0

EPS 67 – Suy thoái kinh tế và detailing workshop?

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 67 - Suy thoái kinh tế và detailing workshop?
Loading
/

FAQ

Bạn sẽ làm gì khi nền kinh tế đang suy thoái, chậm lại trong ngành Detailing? Có bao nhiêu đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp trong ngành Detailing?

Anh Randy – Người đã làm trong ngành Detailing đã lâu sẽ chia sẻ lại các cách dấu hiệu và cách khắc phục qua kinh nghiệm của bản thân anh ở EPS 03 ngày hôm nay.

Hãy lắng nghe EPS 03 của series Ask Randy để bạn “rinh về” cho mình những dấu hiệu nhận biết về suy thoái kinh tế trong ngành Detailing nhé!

Các EPS có phát sóng trên Youtube: Detailing Vietnam

Tóm tắt nội dung

(0:07): Lời mở đầu

(0:28): Câu hỏi về biến động thị trường tại Việt Nam

(0:48): Câu hỏi cho các chủ Workshop nên làm gì đối mặt với suy thoái kinh tế.

(1:14): Chia sẻ kinh nghiệm từ anh Randy

(3:20): Nhóm đối tượng nào bị ảnh hưởng nhiều nhất?

(3:34): Các ngành sẽ bị ảnh hưởng bởi những tín hiệu suy thoái

(5:36): Ảnh hưởng đến chủ Workshop

(5:57): Vì sao lại ảnh hưởng đến các chủ Workshop?

(7:10): Nhóm khách hàng dưới 35 tuổi 

(9:05): Nhóm khách hàng trên 35 tuổi

(13:43): Một số tín hiệu các Workshop nên quan tâm

(20:04): Lời kết thúc

Vivian: Xin chào các bạn đã đến với kênh Podcast của Detailing Vietnam thì đây là nơi chia sẻ về nghề Detailing. Mình là Vivian hôm nay mình sẽ đồng hành cùng các bạn trong EPS 03 Ask Randy lần này và không thể thiếu đó là anh Randy –  Giám đốc đào tạo tại Detailing Vietnam. 

 

Dạ em chào anh Randy ạ.

 

Anh Randy: Chào Vivian, chào các bạn.

 

Vivian: Gần đây thì biến động thị trường đang diễn ra hàng loạt người đang thất nghiệp và nhiều doanh nghiệp bị phá sản. 

Anh cho em hỏi đây có phải là dấu hiệu của suy thoái kinh tế không ạ?

 

Anh Randy: Anh cho rằng là ở Việt Nam hiện tại cũng đang có các tín hiệu đó.

 

Vivian: Dạ, vậy thì với một người là làm trong ngành Detailing khá là lâu.

Anh Randy, với cái nền kinh tế đang suy thoái mà chậm lại như vậy, thì sẽ ảnh hưởng không ít đến ngành Detailing nói chung và với từng Workshop nói riêng. 

 

Vậy tình hình như vậy, anh cho em hỏi các chủ Workshop nên làm gì để đối mặt với suy thoái kinh tế vậy ạ?

Anh Randy: 

Đầu tiên thì anh phải nói với các bạn là anh có một ít kinh nghiệm, đã trải qua một số năm rồi, thì cái việc mà làm gì với sự phát triển hoặc sự suy thoái kinh tế, nó là một cái việc mà mỗi một người, mỗi cái vai trò khác nhau trong cái workshop, trong cái ngành. 

Và với hiện trạng khác nhau sẽ có các cách thức cư xử khác nhau.

 

Tuy nhiên, trong thông thường những lần trước thì anh có chia sẻ cho các bạn, nghĩa là kinh tế nó chậm lại, số lượng công việc cũng sẽ giảm đi vậy thì thị trường nó sẽ điều chỉnh. 

 

Điều chỉnh có nghĩa là những cái mà không phù hợp nó sẽ chết, nó sẽ không tồn tại được và thị trường nó sẽ thanh lọc đi những cái đó và tồn tại lại những cái phù hợp. 

 

Đồng thời, cũng là cơ hội mới cho các bạn có cách thức kinh doanh phù hợp hơn, cách làm detailing phù hợp hơn với cái sự thay đổi của cái nhóm khách hàng mới. 

 

Nghĩa là việc các bạn sẽ làm cái gì, nó phù thuộc khách hàng của các bạn là ai? và khách hàng đó sẽ như thế nào? trong thời buổi kinh tế chậm lại, nó giống như covid vậy đó.

 

Thì Covid xong khách của bạn mà chết thì bạn cũng không có việc thì bạn có thể đổi, mà đổi như thế nào thì đó là việc khác. 

Còn đầu tiên anh nghĩ là ở EPS này thì mình nên trao đổi các cái tín hiệu và các dấu hiệu để nhận biết và những cái hướng đi. 

 

Nếu các bạn quan tâm cụ thể hơn, thì mỗi cái vấn đề cụ thể thì mình sẽ trao đổi trong vấn đề cụ thể nó sẽ rõ ràng hơn.

 

Vivian: Dạ. Vậy thì theo anh Randy, trong ngành Detailing này, trong thời gian suy thoái kinh tế thì nhóm đối tượng nào bị ảnh hưởng nhiều nhất vậy ạ?

 

Anh Randy: Anh cho rằng khi mà kinh tế tăng trưởng hay suy giảm, thì tất cả các đối tượng trong cái ngành đều bị ảnh hưởng, giống như việc ngành bất động sản mà nó bị ảnh hưởng không chỉ riêng các bạn trong ngành bất động sản mà những ngành khách cũng bị kéo theo.

Vậy thì anh ví dụ như ngành Detailing cũng tương tự như vậy.

 

Nghĩa là không phải là chỉ có các bạn làm trực tiếp vào cái công việc liên quan đến chiếc xe sẽ bị ảnh hưởng mà những bạn khác không làm trực tiếp nhưng vẫn làm trong ngành Detailing cũng bị ảnh hưởng.

 

Vậy thì có rất nhiều các cái đối tượng khác nhau sẽ bị ảnh hưởng những thông tin này, bởi những tín hiệu này. 

Ví dụ phổ biến nhất các bạn sẽ thấy đó là tại Workshop thì sẽ có chủ đầu tư, những người làm công tác chuyên môn như chuyên môn quản lý là quản lý kỹ thuật, chuyên môn tư vấn như là cố vấn dịch vụ, chuyên môn kỹ thuật như là kỹ thuật viên, bán hàng, kế toán,…đều bị ảnh hưởng. 

 

Bởi vì sao? 

 

Bởi vì xuất phát từ việc lượng khách và cách họ chi tiêu, cách họ chi trả thói quen tần suất họ sử dụng đều bị ảnh hưởng. 

 

Đó là các đối tượng mà anh nghĩ đều phải xem xét hoặc là cần nên biết về tình huống này. 

Đặc biệt, một số bạn ở các Workshop có các bộ phận marketing, bán hàng. 

Vậy thì các bộ phận đó cũng sẽ bị ảnh hưởng, bởi vì nó liên quan trực tiếp từ các tác động chung của ngành nghề này.

 

Vivian: Vậy thì các bạn ơi, trong EPS 03 này, chúng ta sẽ nói về đối tượng là chủ Workshop, em nghĩ là với đối tượng này thì khá là nhiều người quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến Workshop, các bạn có thể theo dõi các đối tượng còn lại ở các EPS tiếp theo nha. 

Và nhờ anh Randy giải đáp về đối tượng chủ Workshop.

 

Anh Randy: Vậy thì đầu tiên, anh cũng nghĩ là nên trao đổi chủ Workshop trước. 

 

Bởi vì sao?’

 

Vì đối tượng này là người có quyền ra quyết định hầu hết các hoạt động quan trọng nhất trong cái xưởng dịch vụ, xưởng detailing.

 

Vậy thì bạn này mà ra quyết định mà sai thì toàn bộ tập thể bị ảnh hưởng sai, các khách hàng bị ảnh hưởng sai.

 

Vậy thì đối với đối tượng này, cái việc mà các bạn hiện tại khi mà tình hình kinh tế suy thoái sẽ bị gì?

 

Đầu tiên, anh chia sẻ từ góc nhìn của anh. Là việc các bạn sẽ bị ảnh hưởng ngay đó là các bạn sẽ thấy doanh thu của các bạn bị biến động. 

Đây là yếu tố đầu tiên.

Lí do doanh thu bạn biến động là đến từ khách hàng của các bạn, vậy thì các nguồn khách hàng của các bạn rất là quan trọng mà các bạn có thể biết hiện nay đối tượng mà sở hữu xe ô tô trên thị trường. 

Hiện tại khá là trẻ không giống như xưa kia.

 

Vì các bạn khá là trẻ, trẻ tuổi, anh cho rằng 35 tuổi trở xuống, vậy thì các bạn mà tầm độ tuổi này và cả tuổi dưới 30 nữa đã bắt đầu có xe ô tô.

 

Thì những bạn này là

Một là, gia đình có điều kiện để mua chiếc xe ô tô

 

Hai là, công việc của bạn thuận lợi để bạn mua hoặc có nhu cầu bạn cần sử dụng

 

Vậy thì nhóm đối tượng này, khi mà chủ doanh nghiệp cái công ty các bạn làm thắt chặt chi tiêu, thắt chặt việc trả lương hoặc cắt giảm lương hoặc tăng số giờ làm thì đều ảnh hưởng đến các bạn như thế nào? 

 

Khi mà giảm chi tiêu, giảm trả lương cho các bạn đó thì cái ngân sách của các bạn dành cho việc chăm sóc, làm đẹp và giữ gìn chiếc xe các bạn cũng sẽ cân đo đong đếm. 

 

Vậy nếu các bạn đó thấy nhiều khoản cần phải cân đo đong đếm, các bạn sẽ có xu hướng cắt giảm một số khoản mà các bạn đó cho là không cần thiết.

 

Hai là liên quan đến thời gian, khi mà các bạn không có đủ quỹ thời gian để các bạn đi chăm sóc cái xe, thì các bạn chủ Workshop cũng bị mất khách.

 

Có nghĩa là người ta sẽ đi làm sạch, làm đẹp và làm detailing cái xe khi có thời gian rảnh. 

 

Đúng không?

 

Trừ những người có nhiều xe, còn lại đa phần là người đó phải dùng cái xe đó đi lại. Vì khi cái quỹ thời gian nó bị eo hẹp đi. 

 

Dĩ nhiên người ta muốn cái xe nó sạch đẹp nhưng mà người ta không thể dành quá nhiều thời gian chỉ cho việc đó, nên là người ta sẽ cân nhắc một số giải pháp khác tạm thời để thay thế. 

 

Ví dụ, rửa cho nhanh. Rồi, khi có thời gian người ta sẽ làm vệ sinh chuyên sâu hoặc rửa sạch sẽ hơn. 

 

Còn lại chúng ta sẽ duy trì cái công việc hoặc cái nhu cầu đi lại hằng ngày của họ. Thì tất cả những đều đó nó đều ảnh hưởng đó là giảm tần suất sử dụng dịch vụ Detailing tại Workshop.

Và khi nguời ta giảm cái tần suất thì lượng khách của bạn sẽ thưa dần. 

 

Đấy là đối với các bạn mà đang có tệp khách hàng là những người mà trẻ tuổi.

 

Vivian: Vậy đối với đối tượng trên 35 tuổi thì như thế nào vậy anh?

 

Anh Randy: Còn đối với những cái nhóm đối tượng này thì tùy khu vực thì tuy nhiên là anh cũng có thấy hiện tại các bạn không có nhiều các khách hàng này.

Thì các khách hàng này nó khác với các khách hàng khác. Đó là đòi hỏi của họ, cái nhu cầu của họ. 

Lí do, những người này đa phần đều đã sử dụng xe được một thời gian, nghĩa là đối tượng này có hiểu biết hơn về cái việc chăm sóc xe.

 

Khi đã hiểu biết hơn, họ có nhu cầu cá nhân hóa để phục vụ cho nhu cầu riêng của họ khác. Nhằm thỏa mãn được cái nhu cầu riêng của họ.

 

Vậy thì những nhóm đối tượng này, họ thường có cái tài chính và ngân sách chi tiêu cho việc chăm sóc xe cao hơn. 

 

Tuy nhiên, cái yêu cầu của họ cũng khắc khe hơn và ảnh hưởng gì đến các bạn

 

Nếu mà các bạn đang làm chăm sóc xe hiệu suất cao, một cái chuẩn nhất định cho khách hàng, bạn sẽ thấy là cái việc bạn áp một cái chuẩn chung, tiêu chuẩn chung cho các khách hàng của bạn, nó sẽ không phù hợp với nhóm đối tượng này.

 

Bởi vì, họ có nhu cầu thỏa mãn cái nhu cầu cá nhân riêng của họ không giống như số đông. 

 

Nó liên gì đến chủ Workshop?

 

Chủ Workshop hiện tại đang tập trung vào nhóm đối tượng nào, bạn sẽ phải xem xét, nghiên cứu, khảo sát lại cái nhu cầu, cái mong muốn, hành vi tiêu dùng của khách hàng các bạn để các bạn điều chỉnh. 

 

Mình không thể đứng yên được. 

 

Bởi vì các bạn phải đưa ra cái biện pháp để thích ứng, thích nghi với tình hình thay đổi mới trước khi nó xảy ra, chứ nó xảy ra rồi giống như nước tới cổ rồi lúc đó bạn không có đủ thời gian để bạn phản ứng hoặc lúc đó quá vội vã thì biện pháp bạn đề ra, chi phí lúc đó cũng rất đắt. Được chưa?

 

Hoặc lúc đó là quá muộn rồi, khách người ta đã bỏ đi hoặc khách người ta đã điều chỉnh rồi hoặc tất cả đều gây ra những rủi ro chết người cho Workshop. Mà nếu bạn là người lãnh đạo trong Workshop, bạn là người chủ đầu tư, bạn là người bỏ tiền, là người quyết định tất cả mọi thứ mà bạn quyết định sai thì người đầu tiên chịu trách nhiệm đương nhiên là bạn.

 

Nhưng cái tập thể theo bạn, họ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

 

Và ý anh là các bạn phải suy nghĩ về điều đó, anh muốn là các bạn đưa ra các biện pháp thích ứnglinh hoạt, phù hợp hơn cho khách hàng cho cả bạn và cho cả tập thể mà đang đi theo bạn nữa.

 

Đấy là cái anh muốn nói với các bạn.

 

Vivian: Dạ, theo anh Randy thì các tín hiệu nào mà các bạn chủ Workshop quan tâm đến vậy ạ?

 

Anh Randy: Khi mà cái tình hình kinh tế bị biến động đó hả?

 

Vivian: Dạ đúng rồi ạ.

 

Anh Randy: Rồi. Anh có thể chia sẻ cho các bạn nghe là mỗi một địa phương, ở mỗi khu vực khác nhau thì cái kinh tế nó biến động, nó sẽ đến nhanh hay chậm nó tùy thuộc vào địa phương nhưng nó vẫn ảnh hưởng chung.

 

Vậy thì nó có một số dấu hiệu cơ bản, dĩ nhiên sẽ có nhiều dấu hiệu khác, nếu các bạn đã có kinh nghiệm các bạn cũng sẽ biết thêm nhiều và các bạn có thể chia sẻ ngược lại với chương trình.

 

Tuy nhiên, anh sẽ gợi ý cho một số tín hiệu.

 

Tín hiệu đầu tiên, liên quan đến khách hàng.

 

Liên quan như thế nào đến khách hàng?

 

Liên quan đến việc là cái tần suất sử dụng dịch vụ của những khách hàng mà đang sử dụng thường xuyên ở Workshop của bạn. 

 

Nó bị suy giảm nếu một người, hai người không sao, nhưng nếu nhiều người cùng giảm tần suất sử dụng dịch vụ mà chất lượng dịch vụ của bạn vẫn không bị ảnh hưởng là không giảm chất lượng dịch vụ, vẫn giữ nguyên chất lượng dịch vụ tốt như trước nhưng khách hàng giảm tần suất hoặc là thưa dần số lần sử dụng.

 

Đó là một tín hiệu. Vì sao?

 

Vì, người ta đang cân đối tài chính, người ta đang cân đối cái khoản ngân sách dành cho việc chăm sóc xe. Tín hiệu đầu tiên đến từ khách hàng.

 

Tín hiệu thứ 2, cũng đến từ khách hàng. Nhưng nó liên quan trực tiếp đến phân bổ, tỷ trọng sử dụng dịch vụ tại chỗ bạn.

 

Nghĩa là khách hàng tập trung hoặc khách hàng có xu hướng dành nhiều thời gian hoặc sử dụng nhiều ở những gói dịch vụ có gía thành, có chi phí đối với họ là hợp lý hơn, rẻ hơn. Giảm các gói có giá trị cao mà bạn không thấy rõ nguyên nhân.

 

Có nghĩa là, giả sử lúc trước bạn làm một cái xe 10 triệu, 15 triệu rất dễ dàng. Nhưng bây giờ, từ cái mốc đó khách không có, cái tỷ lệ mà khách không đồng ý sử dụng dịch vụ đó nó không còn cao nữa. 

 

Đó cũng là một tín hiệu.

 

Nghĩa là những người đó không bỏ bạn đi nhưng mà những người đó cân đối, họ thưa dần để cho cái tần suất ổn định hơn.

 

Thì cái tỷ trọng trong 100% cái doanh thu của bạn hàng tháng, nó sẽ dịch chuyển về những dịch vụ cấp thấp hơn, có giá thành rẻ hơn. Còn tỷ trọng đem về doanh thu lớn cho bạn, nó sẽ giảm đi. 

 

Đó là tín hiệu thứ 2.

 

Tín hiệu thứ 3, bạn biết là gì không?

 

Liên quan đến nội bộ của các bạn, những người khác. Đó là những nhân sự mà làm việc trực tiếp lên chiếc xe họ dịch chuyển, họ đi xin việc ở chỗ khác nhiều hơn.

 

Vì sao?

 

Đi tìm việc nhiều hơn có nghĩa là khó tìm việc hơn. Đúng không?

Trước khi tìm việc ở chỗ mới bạn phải nghỉ ở chỗ cũ đúng không?

 

Vivian: Dạ đúng rồi ạ.

 

Anh Randy: Vậy thì tại sao họ nghỉ ở chỗ cũ mới là vấn đề.

Nghỉ ở chỗ cũ. 

 

Một là, đến từ việc người ta muốn tìm một điều kiện làm việc mới. Đúng không? 

 

Hai là, người ta muốn có thu nhập tốt hơn so với mặt bằng cũ của họ hoặc khi họ có kinh nghiệm.

 

Ba là, khi chỗ cũ họ cắt giảm ngân sách, tiền lương, chế độ, lương thưởng.

Thì họ dịch chuyển, dĩ nhiên các bạn trừ các đợt gần tết bởi vì lúc nào đợt gần tết người ta cũng dịch chuyển nhân sự, chuyện đó rất bình thường trong tất cả các ngành.

Tuy nhiên, nếu hết tết rồi mà vẫn có nhiều người đi tìm việc hoặc xin chuyển việc, cộng thêm rất nhiều Workshop đăng tuyển người.

 

Đó là một tín hiệu mà bạn thấy khá mâu thuẫn và liên quan đến ảnh hưởng kinh tế.

 

Tại sao?

 

Vì, nếu mà một trong hai bên cung và cầu. Cái bên đi tìm việc đông, số người tuyển ít thì bình thường. 

 

Nhưng khi mà cả hai bên đều rất nhiều, có nghĩa là tình hình nhân sự biến động rất khủng hoảng.

 

Một số bên nó tìm người tìm mãi không được nên tuyển hoài. Một số người đi tìm việc, tìm mãi nhưng không được, nó không khớp.

 

Vì ở thời điểm mới này, thì cái cán cân để chi trả tiền lương nó không còn như trước nữa. Nghĩa là Workshop người ta bị giảm doanh thu, người ta sẽ không thể trả lương cao hơn cho cùng một chức danh giống như cũ. Đúng không?

 

Thành ra, cái mặt bằng chung đang cần chức danh giống như cũ như vậy khi nghỉ việc người ta có xu hướng tìm cái vị trí mới với mức thu nhập tốt hơn.

 

Đúng không?

 

Trong khi cái bên tuyển họ lại giảm xuống nên nó không đến được với nhau, nên xảy ra 2 bên đi tuyển hoài.

 

Bên tuyển thì tuyển hoài, bên đi tìm thì tìm hoài. Cái tần suất xuất hiện liên tục, liên tục, liên tục. Chứ nếu thỏa mãn với nhau là hai bên đâu còn ai đi tuyển nữa đúng không? 

 

Đấy là tín hiệu thứ ba. 

 

Và còn nhiều tín hiệu khác nữa. Nếu bạn nào hứng thú với các chủ đề này, mình có thể trao đổi sâu hơn, các bạn có thể đặt câu hỏi hoặc chia sẻ ngược lại cho anh. 

 

Dĩ nhiên, còn nhiều.

 

Vivian: Dạ em cảm ơn anh Randy đã giải đáp câu hỏi trong EPS 03 ngày hôm nay với chủ đề là “Kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái, chậm lại thì workshop nên làm gì?”. Các bạn có những câu hỏi nào cần được giải đáp hoặc là chưa hiểu gì về nghề Detailing thì có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Và theo dõi các EPS tiếp theo tại Detailing Vietnam nhé. 

Chào tạm biệt các bạn và hẹn gặp lại các bạn vào lúc 19:00, thứ Năm tuần sau nha.

 

Anh Randy: Xin chào và hẹn gặp lại các bạn

Theo dõi những podcast mới nhất từ Detailing Vietnam tại:

➡️ Fanpage: https://www.facebook.com/detailingvietnam

Học nghề detailing:

➡️ Fanpage Detailing Vietnam: https://www.facebook.com/detailingvietnam

➡️ Website Detailing Vietnam: https://www.detailingvietnam.org/khoa-hoc-detailing-o-tphcm

➡️Cộng đồng chia sẻ về detailing: https://www.facebook.com/groups/vietnamdetailing

➡️Group Tuyển dụng Việc làm về detailing: https://www.facebook.com/groups/tuyendungdetailing

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top