0

EPS 42: Xây dựng mối quan hệ với khách hàng trước khi mở kinh doanh có cần thiết?

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 42: Xây dựng mối quan hệ với khách hàng trước khi mở kinh doanh có cần thiết?
Loading
/

Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng liệu có phải là điều thực sự cần thiết, trong ngành Detailing nói riêng và tất cả chúng ta nói chung?

Trong EPS 42, anh Randy sẽ chia sẻ đến các bạn 2 câu hỏi trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, làm cách nào để có thể xây dựng thương hiệu cá nhân trong mắt khách hàng và anh Randy sẽ giải đáp thêm những thắc mắc của các bạn, cũng như cách bạn tạo ấn tượng với chủ Workshop khi bạn muốn bước chân vào một vị trí nào đó, trong bất kỳ lĩnh vực nào mà bạn yêu thích.

Hãy lắng nghe EPS  của series Ask Randy trong năm 2023 để có thể học hỏi thêm những bí mật, chia sẻ cực kỳ hay ho nha!

Các EPS có phát sóng trên Google Podcasts, Spotify, Youtube.

TÓM TẮT NỘI DUNG

(0:38) – Phần giới thiệu

(9:24) – Có cần xây dựng mối quan hệ trước khi kinh doanh hay không?

(11:13) – Xây dựng thương hiệu cá nhân và xây dựng mối quan hệ có điểm gì nổi bật hơn?

(14:19) – Bị cận thì có gặp trở ngại trong làm xe hay không?

(18:31) – Những yếu tố để nhà tuyển dụng lựa chọn người phù hợp. 

(20:51) – Phần kết.

Nội dung

NGÂN:

Lại một tuần trôi qua, lại đến thứ 5 và lại là Ngân đây. 

Chào mừng cả nhà đã đến với seri của Ask Randy, nơi mà những câu hỏi, thắc mắc xoay quanh về Detailing được làm sáng tỏ. Đến với Episode lần này, chúng ta cùng chào đón một giọng nói vô cùng quen thuộc đó là anh Randy – người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Detailing.

Em chào anh Randy.

Anh Randy:

Chào Ngân, chào các bạn.

ngân:

Đến với tập 20 hôm nay, em có 3 câu hỏi muốn gửi đến anh Randy.

Mình bắt đầu câu hỏi đầu tiên nha anh. 

Dạ câu hỏi đầu tiên đến từ một bạn khán giả tên là Minh Đức: Em muốn hỏi anh Randy là, theo anh có cần tạo mối quan hệ khách hàng như là các chủ xe trước khi bắt đầu mở xưởng Detailing hay không ạ?

Anh Randy:

Bạn này đang quan tâm tới muốn mở một workshop detailing và bạn có câu hỏi là có cần xây dựng mối quan hệ trước khi kinh doanh hay không?

Anh thấy đây là một câu hỏi khá là thú vị: anh cho rằng có nhiều thứ bạn cần phải xây dựng cho bản thân bạn không chỉ trước khi bạn dự định làm điều gì đó mà còn trong suốt quá trình bạn kinh doanh hoặc làm việc 

Bởi vì, việc mà bạn muốn kinh doanh thì bạn phải có thứ gì để đem ra “bán” có đúng không? Nghĩa là bạn phải có một cái gì đó để bạn có thể bán cho khách hàng, vậy thì bạn cần phải có khách hàng và bạn cần phải có một cái gì đó, nó có sẵn thì bạn mới bán được. Anh cho rằng bạn đang có khách rồi, nhưng bạn đặt câu hỏi là có cần tạo mối quan hệ trước hay không?

Này nó còn liên quan đến thời gian và thời điểm tạo ra mối quan hệ đó, anh cho rằng: dù ở bất cứ thời điểm nào thì chúng ta cũng cần phải tạo dựng mối quan hệ với khách hàng cả và các bạn đang dự định mở kinh doanh hay là kể cả bạn không làm kinh doanh bạn cũng cần tạo dựng mối quan hệ khách hàng. 

Anh có thể nói cho bạn dễ hiểu đó là cái nhìn nhận của khách hàng về bạn, cái hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp, trong mắt khách hàng nó như thế nào và trong mắt của người xung quanh nó như thế nào.

Họ có muốn tiếp cận gần đến bạn hay không? Và nếu mà họ muốn, họ có sẵn sàng cho bạn một cơ hội để bạn có thể bước vào cái thế giới của họ để bạn có thể xây dựng mối quan hệ, chứ không phải bạn muốn là được ngay. 

Vậy nên việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng trước khi mở Workshop là điều mà anh cho rằng điều đó hoàn toàn NÊN LÀM và ngay cả khi bạn mở được Workshop thì cũng nên tiếp tục làm điều đó.

Tuy nhiên rằng mối quan hệ là cái gì? Là hình ảnh, là uy tín, là giá trị mà bạn cam kết được với khách hàng nó sẽ có cái gì để họ hiểu, để họ sẵn sàng cho bạn cơ hội để tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, đó là cái anh nghĩ mà bạn nên quan tâm.

ngân:

Tức là mình có khách hàng đó rồi và mình làm cho họ hài lòng trong quá trình  mình cung cấp dịch vụ cho họ thì nó sẽ tốt hơn. Mối quan hệ trước đó mà người ta biết rồi mình dẫn dắt người ta tới để làm thôi đúng không anh? 

Anh Randy:

Với anh thì anh không cho rằng cái nào tốt hơn cái nào, tuy nhiên mỗi một bạn cần có một hướng đi riêng dành cho mình, một số bạn này thì nó phù hợp với hướng đi này, một số bạn khác thì nó phù hợp với hướng đi khác.

Hướng đi nào phù hợp với mình thì mình phải tự tìm ra, vì người ta có thể chia sẻ cho bạn về kinh nghiệm, có thể dạy cho bạn có thêm hiểu biết, còn quyết định mình sẽ làm cái nào hoặc không làm cái nào thì nó sẽ phụ thuộc vào bản thân bạn và cái nào là cái đúng nhất với bạn.

Vậy thì trước khi có khách hàng hay sau khi có khách hàng bản thân bạn phải hiểu rõ và không có cái nào là mạnh hơn cái nào cả.

ngân:

Trong câu hỏi của anh Đức, anh đã đề cập đến việc sắp mở cái Workshop và câu hỏi của anh cũng chưa rõ được là anh sẽ làm cái gì. Vậy theo anh Randy, nếu như anh đang làm một cái gì đó như Kỹ thuật viên thì anh có cần phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng không?

Anh Randy:

Thật ra anh cho rằng, lúc nào bản thân mình cũng cần phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng cả. Dù cho em muốn kinh doanh hay không kinh doanh thì cũng nên xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Vì mối quan hệ với khách hàng anh cho rằng nó chính là hình ảnh cái uy tín, trong mắt của đồng nghiệp và trong mắt của người cùng nghề.

Như vậy mối quan hệ nó không thể chỉ đến một chiều, bạn đang muốn xây dựng, bạn muốn thiết lập, bạn muốn tạo ra một mối quan hệ với một đối tượng cụ thể là khách hàng. Bởi vì bạn thấy bạn có được lợi ích từ việc xây dựng mối quan hệ đó đúng không?

Đặt vấn đề ngược lại, nếu khách hàng cũng thấy và họ cũng cảm nhận được là họ cũng có lợi ích từ việc thiết lập mối quan hệ với bạn, thì họ sẵn sàng xây dựng mối quan hệ cùng với bạn và ngược lại nếu họ thấy họ không có lợi ích gì từ việc đó thì họ sẽ không sẵn sàng. 

Hoặc họ cảm thấy bạn đang muốn trục lợi từ việc đó, bạn đang muốn sử dụng mối quan hệ đó để khai thác để lấy tiền từ khách hàng thì khách hàng có sẵn sàng thiết lập mối quan hệ với bạn hay không? Anh không cho rằng có nhiều khách hàng sẽ sẵn sàng như vậy. 

Nếu bạn đã dùng từ một mối quan hệ có nghĩa nó là sự thiết lập giữa hai bên và hai bên đó đều phải đồng thuận, đều phải đồng ý về việc có mối quan hệ đó và hai bên cùng phải vun đắp để xây dựng mối quan hệ, chứ không có một bên nào muốn lợi dụng hay khai thác nguồn lực.

Mối quan hệ nó cũng thay đổi theo thời gian, bản thân bạn cũng thay đổi, môi trường cũng thay đổi và cách thức phục vụ Detailing cũng thay đổi và mối quan hệ đó cũng phải thay đổi. Nó thay đổi nó theo chiều hướng tích cực, tiêu cực hoặc phát triển thêm hoặc thu hẹp dần hoặc tan rã, chuyện đó bình thường. 

Và không phải lúc nào bạn cũng nên kiểm soát hoàn toàn mối quan hệ đó nhưng nếu bạn hoặc khách hàng cảm thấy là nên có mối quan hệ và nên xây đắp mối quan hệ đó, thì anh cho rằng điều đó rất tuyệt vời. 

Đừng để chỉ có mình bạn thấy được lợi ích từ việc có được mối quan hệ với khách hàng, mà hãy để cho khách hàng thấy được từ việc xây dựng mối quan hệ với bạn. Dù vai trò hiện tại của bạn đang là một kỹ thuật viên, một tư vấn dịch vụ, một quản lý workshop hay là một người chủ workshop thì anh cũng cho rằng nên để cho khách hàng thấy được lợi ích, giá trị họ nhận được, cái mà có khi thiết lập mối quan hệ với bạn, khi bỏ thời gian để xây dựng mối quan hệ với bạn.

Và nếu điều đó có lợi cho họ rất nhiều, vượt trội hơn những người còn lại, những bên cung cấp còn lại, những workshop còn lại, những kỹ thuật viên còn lại thì anh cho rằng: “bạn sẽ luôn ở trong tâm trí của họ“. 

Nó sẽ rất tốt cho cả bạn và cả họ, với điều kiện bạn không chuộc lợi từ điều đó. 

Và đó là ý kiến của anh cho câu hỏi bổ sung thêm của em.

 

ngân:

Dạ, vậy thì người ta cũng thường hay nói là mình phải xây dựng thượng hiệu cá nhân khi mình làm việc, việc mà mình xây dựng thương hiệu cá nhân, xây dựng mối quan hệ nó giống và nó khác nhau như thế nào?

Anh Randy:

Anh cho rằng, khi mà mình dùng từ “khác nhau” thì nó đã khác nhau rồi, tuy nhiên để giả thuyết cho nó dễ hiểu thì nó là một loại uy tín, uy tín nó tạo ra cho khách hàng một sự cảm nhận, một niềm tin để họ đặt cược một quyết định của họ vào bản thân bạn.

Và khi mà đặt cược vào bản thân bạn, vào lời nói hay cam kết của bạn ra đúng cái mà bạn nói thì nó tạo ra uy tín. Lặp lại điều đó nhiều lần thì nó cho họ cái niềm tin, cái động lực mỗi khi bạn tạo ra một điều gì mới, đi đến một đề nghị mới hoặc một sự thay đổi mới và nếu bạn làm điều đó được nhiều lần thì nó tạo được một cái hình ảnh khi người ta nhắc đến là họ sẽ nhớ ngay về bạn. Thì đó là thương hiệu

Đó là một cái hình ảnh, một cái nhìn nhận của người khác về bạn và nó được xây đắp dần dần, nếu cụ thể thì nó sẽ khác một chút, vào phương thức chuyên môn thì nó sẽ khác một chút, còn nói đơn giản thì như vậy các bạn sẽ dễ hiểu. 

ngân:

Đến với câu hỏi thứ 2 thì đây là của một vị khán giả ẩn danh, có hỏi anh Randy là: “Bị cận thì có trở ngại gì trong làm xe hay không?”

Bạn này đang tìm hiểu và tính đi học Detailing nhưng bạn bị cận thị lâu năm và cả hai mắt bạn cận trên 3 độ, nên là bạn không biết, chủ workshop có vì lý do này mà không nhận mình trong tương lai hay không?

Anh Randy:

Thực tế thì anh cho rằng việc bị cận cũng là một điều khá phổ biến hiện nay, dĩ nhiên nó cũng gây ra một số trở ngại cho các bạn muốn làm Detailing. 

Khi làm Detailing mình phải làm xe, về vận động,… và nếu mình đeo kính, mình bị cận thì dĩ nhiên nó cũng là một trở ngại so với người không bị cận.

Tuy nhiên, trong thực tế ai cũng có lợi thế và những cái riêng vậy thì nếu biết kiểm soát hạn chế của mình, phát huy lợi thế của mình. Mà lợi thế đó vượt trội hơn so với hạn chế, thì anh cho rằng rất nhiều nơi sẽ sẵn sàng để hợp tác với bạn.

Bạn cũng biết nên tự chọn lựa công việc phù hợp với năng lực của bạn khi đó, bởi vì làm Detailing cần phải nhìn vào xe, cần phải nhìn vào sơn, cần phải nhìn vào những chi tiết cho thiệt kỹ và nếu bạn bị cận thì bạn sẽ có thể gặp khó khăn khi làm trong các điều kiện thiếu ánh sáng.

Và bạn có thể bổ sung điều đó nếu workshop có trang thiết bị làm việc thì tốt, còn về nhìn màu sơn là một trong những thứ rất khó khăn và trở ngại lớn nhất khi các bạn muốn làm đánh bóng và hệ chỉnh sơn. 

Trong thực tế việc con mắt nhìn màu sơn, liên quan đến khả năng cảm thụ màu sắc của bạn là chính. LÀ CHÍNH chứ không phải chỉ có con mắt cảm thụ mày sắc.

Khả năng cảm thụ màu sắc của con mắt bạn hơn là việc bạn nhìn vật thể đó nó rõ, nên khi bạn đeo kính vào thì bạn sẽ nhìn tương đối như người bình thường.

Nếu bạn có thể vẫn cảm thụ được màu sắc của chiếc xe như người bình thường, thì điều đó không vấn đề gì cả và bạn có thể làm việc bình thường, còn chủ workshop thì (các chủ workshop khác thì anh không rõ, còn với anh) anh không có bất cứ trở ngại nào cho các bạn đó cả, anh thấy điều đó bình thường.

Anh thấy điều đó cũng không phải là một điểm trừ, mà có nhiều thứ khác sẽ là điểm trừ nếu ở bên Workshop của anh.

ngân:

Dạ, theo anh nói thì các bạn nên tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn so với những bạn khác. Vậy anh có thể nói rõ hơn như thế nào gọi là lợi thế cạnh tranh với một kỹ thuật viên. Đối với các bạn mới học kỹ thuật viên, các anh mới ra thì cũng từ một khóa học đi ra, nên cũng khó đánh giá được tay nghề.

Anh Randy:

Dĩ nhiên, bất cứ ai mới đi học cũng khó có thể làm việc phụ thuộc được. Nên việc để cho chủ workshop, người tuyển dụng bạn nhìn nhận bạn được tốt thì bạn phải cho họ đầy đủ thông tin về bạn.

Nghĩa là anh khuyến khích nếu các bạn có thời gian các bạn hãy trình bày đơn tìm việc, cv tìm việc của bạn thật tốt, thật kỹ. Các thông tin đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, để nhà tuyển dụng có cơ hội hiểu hơn về bạn, hiểu hơn cái cách nhìn nhận của bạn, thái độ của bạn và cho bạn một cơ hội để bạn có thể trình bày khi phỏng vấn với chủ workshop.

Dựa vào điều đó họ sẽ biết có nên đặt niềm tin vào bạn hay không, nếu họ đặt niềm tin vào bạn – bạn sẽ có cơ hội làm việc. Và ngược lại nếu họ cảm thấy nó chưa phù hợp bạn cần phải điều chỉnh lại thông tin đó

Các bạn mới ra trường giống như nhau, ví dụ các bạn đi học một khóa về Detailing thì đều có xuất phát điểm như nhau, bạn đi học thì bạn chỉ hơn người không đi học mà thôi, chứ bạn cũng bình thường như những người đi học giống như bạn.

Vậy thì bạn cần phải có những thứ khác, ví dụ như: bạn chuyên cần hơn, vui vẻ hơn, sẵn sàng làm việc, không ngại khó, không chê việc, đi làm hòa đồng, vui vẻ giúp cho bạn có được những cái khác biệt so với những người còn lại.

Và để cho chủ workshop (bên tuyển bạn) họ có thêm cơ hội để họ đánh giá thêm được bạn có phù hợp với tổ chức mà người ta đang tạo ra hay không, có phù hợp với xưởng mà người ta xây dựng hay không, có phù hợp với những con người có sẵn trong xưởng đó chưa, có phù hợp với cách quản lý và làm việc đội nhóm để họ cân nhắc, chứ không phải chỉ có “nghề và chuyên môn“. 

Anh cho rằng chuyên môn thì nó khó, bất kỳ ai cũng có thể học được và làm được chuyên môn đó. Cáo còn lại để họ có thể hợp tác với bạn, nhận bạn, tuyển dụng bạn, đưa bạn về đội đó là những thứ của bản thân bạn.

Bạn có cái gì, tôi có cái gì để đóng góp trong cái xưởng đó, tôi có cái gì trong workshop đó, thì họ dựa vào cái đó, họ nhìn nhận và họ ra quyết định là có nhận bạn vào làm hay không. Và nếu có cơ hội bạn hãy cố gắng chứng minh, thể hiện ra ở lúc đầu như bạn nói. Lặp lại nhiều lần, từ thái độ đó, thái độ cầu thị đó, thái độ tích cực làm việc, nó sẽ giúp bạn có điều kiện để trau đồi chuyên môn và cải thiện lên dần dần. 

Anh cho rằng tất cả chủ workshop đều cho cơ hội cho tất cả các bạn như vậy cả, không ai quá khắc khe đâu, làm một lần không thành công là từ chối thẳng, một lần mà thành công thì nó quá khó ,nên ai cũng cho bạn cơ hội làm một vài lần. 

Và với một vài lần như vậy bạn có biết nắm bắt cơ hội đó hay không, hay bản thân bạn tự bỏ qua cơ hội đó, tự phụ lại cơ hội đó. Hoặc bạn chối bỏ, bạn chê, trường hợp đó nó cũng rất là nhiều. 

ngân:

Câu thắc mắc về chủ đề “Bị cận thị có ảnh hưởng đến việc làm xe hay không?“, đã khép lại Episode 20 tuần này. 

Ngân vẫn còn một câu hỏi rất thú vị về thời gian cho công đoạn chăm sóc xe nên chiếm bao nhiêu phần trăm trong quy trình hiệu chỉnh, nhưng Ngân nghĩ câu hỏi này mình nên dành vào Episode 21 sẽ hợp lý hơn, phải không anh Randy?

Anh Randy:

Thật ra câu hỏi này khá là chuyên môn và anh nghĩ nếu nó đã chuyên môn như vậy thì các bạn có thể trao đổi cụ thể hơn trong diễn đàn và cái group anh đã tạo ra với các bạn làm chuyên môn ở đó.

Còn với kênh Podcast của anh, thì anh ưu tiên các thứ khác ngoài chuyên môn, anh ưu tiên về cảm xúc, về công việc, về nhìn nhận, đánh giá, định hướng và thông tin liên quan đến công việc Detailing hơn là kỹ thuật chuyên môn làm Detailing nó như thế nào.

Bởi vì có rất nhiều bạn đã biết và nguyên một cộng đồng luôn rồi thì anh nghĩ chúng ta có thể trao đổi với nhau. Trao đổi theo hướng tích cực nghĩa là tranh luận xem thử làm như thế nào là phù hợp nếu có, hơn là việc ai đúng, ai sai.

ngân:

Đến đây cũng đã khép lại, Episode tuần này, Detailing Wiki rất mong các bạn không chỉ lắng nghe mà hãy phản hồi bằng cách bình luận, chia sẻ ý kiến của mình đến với cộng đồng để nói lên tiếng nói của mình, cũng như là tiếng nói của ngành Detailing, các bạn cũng hãy gửi câu hỏi về cho chương trình qua địa chỉ hi@detailing.wiki hoặc inbox về Fanpage Detailing Wiki nhé!

Mình là Ngân, và hẹn gặp lại các bạn trong Episode 21 vào tối thứ 5 tuần sau.

Anh Randy:

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn. 

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top