0

EPS 70 – Đi học và đi làm detailing chuyên nghiệp có khác nhau?

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 70 - Đi học và đi làm detailing chuyên nghiệp có khác nhau?
Loading
/

Sự khác biệt về góc nhìn khi đi học và đi làm Detailing

Góc nhìn của các bạn KTV khi đi học và đi làm nghề Detailing có sự khác biệt như thế nào? Làm thế nào để cải thiện góc nhìn, giúp nâng cao tư duy và năng lực của bản thân.

Cùng theo dõi EPS 06 Series Ask Randy được phát sóng ngày hôm nay để lắng nghe những chia sẻ từ anh Randy nhé!

 Các EPS có phát sóng trên Youtube: Detailing Vietnam

Timestamps:

(0:07): Lời mở đầu

(1:10): Góc nhìn của các bạn trẻ ngày nay?

(3:30): Mục tiêu của các bạn KTV trong các giai đoạn công việc?

(6:15): Một số tiêu chí nhất định trong tập thể?

(11:30): Phải làm sao khi không tìm được người dẫn dắt

(12:50): 3 nhóm người cần có trong một tập thể

(15:55): Lợi ích của 3 nhóm người trong một tập thể

(20:55): Lời kết thúc

Nhấn theo dõi các trang mạng xã hội của Detailing Vietnam nhé!

 

Facebook  Youtube

 

 

Các bạn đang nghe podcast tại Detailing Vietnam!

Xin chào mọi người cùng đến với Tất tần tật về Detailing. Lại là mình Caroline đây, chào mừng mọi người đến với kênh podcast của Detailing Vietnam, nơi chia sẻ các vấn đề, giải đáp các thắc mắc xoay nghề Detailing vào mỗi tối thứ 5 hàng tuần. Như thường lệ, người sẽ cùng đồng hành và giải đáp thắc mắc cho bạn trong EPS số 07 – ask Randy này chính là anh Randy – Giám đốc đào tạo tại Detailing Vietnam.

Em chào anh Randy ạ

Anh Randy: Chào Caroline, chào các bạn!

Caroline: Một tuần nữa đã trôi qua và chúng ta lại gặp nhau trên số podcast hàng tuần để lắng nghe tâm sự, chia sẻ vô vàn những vấn đề xoay quanh nghề detailing này.

Và tuần này chủ đề mà Caroline mang đến để nhờ anh Randy giải đáp đó là “Sự khác biệt về góc nhìn khi đi học và đi làm detailing”.

Lắng nghe số podcast này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về bản thân, biết cách làm thế nào để cải thiện tư duy, góc nhìn của mình từ chia sẻ mà anh Randy sắp sửa bật mí cho các bạn.

Theo em thấy các bạn trẻ có góc nhìn rất sáng tạo vì các bạn được sống trong thời đại năng động và phát triển. Bên cạnh đó cũng có những bạn vì tập trung vào một thứ nhất định nên đôi khi bạn bị quên các khía cạnh khác trong cuộc sống.

Điều đó là một khó khăn đối với các bạn khi thay đổi môi trường, anh Randy nghĩ như thế nào về điều này ạ?

Anh Randy: Thực ra thì anh cũng có tiếp xúc với khá là nhiều bạn trong quá trình làm công tác đào tạo tại Detailing Vietnam, sự tiếp xúc nhiều này cho anh trải nghiệm là anh được gặp rất nhiều bạn với các độ tuổi khác nhau, các bạn này tuổi trải dài từ 18, 20 – 40, 50 tuổi và các tính chất công việc của họ cũng hoàn toàn khác nhau.

Và anh cũng đã trải qua điều này khá là nhiều năm thành ra anh cảm thấy là một điều may mắn vì anh được tiếp xúc như là một xã hội thu nhỏ trong ngành Detailing này.

Ở bất cứ thời điểm nào, trong những thời đoạn đó đều có các bạn với các suy nghĩ, các định hướng, các góc nhìn, các mục tiêu và các cái động lực rất khác nhau.

Điều đó cũng đặt ra cho anh một câu hỏi để anh đi tìm lời giải đáp trong tập thể khi mà các bạn về làm cùng việc với nhau trong ngày detailing, có độ tuổi khác nhau, mục tiêu khác nhau.

Và đặc biệt khác nhau nhất là các bạn ở giai đoạn mới đi học nghề và bắt đầu đi làm nghề và một số người đã làm nghề được nhiều năm, anh thấy có một số sự xung đột, sự khác biệt về cách thức suy nghĩ

Caroline: Qua những điều mà em đã từng biết từ các bạn KTV thì em thấy rằng có sự khác nhau về mục tiêu của từng thời điểm, chẳng hạn như lúc đi học và bắt đầu đi làm, mục tiêu của các bạn là làm để kiếm tiền. Có nghĩa là các bạn nghĩ rằng dùng những gì mình đã được học ra làm giống như vậy là sẽ kiếm được tiền

Nhưng sau khi làm được 1 thời gian tầm vài tháng, 1 năm các bạn nhận ra rằng nó không có đơn giản như vậy, các bạn sẽ có mục tiêu khác đó là mình phải trau dồi thêm để mình có thể làm việc độc lập

Nhưng khi làm được một thời gian lâu hơn thì mình cũng không thể nào mãi như vậy được, các bạn sẽ có những mục tiêu xa hơn, học thêm những kỹ năng mềm để các bạn có định hướng cho tương lai, cuộc sống sau này của các bạn.

Không biết là anh nghĩ như thế nào về điều đó ạ?

Anh Randy: Nếu mà dùng từ ngữ chính xác thì đó là tầm nhìn, vậy thì cái mà mình nhìn thấy thông thường là các mà mình thấy ở trước mắt. Cái mà xa hơn sẽ có sự khác biệt ở chỗ là các bạn mà chưa có trải nghiệm vào cuộc sống thực tế, chưa trải nghiệm công việc lâu thì những thứ bạn hành động dựa trên bạn nghĩ.

Nhưng mà đó là giả thuyết, mà giả thuyết thì có thể phù hợp hoặc không phù hợp, cái mà các bạn sẽ gặp sự va vấp có nghĩa là em nghĩ là như vậy nhưng ngay trong tập thể của em người ta có nghĩ như vậy hay không. Hoặc là em muốn như vậy, vậy khách hàng của em có muốn như vậy hay không.

Khi mà nhu cầu và suy nghĩ khác nhau thì sẽ lệch, và lệch thì nó để lại cho các bạn là “tại sao tôi nghĩ đúng mà không được chấp nhận, tại sao làm không ra được kết quả như mong muốn”

Khó khăn lớn nhất mà anh nghĩ đó là trong tập thể, khi các bạn hòa nhập vào đội nhóm mình cần phải có một số tiêu chí nhất định thì mình mới phát triển được. Dĩ nhiên không có những thứ đó bạn vẫn có thể phát triển được nhưng nó mất nhiều thời gian hơn, còn có những thứ đó thì bạn phát triển nhanh hơn.

Anh gợi ý là một cái tập thể mà bạn nên cân nhắc thông thường khi đi làm các bạn trẻ chọn chỗ lương cao vì các bạn kỳ vọng, tôi học cái này, năng lực tôi thế này, chắc chắn tôi sẽ ra làm một chỗ như thế này.

Lương được tính như thế nào?

Hoặc là một số bạn lấy chi phí sinh hoạt để ra làm cột mốc cho lương mà bạn muốn. Điều này nó chưa phù hợp, nó chỉ phù hợp với bố mẹ bạn thôi. Là bạn xin bố mẹ thì dễ chứ xin khách thì họ không có liên quan gì đến bạn nên là không làm được.

Sự chuyển đổi đó cần một số điều chỉnh, mà phải có một số người nói cho bạn nghe, giải thích cho bạn nghe tại sao như vậy thì bạn càng có nhiều người với nhiều độ tuổi khác nhau, trải nghiệm trong cuộc sống khác nhau mà sẵn sàng giải thích cho bạn nghe thì may ra bạn mới thông ra tại sao nó như vậy.

Và tại sao tôi nên học cái này, tôi nên làm cái này hoặc tôi không nên làm cái kia.

Anh không bảo là ở thời điểm bây giờ các bạn không có môi trường đó bởi vì các bạn trẻ bây giờ rất là nhanh nhạy, các bạn thấy chỗ nào có tín hiệu tốt là các bạn nhảy vào ngay.

Nhưng cuộc sống không cho ai trọn vẹn bao giờ cả, thì bạn nhảy vào chỗ những người giỏi hơn thì có lợi thế là đi cùng những người giỏi sẽ nhanh giỏi hơn. Thì cũng đúng, nó sẽ có động lực để mình nổ lực mỗi ngày.

Nhưng sẽ có một vấn đề là những người giỏi người ta làm những việc của các bạn mới vào nghề sẽ rất giỏi trong khi các bạn mới vào nghề làm việc đó không dễ.

Nó để lại cho mình câu hỏi “Sao kì vậy, sao thấy mình kém cỏi, mình dở như vậy”.

Còn bạn vào tập thể có nhiều người hơi trung bình một xíu thì tâm lý bạn rất ổn vì mấy người kia cũng như vậy nhưng mà về lâu dài thì không có ai dẫn dắt để cho mình đi đâu hết, không ai dẫn dắt để mình tìm ra ánh sáng hợp lý hơn thì có thể mình chết chùm, chết nguyên đám.

Mà anh vẫn nói với các bạn trong ngành detailing rằng, ở một chỗ mà các bạn đi về ít nhất phải có một đứa biết gì đó, những đứa còn lại có thể lông nhông, chạy theo người dẫn đầu đó.

Còn nếu mà ở một chỗ mà hình như không có ai biết một cái gì đó hết, thì anh nghĩ điều đó không tốt cho tương lai của các bạn.

Mặc dù chỗ đó có thể trả bạn tiền nhiều, dĩ nhiên nó cũng có thể giải quyết vấn đề trước mắt là bạn có thu nhập nhưng mà về tương lai thì cái tiền đó không kịp đầu tư cho bản thân bạn.

Bạn không tăng tốc là bạn bị đào thải, mà khi bị đào thải bạn không có tiền nữa thì lúc đó anh cho rằng nó còn hụt hẫng hơn.

Vì bạn không ở trạng thái chạy mỗi ngày thành ra bạn bị ì xuống. Bạn đang trẻ, bạn chạy rất nhanh, nhưng bạn lại ở trong tập thể nó chầm chậm, từ từ và khá là ì ạch thì mình cũng sẽ bị ảnh hưởng từ góc nhìn, từ thái độ công việc với thái độ mọi người cũng sẽ như vậy.

Điều đó rất nguy hiểm cho bạn khi bạn chuẩn bị xuất phát trong nấc thang nghề nghiệp.

Caroline: Nhưng em có một thắc mắc đó là không phải bạn nào cũng may mắn để có thể tìm được người dẫn dắt cho mình, và những bạn đang ở trong một tập thể chưa được phát triển lắm thì các bạn cũng khó để nhận ra được điều đó, thì không biết là điều đó nên giải quyết như thế nào ạ?

Anh Randy: Đúng. Những người có tư duy đồng điệu với nhau thì họ mới chơi với nhau được, không thì sẽ có khoảng cách vì họ không hòa nhập được với nhau.

Dĩ nhiên là mỗi bạn có một kinh nghiệm khác nhau nhưng mà anh có thể đề xuất theo cách này, đó là người ta hay bảo “Thái độ hơn trình độ”, thái độ ở đây là cách thức bạn sẵn sàng làm công việc đó, nó cho thấy là bạn có tâm thế muốn cầu tiến, hay muốn sẵn sàng làm hay không.

Anh nghĩ là ở trong tập thể của các bạn nó nên có 3 nhóm người sau:

Một người hơn bạn, có một cái hiểu biết, chuyên môn, tay nghề hay kinh nghiệm sống, kinh nghiệm công việc hơn bạn để bạn nhìn vào đó bạn thấy được tầm nhìn của bạn nó rộng mở hơn và học được những thứ mà người ta có thể làm được, để mình bắt chước.

Người thứ 2 đó là người ngang với mình, không phải để mình so ngang với bạn đó đâu mà là so bản thân mình với bản thân mình và bạn đó với bản thân bạn đó.

Lấy ví dụ là Caroline sẽ so với Caroline ngày hôm qua đã tiến bộ như thế nào. Thông thường các bạn trẻ thường hay so Caroline với Vera chẳng hạn.

So ngang cũng tốt nhưng bạn nhìn vấn đề so ngang đó như thế nào, vì tính chất công việc của mỗi người là khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, suy nghĩ khác nhau. “Tại sao tôi phải làm việc này mà bạn đó không làm việc đó”, khi so như vậy bạn sẽ có tâm thế ỷ lại, dựa dẫm và bạn không tiến bộ được, vì vậy muốn tiến bộ bạn hãy thay đổi cách so sánh trước đã, Caroline chỉ so với Caroline thôi. Ngày hôm nay Caroline đã tốt hơn ngày hôm qua những gì để mình đo tốc độ tăng trưởng của mình.

Nếu bạn Vera tăng trưởng với tốc độ 1%, thì nếu không có gì thay đổi, bạn Vera sẽ đi đến mục tiêu, tương lai đó. Vậy nhiệm vụ của tôi là tăng trưởng nhanh hơn bạn Vera nhưng mà so với tôi ngày hôm qua, có nghĩa là bạn Vera 1% thì tôi 2% chứ không phải là tôi so công việc với bạn Vera thì em sẽ có động lực để em tự thay đổi.

Và nhóm người thứ 3, nếu tuyệt vời thì trong tập thể sẽ có luôn nhóm người thứ 3 là một người có chuyên môn, trình độ, hiểu biết ít hơn mình một chút để mình cho đi, mình giúp đỡ người đó.

Vì khi mình giúp đỡ người đó, mình sẽ nhận ra một thứ là khi mình làm việc đó, mình không mắc lỗi đó, mình học được từ người mắc lỗi. Vậy mình sẽ có góc nhìn nó rộng mở hơn.

Nhưng các bạn trẻ hiện nay anh thấy là chưa hiểu được lợi ích của 3 nhóm người đó thông thường các bạn muốn có nhóm người số 1.

Bạn muốn có nhóm người số 1 nhưng cái bạn gặp trong môi trường đa số là nhóm số 2 và bạn không có ý định chơi với nhóm người số 3.

Vậy thì những người họ đi trước bạn, nếu không có gì thay đổi họ phải tự đi, họ cần có một sự nhiệt huyết, kỷ luật để họ đi trước, nên họ đã cố gắng rất nhiều, nỗ lực để họ hiểu được giá trị của thời gian để đánh đổi được những thứ đó.

Nếu họ cũng tư duy giống như bạn chỉ là họ lớn tuổi hơn thì họ sẽ không muốn chơi với bạn đúng không? Họ cũng muốn chơi với người trên họ, bạn là nhóm người thứ 3 của họ mà đúng không? Họ cũng đâu muốn chơi, dẫn đến là mình cũng chỉ chơi với nhóm số 1 thì mình cũng sẽ không chơi với nhóm số 3 và người ta đang là nhóm số 1 người ta cũng không muốn chơi với mình là nhóm số 3 bởi vì sợ mình bị kéo lại.

Nếu như vậy thì anh thấy rất đáng buồn vì có những trường hợp, tình huống xấu, kinh nghiệm, những vấn đề hoặc những thứ hiểu biết mà mình có thể học hỏi, chia sẻ cũng nhau mà mình lại không chia sẻ, không thông tin với nhau.

Thành ra là mỗi cá nhân cư xử riêng dẫn đến bi kịch đó xảy ra hết người này đến người khác, hết năm này đến năm khác nó vẫn là những bi kịch như nhau mà tái diễn cho những con người khác nhau và nó sẽ làm suy yếu nguồn lực của tập thể chung.

Thành ra anh muốn và anh đã làm rất nhiều năm liên tục, xây dựng cộng đồng để các bạn bắt tay nhau, chia sẻ nhau, cùng giúp nhau tiến bộ thì một số bạn sẽ nói rằng “Em như thế này, em lo thân em chưa xong, thì sao em có thể giúp cho người khác”, anh sẽ nói cho các bạn nghe để bạn suy nghĩ: “bạn phải giúp người khác, bạn mới nhận lại được, chứ bạn cứ đợi thì đâu ai cho bạn”.

 Lấy một ví dụ, một người khó khăn gặp em, xin em một ít tiền để giúp họ vượt qua bữa đói đó, thì khi mà em giúp họ thì em có nghĩ rằng họ sẽ có khả năng giúp đỡ lại em trong tương lai không, ít khi nào họ có khả năng giúp đỡ lại em lắm vì em đã đi trước rồi em mới cho được cho họ, vậy thì nếu việc chỉ ngừng lại ở đó và em vẫn luôn mong mỏi rằng người mà em vừa giúp sẽ giúp đỡ được em để có qua có lại cho nó cân bằng. Thì anh nghĩ là rất lâu hoặc không bao giờ như vậy được.

em hơn người ta em mới giúp người ta mà, nếu em cần người đó giúp em thì anh nghĩ điều đó rất lâu vì họ cũng cần một quãng thời gian. Vậy thì nó không đi được xa và điều tiêu cực sẽ ở trong em “người ta không cảm ơn, người ta không giúp đỡ lại tôi” trong khi đáng lẽ em phải cảm thấy vui vì đã giúp đỡ được người ta và người ta đi giúp được cho người kém hơn người ta.

Nó chạy theo chiều đó mới hình thành nên chu trình của cuộc sống được, nếu người ta giúp lại được em thì một là người đó tăng trưởng quá nhanh, hai là, em sa cơ, cái vòng đó nó phải tiếp diễn như vậy.

Vậy thì em cho người, người ta cho đi mới có người khác sẵn sàng trao cho em, đó chính là những người số 1 hơn em. Chứ còn em kì vọng em cho người số 3 để người số 3 giúp đỡ lại em thì không bao giờ có người số 1 cho em cả. Khi nào mình nhìn nhận vấn đề tổng quan lên được như vậy thì mình mới thay đổi cách thức nhìn nhận, cách thức cư xử với người khác. Anh cho rằng sau một thời gian sẽ có những người sẵn sàng giúp đỡ em.

Caroline: Dạ, rất cảm ơn anh Randy vì những chia sẻ vừa rồi. Qua những chia sẻ của anh em đã học rất nhiều bài học, đầu tiên đó là mình nên so sánh mình ngày hôm nay với ngày hôm qua chứ không nên so sánh mình với bất kì một cá thể nào khác và cho đi thì đôi khi không cần nhận lại. Cảm ơn anh về những chia sẻ vừa rồi, số podcast ngày hôm nay với chủ đề “Sự khác biệt về góc nhìn khi đi học và đi làm Detailing” xin phép được khép lại. Nếu các bạn có góp ý hay bất kì vấn đề nào cần giải đáp thì hãy gửi về cho chúng tôi và đừng quên theo dõi các EPS tiếp theo vào 19:00 tối thứ năm hàng tuần nhé. Còn bây giờ thì xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.


Anh Randy: Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.

 


Theo dõi những podcast mới nhất từ Detailing Vietnam tại:

➡️ Fanpage: https://www.facebook.com/detailingvietnam

Học nghề detailing:

➡️ Fanpage Detailing Vietnam: https://www.facebook.com/detailingvietnam

➡️ Website Detailing Vietnam: https://www.detailingvietnam.org/khoa-hoc-detailing-o-tphcm

➡️Cộng đồng chia sẻ về detailing: https://www.facebook.com/groups/vietnamdetailing

➡️Group Tuyển dụng Việc làm về detailing: https://www.facebook.com/groups/tuyendungdetailing

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top