Bạn đã biết cách định giá bản thân mình hay chưa?
EPS 08 với những chia sẻ hết sức bổ ích từ anh Randy sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề lương thưởng tại các workshop, xưởng dịch vụ, đưa ra những góc nhìn về việc định bản thân của mỗi người.
Cùng theo dõi EPS 08 Series Ask Randy được phát sóng ngày hôm nay để lắng nghe những chia sẻ từ anh Randy nhé!
Các EPS có phát sóng trên Youtube: Detailing Vietnam
Spotify: Podcast Detailing Vietnam
Timestamps:
(0:07): Lời mở đầu
(1:15): Nguồn gốc nhận lương của các bạn
(7:20): Những yếu tố ảnh hưởng đến việc trả lương
(10:55): Câu chuyện về chiếc bánh pizza
(13:): Định giá bản thân
(16:17): Lời kết thúc
Nhấn theo dõi các trang mạng xã hội của Detailing Vietnam nhé!
Các bạn đang nghe podcast tại Detailing Vietnam!
Caroline: Xin chào mọi người cùng đến với Tất tần tật về Detailing. Chào mọi người đến với kênh podcast của Detailing Vietnam – nơi chia sẻ các vấn đề, giải đáp các thắc mắc xoay quanh nghề Detailing vào mỗi tối thứ năm hàng tuần.
Thì tuần này Caroline sẽ tiếp tục là người đồng hành cùng các bạn trong EPS 08 – Ask Randy này.
Và nhân vật không thể thiếu trong các số podcast này chính là anh Randy – Giám đốc đào tạo tại Detailing Vietnam.
Em chào anh Randy ạ!
Anh Randy: Chào Carolina, chào các bạn.
Caroline: Em nghĩ rằng khi mà một người đi làm hay là một người đang có ý định đi làm và đang lựa chọn nơi để làm việc thì việc họ cân nhắc đầu tiên đó là cái mức lương và trong các bài đăng tuyển dụng kỹ thuật viên của các workshop thì em cũng thấy là họ sẽ thường kèm theo một dòng rất là hấp dẫn, đó là lương cạnh tranh.
Thì em không biết là theo anh Randy tiêu chí nào để mà có thể đặt ra mức lương cho một người và cái mức lương nó có thể hiện được giá trị của một kỹ thuật viên không ạ?
Anh Randy: Nếu mà nói về đánh giá mức lương thì có rất nhiều cách tính khác nhau. Trong đó là có cả cách tính chính xác và cách tính chưa chính xác, càng chính xác bao nhiêu thì nó sẽ càng có lợi thế cho người có năng lực bấy nhiêu và càng chung chung khái quát thì nó phù hợp cho những người có thể là mới bắt đầu vào nghề hoặc là đang phù hợp với một số tình trạng nhất định của cái người trả lương.
Vậy thì trước khi mà mình trao đổi về vấn đề lương các tiêu chuẩn tính lương thì anh nghĩ là mình phải biết nguồn gốc nhận lương của các bạn. Các bạn nhận lương từ đâu thì mình mới dựa vào cái nguồn gốc đó mình mới suy xét được là cơ chế trả lương như thế nào
Caroline: Thì em nghĩ rằng cái cái việc lương của một người có nghĩa là nó sẽ được chuyển hóa từ cái giá trị mà bạn mang lại là bạn sẽ phục vụ cho nhu cầu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, hoặc là tốt hơn nữa thì cái điều đó nó sẽ quay đổi thành tiền lương cho các bạn ạ.
Anh Randy: Anh có góp ý một chút xíu là lương của các bạn đến từ công việc của các bạn làm, nhưng không phải đến từ tất cả công việc các bạn làm mà chỉ đến từ các công việc phù hợp với người được hưởng cái lợi ích từ cái việc làm đó.
Vậy thì cái người mà được hưởng lợi ích từ cái việc mà các bạn làm chính xác là nguồn, là người trả lương cho các bạn.
Như vậy thì hiện nay không chỉ ở ngành Detailing mà một số ngành khác các bạn cũng có một số cái nhìn nhận nó chưa chính xác lắm là bạn đến một công ty bạn đến một xưởng workshop, xưởng dịch vụ bạn làm thì cái người quản lý workshop đó, cái người chủ sở hữu, chủ đầu tư workshop đó là người trả lương cho bạn. Đúng, nhưng mà người đó chỉ là người gián tiếp trả lương cho bạn thôi, có nghĩa là người đó điều chỉnh hệ số lương, cách tính lương cho bạn, còn người trả lương cho bạn thực tế đến từ khách hàng.
Nó có một số điểm mâu thuẫn trong quá trình chuyển từ việc người mà cầm cái cục tiền đến tay bạn, ta phải qua một hoặc vài người điều chỉnh, kiểm soát và nếu những người đó có thể tính toán sai và ngay khách hàng họ cũng có thể trả sai thì nó sẽ nảy sinh thêm một số bất cập khác nữa.
Vậy thì cái cái cơ chế tính lương và cái cách trả lương cũng như là có nhiều người tham gia vào trong quá trình tính lương cho bạn, hoặc là cái cách bạn nhìn nhận về lương mà khác biệt với các cái người trả lương cho bạn thì nó sẽ nảy sinh một số bất cập và mâu thuẫn.
Caroline: Các bạn kỹ thuật viên. Nếu như mà các bạn chưa chưa đi làm thì làm sao mà các bạn có thể biết được là giá trị của các bạn đến đâu để các bạn có thể yêu cầu ở mức lương ạ?
Anh Randy: Vậy thì cuộc sống của thú vị đó là nếu mình đánh giá thiếu chính xác thì mình sẽ nhận được những phản hồi để mình điều chỉnh. Mình đánh giá chính xác thì mình cũng nhận được cái phản hồi để mình tiếp tục, vậy thì với người đã đi làm hay chưa đi làm đều có những thời đoạn cần phải cập nhật cái trạng thái của bản thân, trong đó cái định giá, cái đánh giá bản thân so với cái điểm mốc nào mới là quan trọng.
Nhiều bạn chọn đánh giá cái cái đầu vào của bạn là lương của bạn so với mức chi tiêu của bạn, cũng hợp lý. Nhưng mà nếu người khác người ta nhìn nhận theo cách thức khác, cái thang đo cái cột mốc mà nó khác thì bạn không chơi được với người đó.
Lấy ví dụ có một số điểm sẽ mâu thuẫn cho các góc nhìn như vậy, ví dụ như bạn dựa vào cái chi tiêu của bạn để bạn định giá ra lúc lương cũng là một cách mình sẽ đi đến những cách thức sau thì cách này thì nó có cũng có cái điểm hay đó là thu của bạn phải được chi thì bạn mới tồn tại được đúng không?
Tuy nhiên, căn cứ nào mà bạn khẳng định là cái mức chi của bạn là hợp lý để bạn dựa vào mức chi mà bạn định giá ra mức lương?
Cái chỗ bạn đi làm, không quản lý cuộc sống của bạn mà chỉ quản lý công việc của bạn. Vậy thì ngoài công việc bạn có những khoản chi khác thì chi đó cho mục đích gì, có phục vụ cho người được hưởng lợi ích hay không? Nếu người được hưởng đấy là chính bản thân bạn, làm sao mà khách hàng, hoặc là cái workshop đó chi trả cho bạn được.
Vậy người ta không chịu trách nhiệm về việc đó. Thành ra là nếu bạn lấy cái mốc bạn chi tiêu hàng tháng để làm căn cứ bạn tính lương, bạn chỉ nên về gặp bố mẹ. Có nghĩa là, một tháng con chi 5 triệu thì bố mẹ phải cho con hơn 5 triệu thì con mới sống được.
Caroline: Dạ thì em có một câu hỏi nữa là vậy cái việc mà trả lương cho các bạn kỹ thuật viên có phải là nó bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh của workshop không ạ?
Anh Randy: À, nó ảnh hưởng nhiều thứ. Quay lại là bên cạnh cái cách thức tính mức lương của mình từ mức chi tiêu của mình là cách tính đó nó thiếu chính xác quá thì vẫn có một số cách là ví dụ cách thức khác là bạn so với mặt bằng chung của thị trường nhưng mà cái từ “mặt bằng chung của thị trường” đó là một khái niệm rất là rộng, nó phụ thuộc vào cái số lượng bạn so, khu vực địa lý bạn so cùng một người cùng với chuyên môn nhưng đâu có nghĩa là hiệu suất giống như nhau hoặc thái độ như nhau nên so cái đó cũng có nhiều khập khiễng.
Nhưng bạn có thể dùng cái đó để ước lượng. Vậy thì khi mà ước lượng nếu cùng giống giống như bạn, nhưng mà thông thường con người không có giống nhau nên là bạn so cái đó nó mang tính tham khảo và cái sai ở đây mà nhiều bạn mắc phải đó là dựa vào cái đó mà mình điều chỉnh tăng hoặc giảm, đa số chúng ta đều muốn điều chỉnh tăng.
Chúng ta muốn không đồng nghĩa với người chi tiền muốn.
Để so lương mặt bằng chung cũng có nhiều bất cập đó.
Một loại nữa là đánh giá vào cái giá trị mà mình đóng góp được cho cái chỗ đó, cho khách hàng. Thì thực tế là có một điểm bất cập nữa, cách này tính thì nó sẽ chính xác nhưng mà khó tính và thông thường bạn ít khi làm trọn vẹn toàn bộ tất cả các bước để cho phục vụ khách hàng.
Lấy ví dụ bạn làm KTV bạn chỉ làm trên chiếc xe. Vậy thì từ cái phần mà tiếp xúc với khách hàng, không đụng vào chiếc xe gặp kế toán rồi thu, đặt mua vật liệu và quản lý thời gian, bạn không có làm. Bạn sẽ có xu hướng đánh giá thấp những con người làm những công việc đó và đánh giá cao bản thân mình. Có nghĩa là tôi mới quan trọng, chúng ta có xu hướng như vậy.
Vậy thì quay lại một miếng bánh pizza, nó giống như một miếng bánh pizza mà khách hàng trả cho toàn bộ tập thể những người tại xưởng đó, tất cả những ai có làm việc họ sẽ trả chỉ con số đó. Miếng bánh pizza đó có rất nhiều người muốn ăn, nếu bạn nào cũng giữ quan điểm tôi phải ăn trọn chiếc bánh pizza, chắc chắn là mâu thuẫn rồi, đúng không?
Nó giống như là ai cũng nghĩ là mình quan trọng nhất vậy thì ai kém quan trọng nhất, cái bạn mà nhận xe thì bạn đó không nói “không có tôi làm gì có xe mà làm” đúng không?
Bạn làm quản lý kỹ thuật ở đó “tôi mà không điều tiết, phân bố người này người kia làm, làm sao ra chất lượng giống như thằng khách muốn”.
Bạn kỹ thuật viên làm một chiếc xe “không có tôi, nhận về có người đâu mà làm” đúng chưa?
Còn chủ workshop nói “Tao mà không mở ra cái này chúng bây làm gì có việc mà làm”.
Nếu mà ai cũng nghĩ như vậy, mọi người đang hướng rất xa nhau.
Quay lại, anh có thể gợi ý là nếu mà nhìn cái đó như một miếng bánh pizza, vậy thì không ai được ăn hết một miếng bánh cả. Vì ăn chúng ta sẽ mắc nghẹn? vậy thì chia một miếng bánh pizza như thế nào để hài hòa lợi ích thì hãy xem mỗi người là một gu.
Có người thích ăn bột, có người thích ăn hải sản nhưng có người lại thích ăn phô mai, chứ nếu mà ai cũng muốn trọn vẹn đó, không bắt tay nhau được. Vậy thì quay lại làm sao để hài hòa mức lương và làm sao để khi mà cái kinh tế như em vừa mới nói nó phù hợp.
Vậy thì khi mà kinh tế đi lên, kinh tế phát triển thì cái số người mà làm, công việc thỏa mãn khách hàng ít nên khách hàng sẽ chi trả nhiều hơn mức trung bình nên thành ra là miếng bánh pizza bỗng nhiên nó to lên nên bình thường bạn ăn được size M, năng lực của bạn làm nó size M nhưng mà ăn may cho nên khách cho bạn size L hoặc là size XL bạn ăn riết bạn quen, tới khi mà kinh tế suy giảm thì thay vì cũng là như vậy mà được size M thì khách hàng đưa xuống size S thôi.
Các bạn đang ăn size L, size XL vô lí, ăn một cách vô lý bỗng nhiên nhảy thẳng xuống size S là sẽ thấy hơi đói và bạn không chấp nhận được. Khi bạn không chấp nhận được, bạn suy nghĩ cái gì và bạn làm cái gì nó mới chính là vấn đề. Thì đấy là cái anh ta muốn nói, chứ còn cái việc mà bạn nhìn nhận nó giống với người trả lương của bạn và bạn cư xử như thế nào đó mới chính là vấn đề.
Caroline: Theo như những gì anh chia sẻ thì em có thể hiểu, đó là cái việc mà mức lương của mình đạt được, đó là tùy thuộc vào bản thân mình, là tùy thuộc vào cái cách mà mình nhìn nhận vấn đề, cái giá trị mà mình mang lại cho khách hàng và cũng một phần nào đó là phụ thuộc vào cái nền kinh tế chung của thị trường. Thì em suy nghĩ như thế là đã đủ chưa anh?
Thì có thể mình nói đơn giản cho dễ hiểu một chút, có nghĩa là bạn định giá của bạn có chính xác hay không Bạn có nhờ người khác định giá bạn chưa?
Đấy tốt nhất là mình nên như thế.
Vậy để mà chính xác thì bản thân mình định giá bình thường thiếu khách quan. Bạn đang làm ở một chỗ nào đó, chỗ đó đã có định giá bạn rồi đó và bạn có một cơ sở?
Bạn tự định giá. Bạn có thêm một cơ sở nữa?
Bạn thử đi khảo sát xem đồng nghiệp của bạn định giá bạn như vậy hợp lý hay chưa. Dĩ nhiên không phải đồng nghiệp nào cũng sẵn sàng nói ra sự thật. Bạn nhờ định giá từ bên ngoài xem sao và bạn thử đi rãi tìm việc thử xem họ định giá như thế nào.
Nếu ở ngoài thị trường nó đang định giá bạn cao hơn cho anh là đó là một tín hiệu tốt, tín hiệu tốt, có nghĩa là bạn có một số năng lực mà nơi khác cần hơn nơi bạn làm. Điều này, quan trọng này chứ chưa suy nghĩ về lương. Nơi khác, cần cái đó hơn chỗ bạn làm.
Ngược lại, nếu bên ngoài mà định giá hạ thấp hơn thì có thể một số cái kỹ năng, cái chuyên môn của bạn tại đây bên ngoài không cần vậy khó nhất khi mà mình không phải là về lương, mà là những cái kỹ năng, những cái hiểu biết, những cái chuyên môn, những cái tay nghề, mối quan hệ của bạn áp dụng được ở shop nào để phục vụ khách hàng nào sinh ra được giá trị và kết quả tối đa thì bạn sẽ nhận được thu nhập tối đa.
Nhưng mà điều đó nó di chuyển liên tục. Có nghĩa là lúc này người ta cần thế này, lúc kia người ta cần thế kia, trong khi bạn có biến đổi được chuyên môn hay là bạn có đem cái bạn có để bán cho người ta chính xác chưa?
Bạn bán rau mà bạn đến chợ chỉ chuyên bán thịt, không ma nào mua cả. Bạn bán thịt bò mà bạn đem có chỗ ăn chay thì miếng thịt bò đó chỉ có vứt. Bạn có tặng họ cũng không lấy.
Nó giống như cái chợ vậy, bạn phải chọn đúng chợ, đúng nơi, đúng thời điểm.
Caroline: Dạ thì qua buổi trò chuyện ngày hôm nay, mong rằng là các bạn sẽ phần nào hiểu thêm về định nghĩa của lương, cách bạn nhìn nhận giá trị của bản thân và định giá cho bản thân của mình. Thì không chỉ các bạn kỹ thuật viên mà em nghĩ em là người trò chuyện trực tiếp cùng anh. Tối nay cũng sẽ có rất là nhiều suy nghĩ về những chia sẻ này của anh.
Thì thời lượng có hạn nên số podcast ngày hôm nay với chủ đề là “bạn đáng giá bao nhiêu” Xin được phép khép lại nếu các bạn có góp ý, câu hỏi hay bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp, có thể gửi về cho chúng tôi và đừng quên theo dõi các EPS tiếp theo vào 19h tối thứ năm hàng tuần nhé.
Còn bây giờ thì xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại ạ.
Anh Randy: Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.
Theo dõi những podcast mới nhất từ Detailing Vietnam tại:
➡️ Fanpage: https://www.facebook.com/detailingvietnam
➡️ Youtube: https://www.youtube.com/@detailingvietnam
➡️ Spotify: https://open.spotify.com/show/5ji3fIX45BgOIb4SDrkSna
Học nghề detailing:
➡️ Fanpage Detailing Vietnam: https://www.facebook.com/detailingvietnam
➡️ Website Detailing Vietnam: https://www.detailingvietnam.org/khoa-hoc-detailing-o-tphcm
➡️Cộng đồng chia sẻ về detailing: https://www.facebook.com/groups/vietnamdetailing
➡️Group Tuyển dụng Việc làm về detailing: https://www.facebook.com/groups/tuyendungdetailing