Nhiều bạn chuẩn bị vào nghề Detailing hầu hết đều phân vân giữa việc đi học rồi đi hoặc vừa làm vừa học ở các trung tâm chăm sóc xe. Cả 2 đều có những ưu điểm và hạn chế. Và 2 vấn đề đó, đều có thể giúp bạn trở nên “cứng nghề” hơn trong ngành Detailing này.
Trong EPS 02 này, anh Randy sẽ chia sẻ các ưu điểm và hạn chế của 2 vấn đề và chia sẻ thêm về khái niệm “cứng nghề” trong quá trình làm nghề Detailing của anh Randy.
Hãy lắng nghe EPS 02 của series Ask Randy để bạn có thêm góc nhìn từ hướng đi mà mình sắp chọn nhé!
Các EPS có phát sóng trên Youtube: Detailing Vietnam
tóm tắt nội dung
(0:06) – Lời mở đầu
(0:36) – Câu hỏi của bạn Tuấn đang phân vân giữa 2 việc vừa đi học và đi làm hay đi học rồi đi làm
(1:13) – Câu trả lời của Vivian
(1:38) – Khái niệm “cứng nghề”
(7:41) – Giải đáp câu hỏi bạn Tuấn
(8:31) – Hướng đi 1: Đi học rồi sau đó đi học việc rồi đi làm
(12:40) – Hướng đi 2: Vừa đi làm vừa đi học
(20:59): Phần kết
Nội dung
vivian
Xin chào các bạn đã đến với kênh podcast của Detailing Vietnam, đây là nơi chia sẻ về nghề Detailing. Mình là Vivian, hôm nay mình sẽ đồng hành cùng các bạn trong EPS 02 Ask Randy này.
Và không thể thiếu đó là anh Randy – Giám đốc đào tạo tại Detailing Vietnam
Dạ em chào anh Randy ạ.
anh RANDY
Chào Vivian, chào các bạn!
vivian
Dạ gần đây thì có một bạn Tuấn đang tìm hiểu và thích ngành Detailing thì bạn đang phân vân giữa việc đi học rồi xin việc hay xin học việc ở các trung tâm để vừa học vừa làm. Thì bạn có gửi tin nhắn về cho Vivian, em có khuyên bạn đó là nên đi học rồi mới bắt đầu đi làm.
Dạ anh Randy, cho em hỏi việc mà học nghề thì có thể cứng nghề hơn, thành thạo nghề hơn không ạ?
anh RANDY
À. Cái câu gợi ý của em cho bạn như thế nào và bạn có các thắc mắc cụ thể như thế nào?
vivian
Dạ thì theo em thì việc học nghề chỉ giúp cho mình tiếp xúc được với nghề như là thực hành, học lý thuyết còn mà việc cứng nghề thì cần phải khổ luyện từng ngày, từng giờ và học hỏi thêm nhiều kiến thức từ thực tế, tình huống và cả kiến thức của người đi trước và thực hàng nhiều hơn thì mới có thể cứng nghề được.
Dạ theo anh thì câu trả lời này của em với bạn thì cần bổ sung gì nữa không ạ?
anh RANDY
À. Thực tế thì có vài thứ.
Đầu tiên, bạn phải biết khái niệm cứng nghề của bạn có giống với khái niệm cứng nghề của bạn khác hay không?
Đây là một sự so sánh rất là khác nhau. Tuy nhiên, với thời gian anh đã tham gia vào đào tạo vói các bạn thì anh cho rằng cái chữ “cứng nghề” ở đây thì hiện tại các bạn có thể tự làm được các quy trình, các bước, các kỹ năng trên cái xe giống như bạn muốn thì anh gọi cái này là “cứng nghề”. Được chưa?
Còn kết quả mà bạn làm ra mà tốt, xuất sắc đến đâu thì đó là một trường hợp khác nữa. Được chưa?
Với các bạn mới vào nghề, mới đi học nghề, mới làm được 1 2 năm thì việc mà bạn tự nhớ hết các bước làm, tự bạn làm lại đúng tất cả các bước đó một cách độc lập của bạn. Đó là một sự tiến bộ, cột mốc mà một người mới học phải vượt qua cột mốc đó. Được chưa?
Cái cột mốc thứ 2, anh nghĩ cũng quan trọng là ở trong chăm sóc xe là bạn ít khi nào làm việc một mình lắm, bạn làm việc kết hợp đội nhóm mới giao được chiếc xe. Đúng không?
Một mình bạn thì bạn biết làm nhưng chắc chắn làm rất là lâu và khách hàng là thường không thích chờ đợi.
Nên là cột mốc thứ 2, anh nghĩ là bạn cần phải chạm đến đó là 2 3 4 người tự biết làm rồi, tự làm độc lập rồi nhưng làm sao kết hợp với nhau được để cùng ra kết quả. Vì nhiều bạn tự làm độc lập một mình thì làm được nhưng mà làm việc với nhau chưa chắc làm được. Em có thấy vậy không?
vivian
Dạ đúng rồi ạ.
anh RANDY
Vậy thì cách phối hợp rất là quan trọng, chưa chắc đã nhiều người cùng làm là làm nhanh hơn.
Nếu các bạn đó phối hợp với nhau không tốt thì có thể phân công chưa hợp lý, chia việc, thứ tự trước sau không được khớp hoặc là nhiều người làm quá nhiều vướng víu.
Vậy thì quay lại là bạn muốn “cứng nghề” để bạn làm cái đó được tốt hơn nhưng bạn đang phải làm với đội nhóm và khách hàng thực tế không quan tâm đến bao nhiều người làm trên chiếc xe mà khách hàng quan tâm cái xe của họ có làm được ra đúng nhu cầu của họ hay không?
Người QLKT cũng quan tâm đến cái xe, tôi đã giao cho đội nhóm các bạn phối hợp với nhau có ra đúng yêu cầu của tôi hay không?
Người CVDV cũng vậy, tôi hiểu khách, tôi muốn truyền đạt cho các bạn để các bạn làm đúng yêu cầu khách, đúng giờ khách, đúng như cam kết tôi đã hứa với khách chứ không quan tâm ai giỏi hơn ai trong đội nhóm đó, cũng không quan tâm ai làm nhanh hơn ai, ai tay nghề cứng hơn ai mà người cứng hay người chưa cứng cũng phải phối hợp với nhau để ra được kết quả cuối cùng mà đúng giờ, đúng như kết quả mà khách yêu cầu.
Đó là cột mốc thứ 2, phối hợp đội nhóm với nhau
Cột mốc thứ 3, mà anh nghĩ các bạn cần quan tâm có thể liên quan đến “cứng nghề”, có nghĩa là bạn làm được cái hiệu suất, cái số lượng đầu việc nhiều bao nhiêu trong mỗi một ngày, bạn làm được bao nhiêu gói dịch vụ trong một ngày, bạn làm được bao nhiêu gói dịch vụ trong một tuần, bạn làm được bao nhiêu gói dịch vụ trong một tháng.
Nó sẽ ra được là cái chuyên môn, cái năng lượng, cái hiệu suất của bạn nó vượt trội hơn so với các bạn đồng nghiệp ra sao, nó vượt trội hơn các bạn ở mặt bằng chung của nghề ra sao và cái thu nhập của bạn nó cũng thay đổi ra sao.
Anh nghĩ đó là 3 giai đoạn mà các bạn định nghĩ cứng nghề ra sao, tùy thuộc vào bạn đang muốn vươn tới cột mốc nào?
Vậy thì nếu chưa tới cột mốc 1 thì cứ đặt mục tiêu ở cột mốc thứ 1, tự làm độc lập một mình. Được chưa?
Nếu qua cột mốc đó rồi mình không thể chơi mãi với cột mốc đó được, mình phải có cái mục tiêu mới để mình thay đổi để mình tạo động lực cho mình.
Đúng không?
Cột mốc 2 là làm việc với đội nhóm cũng ra hiệu suất đó hoặc hơn.
Cột mốc 3 hiệu suất của tôi vượt trội hơn các bạn cùng ngành nghề.
Dĩ nhiên là còn nhiều cột mốc khác nhưng mà anh nghĩ với cái giai đoạn với câu hỏi của bạn đặt ra như vậy thì anh nghĩ là cái chữ “cứng nghề” có thể rơi vào 3 cái cột mốc này.
Vậy thì đó là khái niệm về cứng nghề. Được chưa?
Bạn Tuấn không hỏi cụ thể nên nó hơi rộng.
Anh đã giải đáp được phần cứng nghề, còn cái chi tiết mà bạn vừa hỏi thì nó liên quan đến “để được cứng nghề” thì em có thể nói lại cho anh được không?
vivian
Dạ thì em xin phép nhắc lại câu hỏi của bạn Tuấn là bạn “Đang phân vân giữa việc mình đi học rồi xin việc hay là xin việc tại các trung tâm để vừa học vừa làm” đó ạ.
anh RANDY
À rồi. Mục tiêu của bạn là “cứng nghề” đúng không?
Thì bạn đang có vài sự chọn lựa là học xong rồi đi học việc để cứng nghề hay là vừa học vừa làm không phải đi học để cứng nghề, đúng không? Phải sự chọn lựa của bạn đúng không?
Vậy thì anh cho rằng là không có cách nào đúng, không có cách nào sai, quan trọng là bạn như thế nào thôi? Vậy thì anh cũng thấy cũng nhiều bạn đặt câu hỏi này.
Vậy thì mỗi hướng đi của bạn đều có ưu điểm và hạn chế.
Anh lấy ví dụ hướng đi thứ nhất, đi học rồi sau đó xin học việc rồi làm.
Thì cách này có ưu điểm là
- Thời gian rất là nhanh.
Bạn bỏ tiền ra đi học, bạn mua kiến thức của người giảng dạy, bạn mua cái kinh nghiệm của người huấn luyện, bạn mua cái hiểu biết mà bạn chưa có mà người ta bán cho các bạn. Bạn mua cái đó nạp vào người bạn, vậy bạn sẽ có cái đó rất nhanh, ngay lập tức. Ok?
- Tiếp cận được trình độ người hướng dẫn
Ngay lập tức cái thời điểm mà bạn mua thì bạn tiếp cận cái trình độ người hướng dẫn của bạn, dĩ nhiên bạn có thể không thể hiểu hết hoàn toàn họ nhưng mà bạn tiếp cận được tay nghề của người đó.
Vậy người đó là người giảng dạy, hướng dẫn cho bạn mà tay nghề cao làm càng lâu năm, bạn tiếp cận vào đó, bạn cũng sẽ có cơ hội cao hơn những người có tay nghề thấp như bạn, đúng không?
Đó là lợi thế nhưng mà nó cũng có hạn chế là
- Tay nghề người đó quá cao, còn bạn quá thấp, chênh lệch bạn không hiểu.
Vậy thì cái lợi thế đầu tiên là thời gian, bạn mua được chất xám, cái vốn, cái hiểu biết, cái chuyên môn của người giảng dạy của bạn ngay tại thời điểm bạn mua (tuy nhiên không phải ai cũng bán cho bạn đâu).
Dĩ nhiên, bạn mua ngay, bạn dùng được ngay bạn cũng sẽ kiếm ra tiền ngay sau khi bạn kết thúc thời gian học sớm thì bạn học xong sớm, bạn có cơ hội làm nghề sớm thì có cơ hội thu tiền sớm để bù đắp vào số tiền đã bỏ ra.
Đấy là lợi thế của các học viên mà đi học rồi đi làm, hạn chế của nó là bạn phải có tiền bỏ ra.
Đúng không?
Bạn phải bỏ tiền ra, nhưng nếu bạn là người muốn đầu tư cho bản thân bạn thì anh cho rằng cách đó là cách hợp lý nhất.
Nếu mà có tiền mà bạn lại muốn nắm bắt cơ hội, chi phí cơ hội quan trọng, bạn chi đồng tiền đầu tư, đầu tư cho bản thân bạn sẽ không bao giờ lỗ.
Vậy thì bạn đầu tư cho bản thân bạn, bạn ra bạn làm được ngay rồi bạn lại từ điểm xuất phát bạn đi đến.
Được chưa?
Nên cách đó phù hợp cho người muốn đầu tư vào bản thân và có thể hi vọng được số tiền, chẳng may chốc bạn sẽ thu hồi được các vốn đầu tư.
Bởi vì, các khóa học hiện nay trên thị trường, thứ nhất là rất ngắn, ngắn hạn nếu mà nghề Detailing hiện tại anh thấy không có gì thay đổi thì em cần đi học trung bình khoảng 6 tháng là em biết tất tần tật về Detailing.
Trong khi rất nhiều nghề đi học rất là lâu,
Ví dụ như bác sĩ không phải chỉ 1 2 năm mà 6 7 năm vẫn chưa làm được.
Được chưa?
Nghĩa là sức đầu tư của em rất là lớn và thời gian rất lâu trong khi nghề Detailing em chỉ cần đầu tư 2 3 tháng thì em đã kiếm được tiền rồi.
Dĩ nhiên, tiền ít hay nhiều là chuyện khác nhưng đã kiếm được tiền rồi. Còn nếu mà em khổ luyện khoảng 6 tháng thì tiền không bao nhiêu cả. So với số tiền em sẽ nhận được từ
Vậy cột mốc em có đi học rồi thì cái chuyên môn, cái hiểu biết em nó cao hơn là em không có đi học, em sẽ thu về tiền thu lại nguồn vốn đầu tư mà trong lúc đó em vẫn tích lũy được kinh nghiệm thực tế.
Đấy là cái ưu điểm và hạn chế của cách đi học rồi đi làm.
Được chưa?
Còn cái thứ 2 mà bạn đang phân vân, đó là xin học việc để vừa học vừa làm.
Cách này rất nhiều bạn làm và rất phổ biến trước khi những trung tâm đào tạo ra đời.
Nếu trước 2015 hoặc tới 2016, cách này rất phổ biến.
Anh nghĩ từ 2017 trở về sau tới bây giờ thì cách đi học nó phổ biến hơn, tuy nhiên là nó vẫn tồn tại một bạn sử dụng cách này.
Cách này có một số ưu điểm
Đầu tiên, là bạn không mất tiền nhưng mất sức, mất công
Vì bạn đến trung tâm đó tay trắng không biết gì cho nên người ta sẽ đầu tư cho bạn vừa phải thôi, người ta chỉ cho bạn một số cái kỹ năng nhất định để bạn có thể làm, bạn làm bạn sinh ra cho họ kết quả, cho họ thu về tiền, họ sẽ cân nhắc đầu tư cho bạn tiếp, chứ không ai đầu tư cho bạn một đống rồi mai xin nghỉ. Không ai như vậy cả.
Thứ 2, Trong lúc làm họ sẽ trả lương cho bạn nữa mà.
Đấy là cái ưu điểm, có nghĩa là bạn vừa đi học nghề mà bạn được trả lương
Được 2 lợi thế so với việc bạn chỉ tập trung đi học, bạn đi học không ai trả lương có ba mẹ mình trả lương chứ không ai trả lương cả.
Một số chủ Workshop khi bạn có mối quan hệ tốt, tâm thế tốt người cho tiền đi học, ở Detailing Vietnam cũng có nhiều trường hợp như vậy.
Khi mà người chuẩn bị mở trung tâm, người chọn những người có tâm thế tốt, có chuyên môn, có thái độ đối với công việc tốt thì người ta đầu tư cho đi học, trả tiền cho đi học về để phục vụ cho tôi.
Khi bạn có chủ đầu tư rất là tốt và rất có tầm nhìn.
Quay lại cách vừa đi học vừa đi làm
Thì khi bạn tới bạn được 2 thứ, tự đầu tư cho bản thân bạn, bạn được trả tiền, bạn được 2 cái thì mỗi thứ phải nhỏ hơn.
Bạn chưa biết nghề, bạn tới đó để học người ta trả tiền cho bạn, bạn không thể đòi lương cao hơn được.
Người ta trả tiền cho mình là tốt rồi, người ta vừa dạy mình vừa trả tiền cho mình, vậy là tốt rồi.
Đối với các nghề khác thì gọi là thực tập đó. Đối với nghề thực tế là xin học việc.
Nghĩa là mình vừa đến nơi làm để làm để học cho mình biết chứ chỗ đó người ta biết làm rồi.
Và mình chưa biết tới đó mình học để cho mình biết mà mình được trả lương, quá tuyệt vời, quá happy nên không thể đòi lương cao được.
Vừa học vừa làm nhìn vào thái độ của bạn người ta sẽ cân nhắc và dạy tiếp hoặc chia sẻ tiếp cho bạn hay không? Chứ không ai vào chia nghề cho bạn ngay và luôn.
Vì trung tâm này không phải là trung tâm đào tạo mà là trung tâm dịch vụ.
Vậy nhiệm vụ chính của người ta là làm dịch vụ cho nên bạn cần biết được cái hạn chế.
Hạn chế đầu tiên, cùng một lúc bạn có được 2 thứ nên bạn không thể vừa được nhiều tiền vừa được học nghề miễn phí cả. Nó chỉ vừa vừa thôi.
Cái thứ 2, các trung tâm bạn vào xin việc thường không phải là trung đào tạo cho nên là cái cách mà người ta hướng dẫn là cái người ta làm, áp dụng tại đó nên khó áp dụng vào chỗ khác được.
Cái thứ 3, những trung tâm này là chỗ để làm, người biết làm chưa chắc có chuyên môn hướng dẫn, chưa chắc có nghiệp vụ sư phạm và chưa chắc người ta sẵn sàng chia sẻ nghề vì chia sẻ nghề sợ mất nghề.
Mà có gì để mất hay không là một cái mà anh vẫn thường hay trêu đùa các bạn nhưng mà đầu tiên ta phải giữ cái nghề cho người ta, bởi vì ta phải giữ lợi thế cạnh tranh. Và chưa chắc bạn vào bạn giúp ích được gì, bạn có thể phá hư của người ta cho nên là người chưa có làm gì cho bạn đâu.
Cái thứ 4, thời gian kéo dài hơn nhiều so với việc đi học rồi đi làm
Dĩ nhiên, bạn phải đóng góp công cho người ta, người ta thấy đó cân nhắc chia sẻ cho bạn tiếp.
Cái thứ 5, định hướng trung tâm đó, định hướng phát triển trung tâm đó và định hướng phát triển chuyên môn của bạn có thể là không giống nhau, điều đó bạn tiếp xúc một thời gian sẽ bị ảnh hưởng, bạn quen thói quen đó, quen cách thức đó và bạn quên mất luôn mục tiêu của bạn.
Hoặc là nếu có một số thói quen chưa tốt bạn có thể học thói quen chưa tốt, làm lâu nó sẽ ghi nhớ trong đầu của bạn mà khi bạn rơi vào cái thói quen chưa tốt mà nó lâu sẽ thành cái nết mà chỉ có bạn mới sửa được thôi. Rất là khó sửa mà đôi lúc thời gian sửa cái lỗi sai đó, nếp sai đó nó còn lâu hơn mình học cái mới nữa.
Tư duy bạn tiếp xúc với cái tiếp theo, cái tư duy, cách bạn suy nghĩ về vấn đề, về khách hàng, về đồng nghiệp, về công việc. Bạn ở môi trường nào, em sẽ tiếp xúc với mấy người thường xuyên, bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những người đó.
Vậy cái tư duy của bạn cũng tương tự như mấy người đó.
Anh không bảo các trung tâm chăm sóc xe có cái tư duy không tốt, trong đó sẽ rất lẫn lộn vì có rất nhiều bạn, khi bạn tiếp xúc với cái tư duy như vậy, bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu mà bạn may mắn, bạn tiếp xúc với các trung tâm chăm sóc xe có cái tư duy tốt, bạn cũng hưởng tư duy tốt luôn.
Ngược lại, nếu mà bạn tiếp xúc trung tâm chăm sóc xe tư duy nó không tốt lắm, nó có một số trạng thái xấu, bạn sẽ bị ảnh hưởng. Và nó ở lại lâu ở con người bạn, bạn sẽ học được nhiều thứ bao gồm các mặt tốt và mặt xấu và bạn được kiểm soát nhiều mặt.
Mặt cuối cùng, anh nói cho các bạn nghe để cho “cứng nghề” nó không phải 1 vài ngày, nghĩa là từ lúc bạn biết làm cái đó xong, nó sẽ rơi vào 1 2 3 năm tùy các bạn, tùy cột mốc hồi nãy anh vừa mới nói để bạn làm ra.
Bạn phải xác định được
Thứ 1, cột mốc bạn muốn làm
Thứ 2, bạn đang ở đâu, bạn muốn đi theo hướng nào. Người ta làm hướng đó được chưa chắc bạn làm được, người ta làm cột mốc đó, hướng đi đó bạn cũng có thể làm khác.
Quan trọng là bạn thuộc về hướng nào?
Bạn phải ra quyết định, còn nhiệm vụ của anh cho bạn gợi ý để 2 vấn đề 1 là làm hướng nào, 2 là hướng đi.
Hướng nào cũng có ưu điểm, hướng nào cũng có hạn chế.
Chọn lựa hướng nào là do bạn.
Tuy nhiên, trong bất cứ hướng nào mà bạn được đầu tư vào bản thân bạn thông qua việc bạn tự đầu tư hoặc người khác đầu tư, bạn phải biết trân trọng điều đó.
Đó là cái anh muốn nói với bạn Tuấn.
vivian
Cảm ơn anh Randy đã giải đáp câu hỏi của bạn Tuấn trong EPS 02 ngày hôm nay với chủ đề là “Muốn làm nghề Detailing thì cần làm gì?”. Và các bạn có câu hỏi nào cần được giải đáp và chưa hiểu gì về nghề Detailing thì có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc là theo dõi các EPS tiếp theo tại Detailing Vietnam để hiểu hơn về nghề Detailing nhé.
Và chào tạm biệt các bạn và hẹn gặp lại vào lúc 19:00, Thứ Năm tuần sau nha.
anh RANDY
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.
Fanpage Detailing Vietnam
DETAILING VIETNAM