựa trên những yếu tố hay kinh nghiệm nào để chủ Workshop deal lương Detailing với người mới? 

(15:30) –  Ép giá Detailer mới? 

(25:09) – Phần kết

Nội dung

OLIVIA:

Xin chào tất cả mọi người đã đến với kênh Podcast của Detailing VietNam, mình là Olivia và anh Randy – giám đốc giáo dục tại tổ chức giáo dục Detailing VietNam.

Dạ em chào anh.

Anh Randy:

Chào Olivia, chào các bạn.

OLIVIA:

Trong tuần vừa qua em có nhận được rất nhiều câu hỏi từ những bạn đang theo học cũng như là vừa mới tốt nghiệp ngành Detailing về mức lương khởi điểm khi bắt đầu làm nghề Detailing chuyên nghiệp.

Em cũng nhận thấy là vấn đề về lương, thưởng sau khi làm Detailing xe hơi luôn được mọi người quan tâm.

Tuy nhiên thì các bạn vẫn thắc mắc là tại sao có nhiều nơi mức lương của chủ Workshop đưa ra so với mức lương khảo sát trung bình của thị trường nó lại có sự chênh lệch nhau, không biết là anh Randy có thể chia sẻ một chút về các mức lương ở nhiều vị trí đang tuyển dụng trong ngành Detailing trong thời gian hiện tại được không ạ? 

Anh Randy:

Quay lại một cái là các bạn thắc mắc mức lương trung bình thị trường là các bạn khảo sát bằng cách gì? 

OLIVIA:

Dạ thường thì em thấy các bạn sẽ khảo sát qua Google ạ là “mức lương khởi điểm của ngành Detailing là bao nhiêu”, hoặc các bạn sẽ hỏi trực tiếp người đang làm việc tại Workshop đó coi thử là mức lương của họ là bao nhiêu.

Hoặc các bạn tìm hiểu trên những trang tuyển dụng việc làm Detaailing để tìm hiểu về mức giá của các bài đăng tuyển dụng. 

Anh Randy:

Vậy thì khi mà các bạn đang so sáng để tìm hiểu về cái mức lương khi làm Detailing chuyên nghiệp để các bạn chọn cho mình cái chỗ tìm việc phù hợp đúng không?

Vậy thì các bạn tthắc mắc là tại sao nhiều nơi và nhiều chỗ Workshop có những mức lương, mức trả khác nhau hả?

Nếu mà như vậy thì thực ra chuyện đó bình thường thôi, tại vì làm Detailing chuyên nghiệp là một loại hình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Nghĩa là cái Workshop, cái trung tâm chăm sóc xe đó họ bán cho khách hàng của họ một cái dịch vụ mà dịch vụ đó không có giống nhau ở các Workshop, chứ không phải là họ bán một sản phẩm cố định giống như chiếc điện thoại hoặc cái máy tính.

Thành ra khi bán một sản phẩm cố định thì giá nó sẽ giống như nhau tại các cửa hàng, đúng không?

Còn khi mình làm dịch vụ thì giá nó đâu có giống nhau là chuyện bình thường mà giống như khi mình đi cắt tóc ở một cái tiệm thì cái tiệm A nó cắt cho mình cái kiểu này với giá như thế này, qua tiệm B thì nó khác nhau mặc dù có thể cùng trên một con đường, cùng một phường.

Hoặc khi đi spa thì dịch vụ spa tại cái tiệm này nó có cái cách làm như thế này, nó có quy trình như thế này, nó có cái liệu trình như thế kia.

Bên tiệm khác nó có cái liệu trình, quy trình, thợ, tay nghề khác nhau và hóa chất họ dùng cho cái spa đó nó cũng khác nhau thì cái giá nó khác nhau.

Nghĩa là cái doanh thu của trung tâm chăm sóc xe hơi hoặc là của cái Detailing Workshop mà họ nhận được, cái người chủ Workshop á họ nhận được là khác nhau hay giống nhau? 

Olivia:

Dạ khác nhau. 

Anh Randy:

Khác nhau thì họ sẽ phải cân đối và các Workshop Detailing này họ làm quy trình khác nhau hay cũng một quy trình giống như nhau luôn. 

Olivia:

Dạ khác nhau. 

Anh Randy:

Khác nhau luôn, vậy thì họ cũng được quyền chi trả khác nhau chứ đâu phải là cố định đâu, thành ra ở mỗi nơi họ có công thức tính lương khác nhau.

Họ có nhu cầu về tay nghề của kỹ thuật viên cũng khác nhau luôn, phải không? Cho nên họ nhận các tay nghề, các trình độ và các hiệu suất làm việc cũng khác nhau nên họ trả khác nhau là chuyện bình thường. 

OLIVIA:

Em thấy khi mà các Workshop Detailing đăng tin tuyển nhân viên Detailing thì họ thường sẽ để là lương khởi điểm từ 6 – 10 triệu.

Vậy anh có thể giải đáp cho các bạn mới tốt nghiệp ngành Detailing là những chỗ Workshop đó, người ta sẽ dựa trên những yếu tố hay là những kinh nghiệm deal lương Detailing với những người mới ạ? 

Anh Randy:

Khi mà đi tìm việc, thực tế nhiều bạn nghĩ là người ta trả giá hay người ta đề xuất thế này là hợp lý.

Quan điểm của anh là như thế này nè, quan điểm của anh thì khác với cái việc mà các bạn vẫn thường hay nghĩ. Đó là khi mà mình đi làm cho một Workshop là mình bán cho họ cái mà họ cần.

Họ cần dùng một cái gì đó của người kỹ thuật hoặc người cố vấn dịch vụ, người quản lý Workshop hay bạn làm vị trí gì, người ta cần một cái gì đó ở bạn để người ta lấy cái đó người ta kết hợp với những người còn lại.

Với cơ sở vật chất, thiết bị, kỹ thuật mà người ta đã đầu tư và cái cách bán của họ, họ bán cho người khách. Như vậy cái sự đến nhau giữa hai bên: người chủ Workshop và ví dụ nhân viên Detailing là một sự hợp tác.

Trong đó bên chủ Workshop họ mua một cái gì khi mà họ tuyển nhân viên Detailing còn bên bạn – người đi làm, người ta bán cái gì cho chủ Workshop.

Vậy thì khi mà hai bên đến như vậy thì đầu tiên nó phải xuất phát từ việc phù hợp hay không phù hợp đã. Nghĩa là cái mà bạn muốn bán cho chủ Workshop có phải là cái họ muốn mua hay không.

Nếu mà cái bạn muốn bán mà họ không muốn mua thì bạn có tặng miễn phí họ cũng không muốn lấy chứ đừng có nói là họ mua. 

Vậy cái mà họ muốn mua mà bạn không có thì họ phải đi tìm người khác, mà nếu tìm khó quá hoặc ít quá thì họ phải trả thêm phí cao hơn.

Có nghĩa là họ phải trả lương khởi điểm cao hơn để có được cái họ muốn mua, mà tại sao họ muốn mua cái đó, vì họ mua cái đó họ mới bán được cho khách hàng của họ.

Như vậy thì cái lương khi bạn đi làm Detailing á nó là một con số mà đầu tiên nó phải thỏa mãn được 2 bên. Đầu tiên là cung và cầu đã một bên muốn mua, một bên muốn bán.

Cái tiếp theo là người đó phải cân đối con số đó để trả cho bạn, mà họ phải còn có một phần lợi nhuận thì họ mới tồn tại được chứ, đúng không? Đó là cái mà các bạn nhân viên Detailing khi đi làm thường ít để ý. 

Cái tiếp theo là tại sao có người thì lương cao mà có người thì lương thấp, thì nó liên quan tới hiệu quả làm việc. Nghĩa là trong một ngày bạn làm được bao nhiêu xe, cùng một ngày bạn làm được bao nhiêu gói dịch vụ, cùng một lúc bạn làm được bao nhiêu việc.

Hoặc là cùng một ngày bạn đến Workshop để làm việc thì bạn làm được những gói dịch vụ có giá trị nào là cao. Bạn làm được nhiều gói dịch vụ có giá trị cao thì thu nhập của Workshop nó mới cao.

Mà thu nhập của Workshop cao thì bạn mới có lương cao, còn cùng một ngày mà bạn chỉ làm được những cái gói dịch vụ có giá trị thấp thì bạn cũng mất một ngày.

Nhưng mà giá trị nó thấp thì người chủ Workshop họ nhận về thu nhập, cái doanh thu nó cao hay thấp? Nó cũng thấp luôn. Nó thấp luôn thì làm sao họ trả lương cho bạn cao được, bạn hiểu không?  Và nó liên quan đến cái hiệu suất làm việc và năng lực công việc của bạn nữa.

Anh Randy:

Lấy ví dụ cùng là 3 tiếng đồng hồ nhưng nếu bạn làm gói đánh bóng sơn thì bạn có thể kiếm về cho Workshop đó, ví dụ 2, 3, 4 triệu, đúng không?

Thì cái thu nhập của bạn sẽ được trả con số tương ứng như vậy. Nhưng nếu bạn dùng 3 tiếng đó bạn rửa xe, chỉ rửa xe và hút bụi. Bạn rửa được 3 chiếc, 3 chiếc đó nó đem về có khoảng 500 ngàn, thì bạn cũng mất khoảng 3 tiếng đồng hồ.

Mà thu nhập của Workshop nó chỉ có khoảng 500 ngàn, chưa trừ các chi phí thì làm sao mà trả lương cho bạn cao? Nghĩa là cái chuyên môn của bạn ảnh hưởng đến tính chất công việc của bạn không? Có. Vậy bạn có phải đầu tư vào cái tôi của bạn cao không? Có. 

Nếu như ngay từ những ngày đầu tiên bạn đi làm Detailing chuyên nghiệp mà nó ở xuất phát điểm cao thì lương của bạn nó mới cao được.

Còn khi bạn xuất phát điểm mà lương thấp đặc biệt là các bạn hiện nay đang tìm các nơi để học việc Detailing, học nghề Detailing miễn phí nè, thì khi bạn đến cái chỗ Workshop đó để học Detailing thì cái năng lực của bạn cao không?

Bạn đang đi học việc mà, bạn chưa có nghề, bạn không muốn bỏ tiền đi học nghề. Bạn muốn đến cái Workshop đó để bạn học việc thông qua quá trình bạn làm từ chỗ đó.

Bạn biết việc, bạn không phải trả tiền học thì cái chuyên môn bạn có cao không? Không. Chuyên môn bạn đâu có cao. Mà chuyên môn bạn không cao thì bạn có làm được nhiều việc không? Không. Mà đã không làm được nhiều việc thì lương khởi điểm làm sao mà cao được. Như vậy không có cái nào là đúng và không có cái nào là sai. 

Anh thấy nếu như bạn chọn bỏ tiền ra học để cái chuyên môn, hiểu biết, tay nghề của bạn cao lên thì sau khi học xong bạn có cái đó. Thì xuất phát điểm của bạn nó tốt. Mà xuất phát điểm tốt thì mức lương khởi điểm của bạn nó cũng tốt, nó cũng cao.

Còn nếu bạn chọn là bạn không muốn bỏ tiền đi học. Bạn không đầu tư vào bản thân bạn. Bạn đến chỗ đó để bạn đổi công và thời gian của bạn lấy cái hiểu biết thì cái năng lực của bạn có cao không?

Năng lực không cao thì lương khởi điểm cũng không cao, thấp luôn. Là chuyện bình thường mà, hợp lý mà.

Cho nên, người ta để lương khởi điểm từ 6 – 10 triệu cũng rất phổ biến. Quna trọng nhất là bạn là ai, tại sao bạn thì 6 mà  bạn kia cũng cùng tuổi như bạn thì mười.

Nó phụ thuộc vào khả năng đóng góp của bạn cho cái Worlsho đó. Vậy nếu mình không biết mình nên đống góp cho Workshop đó cái gì thì làm sao mình biết để mà mình deal lương được.

Cho nên mình dã không biết thì lấy gì có cái để mình nói chuyện với họ, mình trả giá với họ được. Chứ nếu mà mình biết thì mình mới trả giá với họ được.

Nghĩa là mình biết: tôi có cái gì, tôi đến chỗ của anh, tôi làm được cái gì. Làm cái đó kiếm về cho anh bao nhiêu tiền, anh sẽ trả cho tôi bao nhiêu tiền.

Còn khi em đến đó em không biết mình phải làm cái gì, cái gì họ cần em cũng chưa biết, toàn họ phải chỉ em thì cái đóng góp của em cho họ có gì nhiều không? Không. Họ còn mất công nữa, hoặc cái em có nhưng mà đến nơi làm cho họ em làm kỹ thuật này nó cứ trầy trật, lên xuống mãi không giao được cái xe theo đúng ý khách.

Mà đã không đúng ý khách, vừa mất thêm thời gian thì khách có trả tiền không? Mà khách không trả tiền thì lấy đâu mà có thu nhập được tốt. Mà thu nhập không được tốt thì lấy đâu ra tiền trả nhân viên. 

Vậy kinh nghiệm deal lương mà theo anh là tốt nhất, có nghĩa là bạn phải tìm hiểu cái Workshop Detailing đó họ đang kinh doanah dịch vụ gì nè.

Những dịch vụ dó họ kinh doanh như thế nào, cách họ làm khoảng bao nhiêu. Nếu em đến Workshop đó em làm hiệu suất Detailing, em làm các gói dịch vụ đó ra sao. 

Mỗi ngày em kiếm cho chủ Workshop bao nhiêu tiền, mỗi tháng tôi có thể đem về doanh thu, tôi có thể làm về số lượng xe là bao nhiêu. 

Là cách để deal lương, tốt nhất là cho các bạn, mà muốn như vậy thì phần này nó chỉ thích hợp với những bạn có chuyên môn, có năng lực, có tay nghề. Còn những người chưa có tay nghề thì mình phải chấp nhân mình phải học hoặc mình đi làm để có tay nghề đã.

Chứ nếu mà bạn không chịu học thì rốt cuộc, thị nó đâu, thì thị trường sẽ đào thải bạn, đâu có chỗ cho những đứa không biết nghề, đúng không? 

OLIVIA:

Có một trường hợp mà em thấy đã nổ ra những tranh cãi rất nhiều về “ép giá detailer mới”, đứng trường hợp như một người nhân viên thì họ sẽ thấy là bản thân mình đang bị bóc lột và tiền lương của họ không xứng đáng so với những công sức mà họ bỏ ra.

Nhưng đứng trên góc nhìn của một nhà tuyển dụng, một chủ workshop detailing thì họ lại nghĩ là, với những bạn mới chưa có kinh nghiệm gì thì mức giá như vậy đã là tương đối ổn rồi, vì họ không thể đảm bảo rằng những bạn mới thì có làm tốt hay không, có làm hài lòng khách hàng hay không.

Chính vì vậy cho nên là khi mà những bạn mới deal lương lên với nhà tuyển dụng thì họ thường sẽ không chấp nhận và đưa ra nhiều cách để từ chối tăng lương cho những người mới đi làm Detailing.

Thì không biết là anh nghĩ gì về trường hợp như thế này ạ, có cách nào để có thể giải quyết thỏa đáng và cân bằng được cả hai bên không ạ?

Anh Randy:

Đầu tiên là mình phải cần biết là tại sao họ lại không chấp nhận cho việc phải trả một số lương như mình yêu cầu mới được. Vậy quay lại là con số lượng bạn yêu cầu đến từ đâu? 

 

OLIVIA:

Em nghĩ nó là do các bạn mong muốn như vậy. 

Anh Randy:

Ủa mình mong muốn như vậy. Ví dụ như ăn sáng đi, em không ăn em cũng sống được, em uống một ly cafe em cũng sống được, em ăn một tô phở bình thường em cũng sống được, mà em ăn tô phở dát vàng em cũng sống được. 

Và nếu mà em chọn tố phở dát vàng thì em phải có năng lực để chi trả số đó, chứ không thể đổ thừa do em không đủ tiền được. Vậy thì nếu mà mình mong muốn, mình muốn là một chuyện.

Khi mà anh còn làm đào tạo á thì anh hay ví dụ rằng: bây giờ em muốn người yêu của em là hoa hậu, anh hay dạy mấy bạn học nghề Detailing lắm. 

Các em mà muốn người yêu của em là hoa hậu thì đầu tiên em xem lại, hoa hậu là sẽ có nhu cầu chi tiêu cao hay thấp nè là một. Cái thứ 2 nếu người ta là hoa hậu thì mình cũng phải có cái gì đó tương đồng thì người ta mới quen đúng không? 

Nó giống vậy, chứ không thể mà tự nhiên… ví dụ mình đang chăn trâu thì mình không thể quen với bạn gái là hoa hậu được bởi vì mình không có đủ sức để mà mình đồng hành cùng bạn đó đúng không? 

Và bạn đó cũng không thể đi ra đồng để cưỡi trâu với mình được nhưng người ta có thể cưỡi bò trên một chiếc Ferrari thì được.

Người ta hay bảo vui là mây tầng nào thì gió tầng đó, gió tầng nào thì mây tầng đó. Đấy là mình phải lựa cho nó phù hợp. Vậy cái bạn muốn đâu có nghĩa là chủ Workshop người ta muốn đâu. 

Vậy các Detailer mới đi làm với một cái mong muốn có mức lương như thế nào, đó là chuyện của bạn, không có nghĩa là chủ Workshop cũng nghĩ như bạn.

Anh sẽ giải thích là tại sao lại như vậy là bởi vì chủ Workshop cũng có mong muốn bán giá dịch vụ như họ muốn, đúng không? Có đồng nghĩa với mức giá nào thì khách hàng cũng trả không? Không.

Khách hàng được quyền trả theo ý của họ đúng không? Và nếu họ có nhiều sự chọn lựa thì không phải là họ chỉ cân nhắc chỗ của em mà họ còn đòi nhiều thứ khác.

Họ có thể đến trung tâm khác luôn, họ không có đến chỗ em luôn. Dẫn đến việc chủ Workshop kiếm được tiền từ việc bán dịch vụ là dễ hay khó? Là khó. 

Khó thì việc mà họ phải giữ cân bằng để họ tồn tại là khó hay dễ cũng khó luôn, vì vậy nên họ phải chọn những nhân viên nào phù hợp với điều kiện kinh doanh của họ để mà họ vận hành. 

Điểm yếu chết người nhất hiện nay ở các chủ Workshop, ở các trung tâm chăm sóc xe, đó là về năng lực kinh doanh và năng lực vận hành Workshop. 

Năng lực kinh doanh nghĩa là gì? Nghĩa là bạn biết làm nghề nhưng mà cái tư duy kinh doanh của bạn kém lắm, bạn không có hiểu khách. Bạn không hiểu khách thì bạn không phục vụ khách được hài lòng. Đó là điểm kém về việc kinh doanh.

Còn điểm kém về vận hành có nghĩa là bạn không có quản lý kiểm soát được, nên bạn bị hao phí, bị hao hụt, bị lãng phí, hiệu suất không có cao.

Nên là cái tiền bạn kiếm có thể 10 đồng nhưng mà bạn hao phí vì bạn chơi dại, bạn dùng thiếu kiểm soát, nó lãng phí những thứ đó. Nó không sinh ra bất cứ đồng nào cho bạn nó chỉ đốt tiền thôi.

Nên bạn kiếm được 1 đồng, bạn sài hết 7 8 đồng thì bạn lấy đâu ra để tích lũy mà không có tích lũy thì lấy đâu đầu tư cho nhân viên và đầu tư cho hệ thống.

Cho nên bạn đã không đầu tư được thì lấy đâu mà tuyển nhân viên với lương cao được. Anh nghĩ với quan điểm của bên anh và cách vận hành của bên anh, anh có nhu cầu trả lương cho các bạn cao với điều kiện các bạn phải tự biết làm. 

Anh cũng không có nhu cầu bạn nào tới làm thuê cho bên anh cả, tất cả các bạn đang làm ở Detailing VietNam nói chung và các thành viên bên anh thì họ tự vận hành hết, cho nên là có nhiều bạn học viên cũ hay nói với anh là không biết bây giờ anh làm cái gì.

Vì dạy mà không thấy anh dạy, bán hàng thì anh không có bán hàng vậy anh làm cái gì. Thật ra là anh đang làm việc của anh.

Các bạn làm tốt thì anh để cho các bạn làm thôi và anh hỗ trợ và giúp đỡ các bạn làm, không nhất thiết là anh phải làm các việc đó vì anh nghĩ là các bạn có thể làm được và làm tốt còn có thể làm tốt hơn anh nữa. 

Cho nên quay lại chuyện người ta ép giá mình cũng bình thường, chủ Workshop mà ép giá nhân viên Detailing thì cũng bình thường, vì khách hàng cũng ép giá chủ Workshop như thường à.

Nên khi bị ép thì họ phải ép lại thôi, thì nó mới tìm ra cái lợi nhuận để họ tồn tại chứ. Vậy nếu như mà chủ Workshop nó không tồn tại thì nhân viên mới hay nhân viên cũ cũng đâu có việc làm đâu.

Và nó quay lại một cái thứ mà anh nghĩ là hầu hết chúng ta đều quên mất đó là thị trường ngành Detailing.

Thị trường ngành Detailing có nghĩa là gì? Với sự phát triển của thị trường thì tương ứng với mỗi thời điểm nó có một cái mức độ phát triển khác nhau.

Thị trường càng phát triển thì càng có nhiều công việc cho những người làm Detailing chuyên nghiệp. Và càng có công việc thì có nhiều vị trí nghề nghiệp.

Ví dụ như lúc xưa là chỉ có kỹ thuật viên thôi nè. Bây giờ là có kỹ thuật viên, có quản lý kỹ thuật, có cố vấn dịch vụ, có cả quản lý Workshop, có cả bán hàng,…

Nó đã thay đổi rất rất nhiều chỉ trong khoảng 5 6 năm gần đây nó đã khác rất nhiều rồi. Như vậy thì nó sẽ có thêm nhiều cơ hội cho nhiều bạn với các tố chất, với các đam mê và với các lợi thế khác nhau để làm.

Là nghĩa là nó đã phát triển rồi. Vậy khi mà nó tiếp tục phát triển thêm nữa thì thu nhập từ từ nó mới cải tiện được. Em không thể một sớm, một chiều mà thu nhập bỗng nhiên hôm nay lương 5tr qua năm sau lương thành 10tr được. 

Nó cần có sự chuyển biến dần dần khi khách hàng chấp nhận Detailing, khi khách hàng chấp nhận Detailing chuyên nghiệp, khi khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn.

Ngân sách của họ cho những việc đó và nó cần thời gian. Như anh thường nói với các bạn là mì ăn liền nó vẫn phải chờ, chứ không phải ăn liền được đâu, em vẫn phải chờ 10 phút. 

Nên em muốn có lương cao ngay từ khi đi làm, đôi lúc là không phù hợp, bởi vì cái đó là mong muốn chủ quan của riêng em. Chứ chủ Workshop người ta cũng muốn có doanh thu cao ngay từ ngày đầu tiên khai trường, đúng không? 

Nhưng mà có dễ không? Đâu có dễ ăn đâu. Nếu mà dễ ăn thì không tới lượt mình. Nên anh giải thích cho bạn lý do vì sao người ta ép giá. Khách hàng họ ép hết, từ chủ Workshop, cho tới nhân viên, cho tới tất tần tật. 

Thì chuyện đó bình thường mà.

OLIVIA:

Hy vọng là sau khi nghe tập Podcast ngày hôm nay sẽ giúp các bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp Detailing có thể giải đáp được những thắc mắc về vấn đề thu nhập trong ngành này.

Hãy để lại câu hỏi bên dưới nếu như các bạn đang có bất kỳ những câu hỏi hay những thắc mắc nào nha. Nhấn theo dõi những số EPS khác về Detailing trên Google Podcast, Spotify, Youtube bằng cách gõ Detailing VietNam.

Hẹn gặp lại mọi người trong những số Podcast lần sau. 

Anh Randy:

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top