Ngành nghề nào cũng có mặt sáng và mặt tối. Vậy làm Detailing có hào nhoáng như mọi người vẫn thường nghĩ?
Trong EPS 10 này, anh Randy sẽ phần nào giải đáp cho các bạn về các góc nhìn, những chia sẻ thú vị về suy nghĩ của người làm nghề.
Hãy lắng nghe EPS 10 của series Ask Randy trong năm 2023 để lắng nghe những điều bổ ích mà không phải ai cũng nói cho bạn biết nhé!
Các EPS có phát sóng trên Youtube: Detailing Vietnam
TÓM TẮT NỘI DUNG
(0:07) – Phần giới thiệu
(0:40) – 2 mặt của các ngành nghề
(5:55) – Mạng xã hội động mạnh mẽ đến suy nghĩ và nhận thức
(9:30) – Làm thế nào để sống thực tế?
(14:10) – Khi người ta bị tổn thương
(14:45) – Phần kết
Nội dung
Caroline:
Xin chào mọi người cùng đến với Tất tần tật về Detailing. Đây là kênh podcast của Detailing Vietnam, nơi chia sẻ các vấn đề, giải đáp các thắc mắc xoay nghề Detailing vào mỗi tối thứ 5 hàng tuần. Mình là Caroline, ngày hôm nay sẽ đồng hành cùng các bạn trong EPS số 11 ask Randy này. Và nhân vật không thể thiếu trong các số podcast hàng tuần chính là anh Randy – Giám đốc đào tạo tại Detailing Vietnam.
Em chào anh Randy ạ
Anh Randy:
Chào Caroline, chào các bạn.
Caroline:
Chủ đề mà ngày hôm nay em mang đến đề nhờ anh Randy giải đáp đó là “Làm Detailing có hào nhoáng như mọi người thường nghĩ”. Bởi vì em nghe được khá là nhiều ý kiến cho rằng làm detailing là một ngành nhàn nhã, nói cách khác là làm detailing hằng ngày tiếp xúc với xe sang, hào nhoáng, làm việc thì ngồi trong mát,…
Anh nghĩ như thế nào về suy nghĩ này ạ?
Anh Randy:
Về nghề nghiệp thì thực tế có một số quan điểm rất là khác biệt với nhau, riêng với anh thì anh có thể trao đổi với các bạn như sau.
Anh cho rằng bất cứ nghề nghiệp nào nó có giá trị thực với công việc, em có thể áp dụng vào cuộc đem lại lợi ích cho con người trong cuộc sống thực tế đều là những công việc có giá trị.
Đầu tiên là như vậy đã.
Không phân biệt tính chất công việc là làm văn phòng sẽ như thế nào, làm chân tay là như thế nào, làm trí óc là như thế nào,… nó không phân biệt về tính chất mà nó phân biệt về sự đóng góp cho xã hội, những con người cần dùng nó có thực tế hay không.
Đây là quan điểm của anh.
Tiếp theo, về nhận định về nghề nghiệp thì anh cho rằng bất cứ nghề nào cũng đều có mặt sáng và mặt tối, có nghĩa là có những lợi thế, những vẻ đẹp, những hấp dẫn, đồng thời nó phải đi kèm với những thứ mà em phải làm để đạt ra điều đó hoặc là những mảng tối, những góc khuất, những rủi ro khi mà em tham gia vào công việc đó chứ không phải là chỉ có một mặt.
Nó khác nhau là mặt sáng so với mặt tối ở thời điểm hiện tại (VD trong thời điểm năm 2023 nó như thế nào), em đang ở trong mặt sáng hay mặt tối và cộng đồng mà em tham gia nó đang ở trong mặt sáng hay mặt tối hay đang ở trong một mớ bòng bong.
Cộng thêm những đánh giá, những nhìn nhận, những suy nghĩ khách quan, những góc nhìn từ bên ngoài hoặc những định kiến của những người khác về công việc đó. Cũng có thể là định kiến tốt, cũng có thể là định kiến tiêu cực, tất cả những thứ đó nó mới tạo nên một cái nghề.
Vậy thì, nếu xem xét giống như anh vừa mới nói thì mình cần phải thấy, nghe, chia sẻ, suy nghĩ và tự trải nghiệm mới biết là những cái như anh vừa nói “sáng – tối”, “trắng – đen”, “sung sướng – khổ cực”, “vui vẻ, hào nhoáng – bi kịch” thì nó có phù hợp với mình hay không.
Nó phù hợp với bạn, không có nghĩa là nó phù hợp với tôi, nó không phù hợp với bạn không có nghĩa là tôi không nên làm. Vì mỗi cá nhân chúng ta là khác nhau, không có giống như nhau nên mới có người thế này cũng được, có người thế đó thì lại không được.
Nên có người thích ăn rau củ nhưng có người chỉ thích ăn thịt, có người thích ăn thịt nhưng có người chỉ thích ăn cá. Hoặc là vì lý do gì đó phải theo nghề đó thì có cam chịu hay là có sống được bền vững với nghề hay không hay là nên đổi nghề, thì anh nghĩ là đây là điều các bạn nên suy nghĩ từ EPS này.
Caroline:
Dạ, thì em nghĩ rằng ngành nghề nào cũng sẽ có những điểm tối và điểm sáng, thường thì người ta luôn thấy những điểm sáng, gọi là “bề nổi của tảng băng chìm”, còn điểm tối thì người ta thường bỏ qua, không quan tâm tới và nhiều khi họ còn không thấy được điểm tối đó.
Thì em thấy là đối với một Detailer thì ngoài kỹ năng chuyên môn họ còn một áp lực đó là họ phải luôn trau dồi, luôn thay đổi để thích ứng với nhu cầu của khách hàng, em nghĩ đó cũng là một điểm tối của ngành này. Tại vì ngành này em cảm thấy nó biến chuyển rất nhanh theo nhu cầu khách hàng và nhu cầu của khách hàng thì luôn thay đổi hằng ngày.
Anh Randy:
Có một thứ mà cái xã hội nó đã thay đổi so với trước kia, đó là sự xuất hiện của mạng xã hội. Một cái thứ là không gian ảo, không phải là không gian thực thì mỗi thời điểm bạn sinh ra, tồn tại và phát triển trong giai đoạn nào bạn cần phải hiểu luật chơi trong thời đoạn đó và luật chơi đó nó không giống với luật chơi của thời gian trước.
Lấy ví dụ về chăm sóc xe, thật ra Detailing không phải là một ngành mới mà nó chỉ là một ngành khác đi của việc em chăm sóc cái xe. Vậy thì chăm sóc xe nó đã ra đời từ khi mà có chiếc xe, đã từ rất là lâu chỉ khác là nhu cầu con người thay đổi, con người càng mong muốn nhiều hơn, xã hội phân công mỗi người một việc và người ta càng đi chi tiết về các nhu cầu, cá nhân hóa, tập trung nó lại và những lợi thế cung cấp thì nó ra được cái chăm sóc chi tiết, kỹ lưỡng, tỉ mỉ để làm đẹp và làm sạch chiếc xe ô tô.
Vậy thì quay lại, thứ mà anh cho rằng nó đang tác động rất mạnh mẽ đến suy nghĩ và nhận thức của các bạn trong ngành cũng như bên ngoài là những thứ đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Mà mạng xã hội có một điều thú vị, đó là “tốt thì khoe, xấu thì che”, thành ra khi mà mình lên mạng xã hội, mình chơi trên đó thì mình sẽ kết bạn với bạn bè trên đó. Và em sẽ thấy giống như anh nói, có những cái gì đẹp đẽ, hay ho, những cái thành tích chúng ta có xu hướng khoe lên để cho bản thân mình được ghi nhớ, cho mọi người biết để được khen. Nhưng để ra được kết quả như vậy nó không nhanh như nhấn nút đăng tải.
Thành ra khi con người chúng ta không ở trong quá trình từ đâu để ra được cái đó chúng ta cảm nhận nó rất là nhẹ nhàng thành ra chúng ta có xu hướng suy diễn là đạt được việc đó đơn giản, nhanh chóng và dễ dàng. Cộng thêm nếu có nhiều người cũng cùng làm việc đó và bạn tiếp xúc với cái bạn thích.
VD bạn thích detailing, bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều người làm detailing, thấy nhiều người làm được, bạn suy dẫn ra là nó dễ và bạn suy diễn là bạn cũng có thể làm nó dễ như họ.
Điều này chính là điều đáng buồn nhất, đó là mình ảo tưởng.
Để cho sống thực tế thì đầu tiên mình cần phải nhận thức xem là thứ đó có đúng như suy nghĩ của mình hay không. Nếu những việc đó đơn giản và nhanh chóng thì tại sao lại có những người làm không được, mà thường làm không được bạn không muốn xem hoặc người ta không muốn khoe lên.
Cái tiếp theo là bạn phải có cảm nhận về cột mốc thời gian mới được, bạn phải suy nghĩ thử xem đăng kết quả rửa một chiếc xe sạch đẹp thì nó rất đơn giản. Nếu mà đơn giản thì tại sao khách hàng họ đem tới cho các bạn Detailing làm. Tại vì để rửa một chiếc xe thì nó cũng mất vài chụp phút cho đến vài tiếng đồng hồ. Và mình thử nghĩ xem, mình làm một việc gì đó hoạt động liên tục từ vài chục phút đến vài tiếng đồng hồ, hơi mệt đó đúng không?
Thành ra nhiều khách hàng cũng hay rơi vào trường hợp này. Thấy mấy đứa nhỏ, mấy em làm KTV làm chiếc xe ra thế này rồi cũng nghĩ mình…. Cho nên là mới mua xe người ta cũng hay mua đồ về tự làm nhưng mà sau một thời gian không ai làm hết.
Thứ nhất, làm quá cực.
Thứ hai, làm xong không đủ sạch giống như ở ngoài tiệm.
Nhờ vậy, mở tiệm mới sống được. Thành ra khi nhìn nhận đánh giá sai chúng ta thường có xu hướng đánh giá không chính xác, giống như cái ví dụ mà em vừa nói là ở bên ngoài nó hào nhoáng, hào nhoáng là bởi vì những người đem xe đến họ có ngân sách chi tiêu cho mục đích đó, mà xưởng dịch vụ mở ra muốn tồn tại thì phải có khách thành ra khi có khách em sẽ thấy là người ta cứ “đem xe đến, đem xe đến, đem xe đến”, đấy là góc nhìn của người bên ngoài “oh, toàn là xe”.
Chúng ta lại suy luận tiếp, ở Việt Nam, thông thường những người có nhà rồi mới có xe, chỉ một số ít là mua xe trước khi mua nha. Kể cả xe hay nhà đều là tài sản có giá trị cao, thì suy ra là những người có nhiều tiền.
Đấy là mấy bạn hay suy ra, bên ngoài hay suy ra. Người nhiều tiền thì mình làm công việc tiếp xúc với những khách hàng có nhiều tiền thì mình cũng có cơ hội được nhiều tiền. Có cơ hội, không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng vậy, em làm tốt em mới có tiền.
Nhưng mọi người hay lầm tưởng, thành ra khi lầm tưởng mà điều đó xảy ra lâu dài, lặp đi lặp lại (vì khách tới hoài mà) nên người ta có cái ấn tượng như vậy, và các bạn trẻ mới vào nghề thì cái khả năng tư duy nhìn nhận nó chưa được rộng, chưa có chính kiến cho nên chỉ thấy như vậy và mình nghĩ nó dễ. Vì mình nghĩ sai về nó nên mình cư xử với nó sai, nên mình nghĩ “à, cái này chỉ cần vô học vài ba hôm là biết làm, người ta làm được mình xem hoài, mình thấy hoài” mình càng xem việc đó hoài mình càng tưởng tượng là mình làm được.
Giống như mình xem nấu ăn, em xem nhiều đến mức là món nào em cũng thuộc công thức, món nào em cũng xem qua từ vị Bắc, vị Nam tới vị Á, vị Âu, tất cả các thể loại đầu bếp. Em xem càng nhiều em càng thành chuyên gia lý thuyết.
Chỉ cần hỏi một câu thôi là em có thể suy luận được.
Em xem nhiều video nấu ăn, em có nấu ăn ngon như đầu bếp không?
Chưa chắc.
Và em xem nhiều bạn làm detailing có chắc là em sẽ làm tốt detailing không?
Chưa chắc đâu.
Vậy mình cần phải suy luận một chút, chứ đừng có chỉ nhìn thấy một mặt rồi mình nghĩ sai là nó chỉ có một mặt đó. Do mình không thấy mặt còn lại hoặc là mình không muốn tiếp xúc với mặt còn lại nên mình nghĩ nó chỉ có một mặt đẹp, hồng. Cuộc đời chỉ có màu hồng nên mình nhảy mình bị té, té xong mình bị tổn thương, là do mình nhìn nhận sai.
Đó là cái chia sẻ của anh.
Caroline:
Nhưng khi mà mình bị tổn thương thì người ta thường có xu hướng trách đời hơn là trách mình.
Anh Randy:
Đúng. Đó cũng là điều phổ biến, hoặc là chúng ta không thừa nhận chúng ta sai, cái đó anh hay gọi là cố chập. Mình không thừa nhận mình sai, mình không chấp nhận là mình đã sai lầm. Nếu mà đã như vậy rồi anh cho rằng việc đó sẽ tái diễn hoặc chúng ta quá sợ hãi về việc đó và chúng ta bỏ chạy.
Nhiều bạn bỏ nghề là vì vậy.
Caroline:
Dạ,
rất cảm ơn những chia sẻ hết sức bổ ích đến từ anh Randy trong EPS ngày hôm nay.
Vì thời lượng có hạn nên số podcast ngày hôm nay với chủ đề “Làm detailing có hào nhoáng như mọi người thường nghĩ?” xin được khép lại, nếu các bạn có góp ý, câu hỏi hay bất kì vấn đề nào cần giải đáp có thể gửi về cho chúng tôi. Và đừng quên theo dõi các EPS tiếp theo vào 19h tối thứ 5 hàng tuần nhé. Còn bây giờ thì xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại
Anh Randy:
Xin chào các bạn và hẹn gặp lại các bạn ở EPS sau.
Fanpage Detailing Vietnam
Detailing Vietnam
Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy
Detailing Vietnam
Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing
Detailing Vietnam
Cộng đồng học detailing online
Detailing Vietnam