0

EPS 68 – Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến kỹ thuật viên ra sao?

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 68 - Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến kỹ thuật viên ra sao?
Loading
/

Kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái, chậm lại thì workshop nên làm gì?

Series Ask Randy ngày hôm nay sẽ giải đáp cho các bạn về những thắc mắc xoay quay vấn đề suy thoái kinh tế, những tín hiệu và ảnh hưởng của nó đến các bạn kỹ thuật viên, các bạn mới vào nghề.

Hãy lắng nghe EPS 04 để cùng hiểu rõ hơn và tìm ra những giải pháp cho bản thân nhé!

Các EPS có phát sóng trên Youtube: Detailing Vietnam

Timestamps:

(0:07): Lời mở đầu

(1:15): Câu hỏi về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến các bạn KTV, người mới vào nghề

(5:40): Tín hiệu từ kỹ thuật viên

(14:00): Tín hiệu từ nhà tuyển dụng

(21:30): Những người đang có cơ hội

(23:53): Lời kết thúc

Nhấn theo dõi các trang mạng xã hội của Detailing Vietnam nhé!

Facebook  Youtube

Các bạn đang nghe podcast tại Detailing Vietnam!

Caroline: Xin chào mọi người cùng đến với Tất tần tật về Detailing đây là kênh podcast của Detailing Vietnam, nơi chia sẻ các vấn đề, giải đáp các thắc mắc xoay quanh nghề detailing vào mỗi tối thứ năm hàng tuần. 

Mình là Caroline, ngày hôm nay sẽ đồng hành cùng các bạn trong Episode 04 – Ask Randy này. Và nhân vật không thể thiếu trong số podcast này chính là anh Randy – giám đốc đào tạo tại Detailing Vietnam. Em chào anh Randy ạ.

Anh Randy: Chào Caroline, chào các bạn.


Caroline: Trong EPS 03 vừa qua, anh đã có những chia sẻ rất là bổ ích về suy thoái kinh tế những tín hiệu và ảnh hưởng của nó đến workshop, đặc biệt là chủ workshop.

Em nghĩ chủ đề về suy thoái kinh tế là chủ đề rất hay và đang rất được quan tâm trong thời gian này.

Để tiếp nối cho EPS tuần trước, tuần này em sẽ tiếp tục nhờ anh giải đáp những thắc mắc về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng mà không phải đến các chủ workshop mà là đến các bạn kỹ thuật viên, các bạn mới bước chân vào nghề detailing này ạ.

Thì đầu tiên em muốn hỏi anh là, anh nghĩ suy thoái kinh tếảnh hưởng gì đến các bạn KTV, người mới vào nghề hay không ạ? Và theo anh những bạn đang theo học nghề detailing này có là một bất lợi cho các bạn không ạ?


Anh Randy: Thật ra thì anh nghĩ khi mà nền kinh tế điều chỉnh dù tăng trưởng hay là suy thoái thì tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng. Chỉ khác nhau là ảnh hưởng đó nhỏ hay lớn, nó ngắn hạn hay nó kéo dài mà thôi.

Đối tượng mà ảnh hưởng trực tiếp nhất lên các bạn kỹ thuật viên đó chính là chiếc xe, nhưng chiếc xe thì được quyết định bởi người chủ sở chiếc xe, việc sử dụng chiếc xe đó như thế nào, tần suất sử dụng ra sao, cách thức chăm sóc làm đẹp làm sạch ra sao là do người chủ sở hữu chiếc xe quyết định.

Vậy thì nếu mà cái đối tượng khách hàng tại workshop của bạn là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều bởi nền kinh tế thì nó sẽ tác động ngay không chỉ đến workshop của các bạn mà đến các bạn kỹ thuật viên.

Ngược lại, nếu các khách hàng của bạn ít bị ảnh hưởng hoặc là chưa bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thì bạn cũng chưa bị ảnh hưởng hoặc ít bị ảnh hưởng trực tiếp, nghĩa là độ trễ của tác động đó nó có thể thay đổi.


Vậy thì nó liên quan gì đến các bạn kỹ thuật viên?

 Với vai trò là kỹ thuật viên thì sức ảnh hưởng từ bên ngoài và sự thay đổi của bạn từ bên trong, em có nghĩ là 2 cái đó có đồng bộ với nhau về sự thay đổi hay là khi nền kinh tế thay đổi hay không?


Caroline: Em nghĩ là nền kinh tế này khi mà đang điều chỉnh ảnh hưởng đến các bạn, nhưng mà về suy nghĩ và tư duy cũng một phần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các bạn nữa ạ.

Việc mà nền kinh tế thay đổi nó chỉ là một phần còn một phần là sẽ bắt nguồn từ bên trong của các bạn. Các bạn có biết cách thay đổi theo nền kinh tế hay không cũng là một vấn đề nữa ạ.


Anh Randy: Vậy thì quay lại là làm sao mà các bạn đang ở yên một chỗ, mỗi ngày bạn dành 8 tiếng để đi làm, bạn ở tại 1 địa điểm cố định bạn không đi khắp nơi thì làm sao các bạn cập nhật được những thông tin hoặc là các bạn biết được là nền kinh tế có đang thay đổi hay không


Caroline: Thì em nghĩ là thời đại bây giờ cũng là thời đại 4.0 rồi thì những việc mình ở 1 chỗ nhưng vẫn cập nhật được tình hình ở Pháp hay Tây Ban Nha thì cũng rất là dễ dàng luôn ạ.

Tại vì mình có điện thoại, thời gian rảnh mình dành 15 – 20p mỗi ngành để lướt web, đọc các tin tức mà mình chú ý đến là mình sẽ nắm được tình hình xung quanh mình thôi ạ


Anh Randy: Nghĩa là các bạn bây giờ có cái công cụ tốt hơn xưa.

Các bạn có điện thoại, các bạn có thể cập nhật các thông tin tuy nhiên là anh có thể lưu ý với các bạn là coi chừng các bạn chỉ cập nhật các thông tin rác.

Và hãy dành một ít thời gian để cập nhật những thông tin có liên quan đến mình hơn là các thông tin rác.


Lúc nãy anh có nói đến tín hiệu. Vậy tín hiệu là gì?

Nếu bạn đang đi làm tại xưởng dịch vụ tại xưởng dịch vụ, workshop, công ty mà bạn có nhiều thời gian để bạn cập nhật tin tức trong giờ làm việc, nhiều bạn sẽ thấy điều đó khá là vui vì mình có thời gian rảnh và khá hứng thú.

Nhưng mà anh có thể nói cho các bạn nghe mặt tai hại của nó đến các bạn đang làm kỹ thuật viên. Có nghĩa là hình như xưởng dịch vụ của bạn không có đủ đầu việc để bạn quay cuồng với nó mà hình như là hơi rảnh rỗi.

Và rảnh rỗi khi mà có điện thoại bạn sẽ thấy là “tự nhiên giờ mình đi làm mà mình có nhiều thời gian rảnh để lướt web, facebook, youtube các kiểu”.

Nếu nó xảy ra lâu lâu thì không sao nhưng nếu nó xảy ra càng ngày càng đều đặn hơn và thời gian trong một buổi của bạn, trong một ngày của bạn rảnh để làm điều đó nhiều hơn và bạn sẽ thấy là bạn xem hết các tin tức rồi mà vẫn còn rảnh thì anh nghĩ là không được ổn lắm.


Vì sao bạn biết không?

Bởi vì tiền lương của các bạn đến từ việc các bạn lao động, bạn tạo ra giá trị cho chiếc xe mà bạn đang dùng điện thoại để đốt thời gian dù là chơi game hay là xem tin tức. Thì lúc đó bạn không sinh ra giá trị gì cả, bạn không làm việc bạn sẽ không có thu nhập. Bạn không có thu nhập thì workshop của bạn cũng không có thu nhập.


Nhưng điểm đáng buồn khi suy thoái kinh tế là gì?

Điều đó không đến từ việc  bạn có chuyên môn kém.

Giả sử bạn vẫn đang chuyên môn như cũ, giả sử chuyên môn của bạn tháng 3 vẫn tốt như tháng 2 nhưng bỗng nhiên khách của mình có vẻ đi đến ít hơn, họ ít sử dụng dịch vụ hoặc ít người liên lạc hỏi, đặt hẹn hoặc là họ sẽ sử dụng các gói dịch vụ nhỏ hơn, nhanh hơn, chi phí nhỏ hơn. Đó là một ví dụ.


Vậy thì gợi ý cho các bạn trước về tín hiệu đã.

Để các bạn thấy là việc ảnh hưởng kinh tế nó có đang tác động đến mình hay không, còn có tín hiệu rồi mà làm gì nữa anh nghĩ nó là vấn đề còn khác đi nữa.

Vậy thì nếu mà trong trường hợp kinh tế suy thoái, giảm tốc độ tăng trưởng mà chuyên môn của bạn không có đứng yên, nghĩa là đi lên hoặc đi xuống thì đều có ảnh hưởng

Theo em có phải như vậy không?


Caroline: Em nghĩ là sẽ có ạ tại vì hiện tại ngành detailing đang rất cạnh tranh nên các workshop cũng mở lên rất là nhiều thì đi kèm với việc đó là việc tuyển nhân viên thì cái việc tuyển dụng như vậy cũng sẽ là một sự cạnh trạnh đối với các bạn kỹ rồi.

Nhưng  nếu mà chuyên môn của các bạn không càng ngày càng đi lên thì đó là một bất lợi cho các bạn


Anh Randy: Đúng rồi đó, vậy cái tín hiệu thứ 2 bạn sẽ thấy là cái nhu cầu tuyển dụng nó có xáo trộn một chút.

Bạn sẽ thấy cái số lượng tin tức liên quan đến tìm việc làm nó cũng rất là tăng và số lượng tin tuyển người làm nó cũng sẽ tăng nhưng nó cứ tăng hoài mà không giảm.


Caroline: Dạ, em cũng thấy điều đó rất là bất cập luôn, em thấy các nhà tuyển dụng luôn đăng tin tìm kỹ thuật viên và các bạn kỹ thuật viên cũng lại đăng tin tìm công việc phù hợp cho mình. Nhưng mà, 2 bên mãi vẫn chưa tìm thấy nơi phù hợp cho nhau.


Anh Randy: Vậy thì người tìm việc mà họ đăng bài tìm việc thì một là họ chuẩn bị nghỉ chỗ cũ để đi tìm chỗ mới, hai là đã nghỉ rồi và đi tìm chỗ mới, ba là những bạn mới chuẩn bị bước vào nghề.

Vậy thì nhóm mới bước vào nghề không có gì để nói cả bởi vì các bạn không có kinh nghiệm gì cả. Vậy còn hai nhóm còn lại đều đã có kinh nghiệm, nó chỉ khác nhau ở số kinh nghiệm mà thôi. Em sẽ thấy là một số bạn có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm cũng đăng tìm việc mà một số bạn từ 3 – 7 năm cũng đi tìm việc, khá là ngộ nghĩnh.

Vậy thì khi người ta có kinh nghiệm rồi nhưng người ta không tìm được và người ta phải đi tìm việc hoặc người ta phải cạnh tranh với những công việc dành cho các bạn ít kinh nghiệm hơn. Thì đó là một tín hiệu.

Rồi đó là phân tích cho các bạn đi tìm việc, tín hiệu cho các bạn đi tìm việc


Tín hiệu từ bên nhà tuyển dụng

Khi kinh tế tăng trưởng thì khách hàng cũng phát triển lên. Khi nhu cầu của họ tăng, các chủ sở hữu workshop nhận thấy điều đó họ sẽ tuyển thêm người để giải quyết khối lượng công việc.

Khi kinh tế tăng trưởng, khách hàng chi trả nhiều, workshop nhận được doanh thu nhiều, các bạn kỹ thuật viên cũng được chi trả nhiều, số đầu việc làm mãi không hết.

Nhưng khi kinh tế suy thoái, số đầu việc giảm đi thì các bạn chủ sở hữu workshop không thể sắp xếp đủ đầu việc cho toàn bộ nhân sự. Thì họ sẽ phải cắt giảm để số đầu việc còn lại đủ cho nhân sự.

Vậy thì anh sẽ gợi  ý cho các bạn các cách cắt giảm của các bên chủ workshop.

Dĩ nhiên những người không làm được việc là sẽ cắt ngay và luôn, khi chủ workshop đã cắt giảm rồi nhưng tình hình kinh doanh không tiến triển, thì theo em là họ có cắt giảm nữa không?


Caroline: Em nghĩ là có ạ, họ cũng cần phải duy trì việc kinh doanh của họ


Anh Randy: Đúng rồi, trong khi kinh tế suy thoái, khách hàng đang thắt chặt chi tiêu. Và sau khi cắt giảm những người thừa sẽ tiếp tục cắt giảm những người dù đã có chuyên môn làm được nhưng đang nhận mức lương cao.

Vậy theo em là vì sao chuyên môn cũng có, có kinh nghiệm rồi mà các bạn chủ workshop vẫn đưa vào tầm ngắm để cắt giảm vậy.


Caroline: Em nghĩ trong giai đoạn bất cập này, bên cạnh xét về góc độ chuyên môn mình còn phải xét về góc độ khác nữa. Đó là về tư duy, góc nhìn và cách thức làm việc của bạn cũng là một vấn đề. Nếu chủ ws nhận ra được tiềm năng, bạn duy trì được phong độ của bạn trong công việc thì họ sẽ giữ bạn lại


Anh Randy: Khi mà kinh tế thay đổi thì nhu cầu của khách hàng thay đổi, đổi tiêu chí, đổi nhu cầu, thì cái dịch vụ của bạn là dịch vụ cũ nó sẽ không phù hợp với sự thay đổi đó.

Điều này thuộc về chủ workshop và người quản lý, nó ở EPS trước.

Các bạn sẽ thấy là cần phải có 1 vài tín hiệu thì họ mới bắt đầu điều chỉnh. Nếu họ chuyển biến chậm thì họ cũng không thay đổi kịp với sự thay đổi của khách hàng và khi không thay đổi kịp thì khách hàng không sử dụng nữa.

Lúc đó vô hình chung cái số năm kinh nghiệm của bạn lại chính là gánh nặng của bạn vì bạn đã quen với cái kinh nghiệm cũ, với cách phục vụ khách hàng cũ, với suy nghĩ cũ trong khi bây giờ khách đã đổi rồi.


Caroline: Theo như những gì anh giải thích thì em có thể hiểu được rằng trong thời buổi suy thoái kinh tế này ngoài việc mình chấp nhận thời cuộc mình còn phải thay đổi theo thời cuộc, thay vì mình cứ ở mãi với những cái cũ,  thì mình phải luôn luôn thay đổi, nắm bắt tình thế và thay đổi cách thức làm việc, cách thức hoạt động để phù hợp với khách hàng cũng như là giúp ws không bị lùi lại so với thời đại


Anh Randy: Tuy nhiên, nãy giờ mình nói nghe có vẻ nó hơi tiêu cực. Nhưng mà anh cho rằng không có cái gì chỉ có một mặt tiêu cực, nó sẽ có mặt tích cực. Đó sẽ là những tín hiệu tốt cho những người biết nắm bắt cơ hội và những người sẵn sàng thay đổi.


Vậy thì em nghĩ trong nhóm kỹ thuật viên này có những nhóm nào đang là có cơ hội?


Caroline: Em nghĩ là những bạn mới vào nghề sẽ là những người dễ dàng nắm bắt cơ hội nhất vì bạn vừa bước chân vào nghề, dễ dàng thay đổi, dễ dàng thích nghi hơn và bạn có thể học những cái mới dễ hơn so với những bạn cũ.


Anh Randy: Bất cứ cuộc chơi nào nó có cơ hội nó cũng đi kèm với rủi ro. Có nghĩa là ở thời điểm mà những người có nhiều kinh nghiệm cũ bị mất lợi thế chính là một cuộc chơi reset về con số 0 cho các mới bắt đầu.

Đầu tiên, các bạn mới xuất phát thì các bạn là tờ giấy trắng, các bạn dễ dàng tiếp thu và nhận biết những thứ mới

Thứ hai, anh cho rằng là các bạn còn trẻ nên sự năng động và sự linh hoạt nó rất mạnh

Thứ ba, các bạn mới bước chân vào nghề khoảng tầm 1 năm đổ lại cái tâm thế của họ đang muốn vươn lên mạnh mẽ để tìm kiếm được chỗ đứng

Thứ tư, các bạn trẻ tiếp xúc với thông tin mới nhanh hơn các thế hệ trước và sẵn sàng thử thách bản thân mình với những công việc cho tính chất phức tạp hơn


Caroline: Dạ vâng, rất cảm ơn anh Randy về chia sẻ trong EPS lần này. Em tin rằng, qua những chia sẻ của anh sẽ phần nào giúp các bạn KTV, các bạn mới vào nghề sẽ có cái nhìn khách quan hơn, giảm đi phần nào phiền muộn và lo âu trong giai đoạn suy thoái kinh tế này. 

Với chủ đề “Kinh tế đang có dấu hiệu suy thoái, chậm lại thì workshop nên làm gì? ngày hôm nay, nếu các bạn có góp ý, có câu hỏi hay bất kì vấn đề nào cần giải đáp có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi và đừng quên theo dõi các EPS tiếp theo vào 19h tối thứ 5 hàng tuần nhé. 

Còn bây giờ chào tạm biệt và hẹn gặp lại.


Anh Randy: Xin chào và hẹn gặp lại các bạn!

Theo dõi những podcast mới nhất từ Detailing Vietnam tại:

➡️ Fanpage: https://www.facebook.com/detailingvietnam

Học nghề detailing:

➡️ Fanpage Detailing Vietnam: https://www.facebook.com/detailingvietnam

➡️ Website Detailing Vietnam: https://www.detailingvietnam.org/khoa-hoc-detailing-o-tphcm

➡️Cộng đồng chia sẻ về detailing: https://www.facebook.com/groups/vietnamdetailing

➡️Group Tuyển dụng Việc làm về detailing: https://www.facebook.com/groups/tuyendungdetailing

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top