0

EPS 109: Hiểu đúng về mức lương detailing tại trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 109: Hiểu đúng về mức lương detailing tại trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp
Loading
/

Lương Detailing tại trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp là bao nhiêu và tại sao ở mỗi vị trí làm việc khác nhau thì mức lương – thưởng cũng khác nhau. 

Trong EPS 109 tuần này, anh Randy sẽ giúp các bạn có thể hiểu đúng về mức lương khi làm Detailing tại trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp. 

Hãy lắng nghe các EPS của series Ask Randy để có thể học được những kiến thức bổ ích và những câu chuyện trong ngành Detailing từ anh Randy nhé! Nhanh chóng bỏ túi ngay những kinh nghiệm bổ ích nào.

Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam.

TÓM TẮT NỘI DUNG

(0:11) – Phần giới thiệu

(0:27) – Tại sao mức thu nhập của người làm kỹ thuật viên và người làm quản lý kỹ thuật lại có sự chênh lệch nhau, trong khi kỹ thuật viên Detailing là người trực tiếp làm ra chiếc xe cho khách hàng? 

(26:03) – Phần kết

Nội dung

Vivian:

Xin chào tất cả mọi người đã đến với kênh Podcast của Detailing VietNam, mình là Olivia và anh Randy – giám đốc giáo dục tại tổ chức giáo dục Detailing VietNam.

Dạ em chào anh.

Anh Randy:

Chào Olivia, chào các bạn đang nghe Podcast. 

Vivian:

Sau khi tập Episode 107 về “Kinh nghiệm deal lương với chủ Workshop” được xuất bản thì em thấy hầu hết các bạn đang chuẩn bị dấn thân vào ngành Detailing chuyên nghiệp đều rất quan tâm đến vấn đề về lương Detailing.

Và em cũng nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bạn xoay quanh chủ đề này. Ở đây thì em thấy bạn B, bạn đang làm việc tại Workshop Detailing ở Đồng Nai, bạn có để lại câu hỏi cho anh là:

Tại sao mức thu nhập của người làm kỹ thuật viên Detailing và người quản lý kỹ thuật lại có sự chênh lệch nhau trong khi kỹ thuật viên Detailing là người trực tiếp làm ra chiếc xe cho khách hàng?

Anh Randy:

Việc mà các bạn quan tâm, thắc mắc và đặt câu hỏi về vấn đề mức lương của các vị trí khác nhau trong Workshop thì anh nghĩ không chỉ riêng bạn ở Đồng Nai quan tâm đâu, mà tất cả các bạn khi đi làm đều quan tâm. 

Đầu tiên mình cần phải biết là cái chức danh đó trong Workshop tại sao có chức danh đó là cái đầu tiên.

Cái tiếp theo đó là sự khác biệt về tính chất công việc của những người đảm nhận các vị trí đó tại Workshop nó như thế nào, hay chỉ là cái tên gọi mà thôi. Từ cái đó mình mới suy ra được là tại sao có lương khác nhau.

Trước khi nói về các vị trí khác nhau thì bạn mà đi làm người ta sẽ làm cho chủ Workshop và sẽ nhận lương vào cuối tháng đúng không? 

Nếu là Olivia thì Olivia có nghĩ là trong một cái Workshop có nhiều bạn kỹ thuật viên như vậy thì bạn nào cũng có cái “lương” giống nhau hay là “lương” của các Detailer là khác nhau? 

Vivian:

Dạ em nghĩ là khác nhau tùy thuộc vào số lượng công việc mà bạn đó làm. 

Anh Randy:

Vậy nó khác nhau là nó khác nhau bởi cái gì? Mặc dù là 2 bạn Detailer là ngày nào cũng đến chỗ đó làm. Vậy tại sao cái lương của họ là khác nhau.

Vivian:

Em nghĩ là về cái mức độ công việc mà bạn đó đảm nhận là tùy thuộc vào số lượng xe mà bạn đó làm. 

Anh Randy:

Nó có thể là tùy thuộc vào cái số lượng xe mà bạn có thể làm trong cùng một quỹ thời gian mà bạn tới Workshop đúng không? 

Vivian:

Dạ

Anh Randy:

Nó cũng có thể phụ thuộc vào tính chất công việc mà bạn làm, sự phức tạp của gói dịch vụ mà bạn đảm nhận, nó cũng phụ thuộc vào cái giá trị của cái công việc đó đem đến cho khách hàng.

Ví dụ như cùng làm 1 giờ, nhưng cái đóng góp của bạn cho khách hàng là một gói dịch vụ rửa xe, giả sử có giá trị là 200 ngàn, trong vòng 1 giờ thì nó sẽ khác với việc bạn dành 3 tiếng cho một gói ví dụ như vệ sinh nội thất đi.

Ví dụ như 3 gói rửa xe và hút bụi cái Workshop mà bạn làm, người ta bán cho khách hàng được 3 gói đó thì sẽ có 200 ngàn nhân 3 là bằng 600 ngàn đúng không? 

Vậy cái thu nhập của bạn nó sẽ phụ thuộc trong 600 ngàn mà Workshop có doanh thu nhưng mà nếu như cũng 3 tiếng đó bạn làm 1 gói vệ sinh nội thất cho 1 xe thôi.

Vậy thì tiền vệ sinh nội thất đó, ví dụ như 2 triệu đi. Vậy thì thu nhập của bạn trong gói dịch vụ đó nó phải khác, đúng không? 

Nó phải khác cái phần đóng góp của bạn cho khách hàng và nó còn liên quan đến kết quả đầu ra của bạn như thế nào, so với yêu cầu của khách hàng hay là so với yêu cầu của chuẩn mực chất lượng,… nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Và nó còn phụ thuộc vào tần suất mà khách ghé đến chỗ Workshop của bạn nữa. Nếu mà khách không ghé đến chỗ của bạn thì làm sao bạn lương cao được đúng không? 

Anh Randy:

Giả sử bạn rất là giỏi về đánh bóng và sơn xe, bạn rất giỏi về dán PPF nhưng mà không có khách, thì lương làm sao cao được đúng không?

Vậy thì nó phụ thuộc rất là nhiều yếu tố, ngay cả khi cùng một vị trí kỹ thuật viên Detailing trong Workshop Detailing là đã có thu nhập khác nhau rồi, chứ đừng nói đến khác vị trí. 

Như anh vừa mới nói xong là bạn sẽ thấy nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó nó liên quan tới cái năng lực của bạn, anh gọi là cái vốn mà bạn có.

Bạn dùng cái đó để bạn bán cho chủ Workshop để họ dùng cái đó họ kết hợp với những người khác, cách thức kinh doanh của họ để họ bán cho khách hàng.

Vậy nếu như mà cái tập thể của bạn nó không đủ người, không đủ các mắt xích để chạy cái hệ thống thì nó không thể ra được gói dịch vụ cho khách hàng nữa. 

Vậy thì nó dẫn đến việc đòi hỏi trong một cái Workshop, tùy quy mô khác nhau và tùy cái chuẩn mực mà khách hàng yêu cầu cho chỗ của bạn và tùy cái số lượng xe có hằng ngày, hằng tháng. 

Mà nó sẽ phát sinh ra việc có thêm những vị trí khác ngoài những vị trí kỹ thuật viên. Ví dụ như cố vấn dịch vụ, ví dụ như quản lý kỹ thuật, ví dụ như quản lý Workshop. 

Hoặc nếu mà nhỏ hơn thì là một tập hợp của các bạn kỹ thuật viên, thì có một người cứng đứng ra, người trưởng nhóm, đứng ra quản lý một đội đó, chứ đâu phải một người làm hết được.

Vậy thì những công việc khác nhau có tính chất công việc khác nhau.

Anh Randy:

Lấy ví dụ ở cái câu hỏi mà bạn hỏi giữa người kỹ thuật viên và người quản lý kỹ thuật, thì khác nhau giữa 2 người này trong cùng 8 tiếng một ngày khi đến với Workshop, thì với góc nhìn của Olivia thì họ đóng góp những gì khi 8 tiếng 1 ngày với các vị trí khác nhau thì họ đến Workshop họ đóng góp cái gì?

Vivian:

Dạ theo em thì người quản lý kỹ thuật mặc dù họ không trực tiếp làm Detailing cho chiếc xe của khách nhưng mà người ta sẽ bố trí công việc để các bạn kỹ thuật viên làm Detailing cho nó hợp lý. 

Anh Randy:

Đúng rồi, chính xác.

Vậy thì, cái người quản lý kỹ thuật có cần biết kỹ thuật không? Có cần biết kỹ thuật để bố trí công việc cho các bạn kỹ thuật viên khác nhau để làm được chiếc xe không? 

Có. Mặc dù là không làm việc trực tiếp vào chiếc xe nhưng người quản lý kỹ thuật có biết phân bố ai nên làm cái gì và ai không nên làm cái gì trên chiếc xe đó không? 

Có. Nghĩa là về chuyên môn họ vững hay là họ kém? Họ vững, họ rất vững và họ nắm được toàn bộ quy trình gói dịch vụ cũng như họ nắm được ưu điểm, hạn chế của từng bạn kỹ thuật viên, họ cũng biết thời gian cho phép của chiếc xe đó là bao nhiêu. 

Nên họ cân đối giữa những công việc đó và công cụ, thiết bị, hóa chất, vật tư, quy trình của Workshop để họ điều phối Ai – sẽ làm cái gì, ai – không nên làm cái gì, ai – cần phối hợp với ai làm trước việc này, việc nào nên làm sau.

Đến thế nào thì là đạt yêu cầu, đến thế nào gọi là đủ thời gian để không bị trễ tiến độ, đúng không? 

Thì đó là cái công việc hằng ngày, là cái chuyên môn của họ, còn đối với người kỹ thuật viên thì chuyên viên của họ là gì?

Khi được giao cho một bài toán, một cái vấn đề trên chiếc xe thì họ dùng cái tay nghề của họ, họ dùng cái dụng cụ được cấp, họ dùng cái hóa chất họ có và làm theo cái quy trình với cái quy trình đó để ra kết quả đúng như được giao. 

Anh Randy:

Tính chất công việc khác nhau nhưng mà tại vì sao nhiều bạn hay so sánh? 

Anh cho rằng ở Việt Nam hay gặp cái tình trạng là xem cái chức danh nên thông thường là chúng ta sẽ thấy khi mà đi làm, cái quan điểm của các bạn ở Việt Nam.

Đặc biệt là các bạn làm nghề thì anh thấy là thợ Việt Nam tay nghề thường rất là giỏi và đặc biệt là họ tự làm độc lập cũng rất là chuẩn chỉ luôn.

Nhưng có một điểm mà có lẽ các bạn thợ cần phải cải thiện, anh thấy trong nhiều ngành nghề và đặc biệt ở ngành Detailing cũng vậy luôn, là khả năng làm việc đội nhóm.

Những người thợ tay nghề rất giỏi, họ tự làm độc lập rất giỏi nhưng khi xếp họ làm cùng với nhau, thì coi chừng kém còn hơn là một người làm.

Vì họ không có cái my set về làm việc nhóm, họ không có cái tư duy phối hợp với nhau mà nhiều công việc không phải chỉ một người thợ là biết làm, mà là quỹ thời gian hạn hẹp. 

  • Quỹ thời gian của khách hàng đó, người ta cho mình ít.
  • Cái thứ 2: là để giải quyết được số lượng xe lớn thì phải phối hợp với nhau, cho nên khi phối hợp với nhau nhiều người không phối hợp được hoặc đặt cái tôi của mình lớn quá. Hoặc là có su hướng so sánh.

Có nghĩa là thay vì cái sự tập trung mà bạn A, bạn B, bạn C, bạn D khi vào làm chiếc xe là tôi phải phối hợp với bạn và những người khác để bàn giao chiếc xe là tôi có giỏi hơn bạn hay không hay là bạn có hơn tôi hay không khi vào làm chiếc xe.

Anh Randy:

Đây không phải là môn thể thao đối kháng, chúng ta so sánh với nhau mà đây là môn thể thao phối hợp đồng đội, nghĩa là tôi và bạn và những người khác phải cùng bắt tay nhau để xử lý những vấn đề trên chiếc xe. 

Nên khi góc nhìn bị lệch lạc, anh cho rằng sự tập trung nó bị phân tán đi. Họ không còn tập trung và nhìn về nhiều hướng thay vì tất cả phải nhìn về cùng một hướng nên sự phối hợp giữa những con người khi mà làm việc cùng với nhau rất trầy trật.

Thành ra là họ không dùng cùng một ngôn ngữ với nhau để thống nhất với nhau được, mà mỗi người đặc biệt là những bạn thợ càng cứng nghề, càng có cái tôi riêng.

Họ muốn làm theo cách mà họ nghĩ làm như vậy mới ổn, mới đạt. Và nhiều khi cái chuẩn của những người này nó không giống nhau. Nên vì họ không tìm được tiếng nói chung với nhau, nên đẻ ra một người gọi là “người quản lý kỹ thuật”.

Người này làm cái gì? Sắp xếp ông A vào chỗ này, ông B vào chỗ kia, người này làm trước, người này làm sau, đúng quy trình, để hoàn thành chiếc xe giống như yêu cầu của tôi.

Nên các bạn không tự làm việc độc lập được mà phải có người quản lý hoặc khi có người như vậy rồi mà một đội làm kỹ thuật không hiểu ông khách hàng ổng muốn cái gì cả.

Ông khách hàng muốn làm kiểu A. Các bạn cứ theo kiểu B, như thế này mới đúng, chuẩn chỉ như thế này mới đúng, chuẩn việc như thế này mới đúng.

Nhưng mà khách hàng, tôi muốn kiểu này. Những người này họ không đứng về cùng phía với khách hàng được. Những người kỹ thuật họ thấy cái này là chưa đúng, họ thấy cái này chưa đạt, nhưng mà khách hàng họ cần cái theo ý họ.

Nên giữa một đội nhóm những người làm kỹ thuật với ông khách hàng mà không hiểu được nhau, thì lại đẻ ra một ví trí nữa, đó là “cố vấn dịch vụ“.

Cố vấn dịch vụ là người hiểu khách hàng để truyền đạt những yêu cầu đó cho những ông giỏi về kỹ thuật nhưng không hiểu gì về khách hàng cả để làm cho đúng ý khách hàng.

Bởi vì sao, bởi vì chừng nào mà chưa đúng ý khách hàng thì họ không trả tiền. Mà họ không trả tiền thì bạn có giỏi tay nghề đến đâu bạn cũng không có lương. Đúng không?

Mà để tình trạng đó xảy ra nhiều lần thì ông khách ổng không thích nữa ổng đi đến chỗ khác. Là một đám, một đội, những người rất giỏi cũng chết đói luôn. 

Nên thực ra thì anh thấy vị trí công việc nó xuất phát từ cái điều kiện và tình trạng làm ở Workshop nó vượt khỏi nhu cầu và sự phát triển của chỗ đó, nó cũng thuộc vào chuẩn mực mà thị trường đó đang cần. 

Anh Randy:

Ở một số thị trường, khách hàng thích làm việc trực tiếp với người thợ, một số thị trường người ta thích làm việc với một người được chăm sóc họ kỹ lưỡng hơn và quan trọng nhất là ở thị trường đó khách hàng muốn cái gì.

Thì nó sẽ sinh ra có cần thiết phải có các vị trí như cố vấn dịch vụ, quản lý kỹ thuật, kỹ thuật viên hay không. Chứ không phải vị trí nào là giỏi hơn vị trí nào và không phải ông nào có chức danh quản lý là ông đó giỏi hơn tôi. 

Các bạn đừng có nên nhìn theo góc nhìn đó, góc nhìn đó nó bị lệch, nghĩa là ở đây bạn thấy ông đó có chức danh quản lý là bạn ngộ nhận là ông đó phải giỏi hơn tôi.

Đầu tiên đó là công việc, công việc của họ là quản lý đầu việc, quản lý con người.

Cái tiếp theo để thực hiện công việc đó họ cần có cái chuyên môn riêng, ví dụ chuyên môn quản lý, chuyên môn điều phối, chuyên môn sắp xếp mà cái đó họ có, còn bạn không có. Chứ không phải là họ phải giỏi hơn bạn ở cái lĩnh vực của bạn thì họ mới làm quản lý được. 

Ví dụ ông quản lý kỹ thuật ông đó có thể không phải là giỏi cứng nghề giống như một thợ cứng, nhưng ông đó giỏi hơn tất cả những người còn lại ở việc điều phối công việc. 

Chạy tiến độ làm sao ra đạt yêu cầu, ông cố vấn dịch vụ, ông bán hàng có thể không giỏi bằng mấy ông làm chiếc xe nhưng mà bạn đó giỏi – hiểu khách và hiểu tính toán chi phí, báo giá, dịch vụ và tất cả những thứ còn lại hơn bạn làm kỹ thuật.

Đấy là vì cái chuyên môn người ta như vậy. Đó là về tính chất công việc, tính chất công việc khác nhau thì sẽ có cách chi trả khác nhau nhưng nếu trong Workshop mà mình chỉ nhìn vào ai giỏi hơn ai, tại sao ông kia nhiều tiền tôi tại sao ít tiền,… cái Workshop đó sớm muộn gì cũng sẽ tan rã và cái tập thể đó không phải là tập thể. 

Đó là một vấn đề.

Anh Randy:

Cái vấn đề thứ 2, cũng rất là quan trọng mà anh nghĩ anh có thể chia sẻ với các bạn được. Là vì sao ông này, ông kia mà có thu nhập khác nhau.

Nếu mà nói như Olivia hồi nãy là nó liên quan tới cái công sức mà họ bỏ ra hoặc cái quỹ thời gian mà họ rèn luyện để họ đạt được cái trình độ đủ để đứng vào cái vị trí đó. 

Công sức bỏ ra càng nhiều hoặc quỹ thời gian bỏ ra càng lâu để bì đắp cái việc đó thì mức lương khởi điểm của họ nó phải khác. 

Lấy ví dụ cùng là kỹ thuật viên thì cái ông mà đầu tư 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng để bước vào nghề Detailing chuyên nghiệp thì cái mức lương khởi điểm của họ phải khác với một người tay không bắt giặc.

Nghĩa là không biết gì, đến để xin học việc đúng không? Và cũng khác với một ông đã đi làm 3 – 5 năm, thì cái mức lương khởi điểm của ông 3 – 5 năm đó ổng nhảy vào Workshop của mình thì lương phải khác đúng không?

Nó giống giống như vậy, thì cái công sức và cái xuất phát điểm, cái tay nghề của những vị trí dù là giống nhau thì nó cũng đã khác nhau rồi. 

Nghĩa là mình bỏ công ra như thế nào thì cái công sức nó cũng phải nhận tương ứng thì người ta mới đi làm vị trí đó đúng không? 

Chứ nếu mà một ông bỏ công đi học 3 – 6 tháng mà cũng ra nhận mức lương khởi điểm cũng bằng một ông không đi học gì vậy thì ai mà đi học, đúng không? 

Vivian:

Dạ

Anh Randy:

Tiếp theo một góc nhìn thứ 3 nữa mà anh nghĩ mà nhiều bạn ít quan tâm đến, anh cũng có thể chia sẻ trong này luôn. Anh nghĩ sự khác nhau này nó còn liên quan đến khả năng chịu trách nhiệm.

Có nghĩa là gì? Trách nhiệm càng cao thì quyền lợi càng lớn nhưng mà hầu hết các bạn đi làm các bạn chỉ quan tâm tới lợi ích bạn nhận được, quyền lợi bạn có mà bạn không nghĩ tới bạn cần phải có những trách nhiệm gì. 

Bạn chỉ nghĩ là bạn muốn gánh vác ít trách nhiệm mà lại có quyền lợi lớn, điều này không bao giờ xảy ra trong thị trường cả. Chỉ có những ông nào sẵn sàng gánh vác những trách nhiệm lớn lao thì ông đó mới có quyền lợi lớn.

Lấy ví dụ nè, tại sao bạn quản lý kỹ thuật nên có lương xuất phát điểm cao hơn các bạn kỹ thuật viên? Vì nếu như làm sai sót thì khách hàng sẽ la mắng, phàn nàn với ai? Theo em thì khách hàng ổng sẽ phàn nàn với người quản lý hay ổng sẽ phàn nàn với đứa thợ? 

Vivian:

Dạ người quản lý.

Anh Randy:

Cho nên, dù bạn quản lý đó không trực tiếp nhúng tay vào hoặc người quản lý đó không làm sai mà những người khác làm sai thì có phải bị nghe phàn nàn không? 

Có. Và họ phải đứng ra chịu lãnh trách nhiệm cho những sai sót của những đồng đội của mình đúng không? Vậy cái trách nhiệm họ lớn hơn mà trách nhiệm lớn hơn thì phải cho họ cái quyền lợi lớn hơn, đúng không? 

Đấy là giữa các bạn trong cùng một đội nhóm.

Còn anh lấy ví dụ là ông chủ Workshop đi, đơn giản lắm, làm sai thì nói đơn giản dùng từ dân gian thì khi mà nhân viên. Khách người ta sẽ dùng từ như thế này nè, là đám lính của em làm sai, đám lính của em làm cái này không đúng ý anh.

Thì thực ra khách hàng phàn nàn với ai? Khách hàng đi phàn nàn với những nhân viên đó hay khách hàng hát một bài cho chủ Workshop nghe?

Vivian:

Dạ chủ ạ. 

Anh Randy:

Đúng rồi, nhưng mà bởi vì các bạn không có thấy ông chủ đó được nghe hát, nên các bạn thấy bình thường, đúng không?

Mình thường không thấy công việc của người khác, nên khi mình không thấy công việc của người khác, mình thường nghĩ là công việc của người khác kém quan trọng hơn mình.

Đồng nghĩa với việc của mình là quan trọng hơn người khác giống như ý của bạn B vậy đó. Vì em đụng vào chiếc xe, em thấy em thiệt là quan trọng luôn, còn mấy ông kia là ổng chỉ chém gió, chỉ dùng mồm hay là quơ tay, chỉ tay cho nên ổng không quan trọng bằng em.

Quay lại ý kiến của anh về việc này, nếu mà một tập thể mà ông nào cũng nghĩ tôi là người quan trọng nhất thì đó không phải là tập thể.

Nó giống như một đội bóng đá vậy đó, là một tập thể một đứa làm tiền đạo, đứa làm tiền vệ, đứa làm hậu vệ, đứa làm thủ môn, thì đứa nào quan trọng hơn đứa nào?

Nếu mà thiếu mất một vị trí thì nó cũng chạy không được nữa, chứ đừng nói là ai quan trọng hơn ai. Mỗi người có chuyên môn.

Chứ nếu như ai cũng muốn lên ghi bàn hết thì ai sẽ làm hậu vệ, rồi ai làm thủ môn? Rồi lỡ như trong cái trường hợp mà ông thủ môn, ổng bị thẻ đỏ, ổng bị đuổi ra ngoài, thì mấy ông còn lại ổng báo là không, em chỉ chơi chân, em không xuống khung thành để làm thủ môn đâu. 

Thế thì đội bạn chỉ cần sút vào khung thành là vào rồi, cả đội cùng thua, thì lúc đó phải có một đứa làm kiêm nghiệm. Có nghĩa là nó không phải là chuyên môn thủ môn nhưng mà bởi vì đồng đội của mình bị đuổi rồi nên nó cũng phải xuống khung thành để làm thủ môn.

Thì dù nó không có chuyên môn thì nó cũng phải cố gắng hết sức, nên không thể nào so sánh đứa đó với một đứa thủ môn được, kiểu như vậy.

Anh Randy:

Vậy thì trong một cái tập thể không thể phân biệt là ông nào quan trọng hơn ông nào mà là chúng ta có bắt tay được với nhau để làm hay không.

Đồng thời anh cũng muốn góp ý một chút xíu liên quan đến bạn chủ Workshop nè, nếu mà mình thấy có tín hiệu đó ở trong Workshop của mình thì mình nên xem lại là cái cơ cấu, tính toán về tiền lương của mình hợp lý chưa.

Phân công trách nhiệm và quyền lợi của mình được rõ ràng chưa. Nếu mình chưa làm điều đó được tốt thì mình sửa chữa, mình điều chỉnh bởi vì nó liên quan đến chuyên môn về vận hành.

Mà nếu bạn không có năng lực về vận hành thì bạn thuê đại một ông làm quản lý Workshop đi, bạn bỏ tiền ra làm chủ đâu tư. Đừng có tỏ vẻ là tôi bỏ tiền ra là tôi phải làm giỏi.

Tôi phải làm giỏi kỹ thuật viên, tôi phải làm giỏi quản lý kỹ thuật, tôi làm giỏi quản lý Workshop, tôi làm giỏi cố vấn dịch vụ.

Không có ông nào đẻ ra mà làm giỏi tất tần tật như thế hoặc có một ông nào như thế thì ổng cũng phải dành rất rất nhiều thời gian và công sức rèn luyện để ra được cái đó.

Mà lúc đó nguyên cả một cái quỹ thời gian mà bạn bỏ ra mà bạn là chủ đầu tư thì bạn bỏ thời gian ra để bạn thu về lợi nhuận chứ không phải đem khách hàng ra làm thử nghiệm.

Cho nên đừng có làm kiểu công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên nữa, một mình mình tự làm xe, tự làm quản lý kỹ thuật, tự làm cố vấn dịch vụ,… nó không ra cái gì đâu. 

Xã hội phân công mỗi người một việc, việc của ai người đó nên làm thì chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và làm việc tốt hơn, đó là câu trả lời của anh dành cho bạn. 

OLIVIA:

Cảm ơn anh Randy với những chia sẻ vừa rồi còn các bạn nghĩ sao về chủ đề ngày hôm nay, hãy để lại bình luận bên dưới nhé, đừng quên theo dõi những số EPS khác về Detailing trên Google Podcast, Spotify, Youtube bằng cách gõ Detailing VietNam.

Hẹn gặp lại mọi người trong những số Podcast lần sau. 

Anh Randy:

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở Podcast lần sau với những chủ đề thú vị mà các bạn đang quan tâm nhé! 

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top