0

EPS 78: Làm sao để tự tạo cơ hội cho bản thân?

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 78: Làm sao để tự tạo cơ hội cho bản thân?
Loading
/

Chúng ta đều có những bài toán và những nỗi khúc mắc cần được giải đáp. Bài toán trong việc học, việc làm đều sẽ có đáp án cho các bạn nếu các bạn muốn tìm hiểu và hãy lắng nghe EPS này, để có thể tự tìm đáp án cho chính bản thân mình nhé! 

Trong EPS 78 này, anh Randy đã chia sẻ những điều mà bạn nên lưu ý và cần phải cân nhắc khi bạn tham gia lĩnh vực Detailing. Đặc biệt là những bạn có mong muốn phát triển trau đồi những kỹ năng khác ngoài những kỹ năng chuyên môn. 

Hãy lắng nghe EPS 78 của series Ask Randy trong năm 2023 để học hỏi thêm được nhiều kiến thức về Detailing và bật mí các bí quyết giúp bạn tăng lợi thế cạnh tranh của mình trong lĩnh vực này hơn nhé!

Các EPS có phát sóng trên Google Podcasts, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam

TÓM TẮT NỘI DUNG

(0:34) – Phần giới thiệu

(1:23) – Bạn đang đi làm nhưng vẫn muốn mình có thể nâng cao được những kỹ năng khác ngoài kỹ năng chuyên môn?

(13:49) – Giải đáp câu hỏi và vấn đề của những bạn đang thuộc trong “top” hoặc không thuộc “top” những người có chuyên môn cao là gì?

(17:46) – Có những “bí quyết” gì để bạn có thể năng cao những kỹ năng khác hay không?

() – Phần kết

Nội dung

olivia:

Chào mừng mọi người đã đến với kênh Podcast của Detailing VietNam, nơi chia sẻ các vấn đề giải đáp các thắc mắc xoay quanh về nghề Detailing vào mỗi tối thứ năm hằng tuần. 

Theo như thường lệ, người sẽ đồng hành và giải đáp các thắc mắc cho bạn trong số Episode 78 lần này chính là anh Randy – Giám đốc đào tạo tại Detailing VietNam.

Dạ em chào anh Randy ạ.

Anh Randy:

Chào Olivia, chào các bạn.

Olivia:

Em thấy nhiều bạn trẻ ngày nay đặc biệt là các bạn Kỹ thuật viên trong ngành Detailing khi mà làm việc tại workshop thì các bạn đều mong muốn bản thân mình sẽ có thêm cơ hội cũng như thời gian để có thể nâng cao những kỹ năng khác ngoài kỹ năng chuyên môn.

Vậy không biết là anh Randy đánh giá như thế nào về việc này ạ? 

Anh Randy:

Theo anh thấy thì cái mong muốn, cái nhu cầu này của các bạn là hết sức bình thường. Tuy nhiên giữa cái mong muốn và cái thực tế của các bạn , cũng như là các bạn sẽ làm những việc gì để đạt được cái mong muốn của các bạn đó mới là thứ quan trọng.

Chứ không phải là cái mong muốn này nó đúng hay là nó sai

Olivia:

Ở đây thì em có một câu hỏi từ bạn C gửi về cho anh, đó là: “Khi đã đi làm rồi, em muốn có thêm thời gian để rèn luyện thêm kỹ năng (ví dụ như là đánh bóng), nhưng workshop lâu lâu mới có xe đánh bóng thì mình phải làm sao để điền vào ô trống được ạ?

Anh Randy:

Ohh! Thì câu này cũng hay đó. 

Thực ra với câu hỏi này thì nó có thiếu một số thông tin nó bao gồm là cái chuyên môn, cái trình độ của bạn C này đang ở đâu trong cái workshop đó, thì anh có thể đưa ra một số các thông tin để các bạn khác cùng lắng nghe hiểu được một cách tổng quan hơn.

Lấy ví dụ khi mà bạn C này em đang đi làm một cái workshop chăm sóc xe, vậy thì các workshop mở ra để phục vụ khách hàng nghĩa là nó phải luôn có khách.

Chỉ khác là cái số lượng, cái cán cân của mỗi dịch vụ ví dụ dịch vụ rửa xe, dịch vụ vệ sinh nội thất, dịch vụ đánh bóng, dịch vụ phủ ceramic, dịch vụ dán phim cách nhiệt,… nó khác nhau như thế nào. 

Và ai, những ai phụ trách những gói dịch vụ nào mà thôi. Có nghĩa là khi một dịch vụ hoặc một gói dịch vụ được thực hiện trên chiếc xe của khách đều có từ một cho tới vài người để làm gói dịch vụ đó đúng không. 

Và nếu em đặt em vào vai trò em là chủ workshop, em là quản lý cái workshop đó thì em sẽ nên đưa cái gói dịch vụ đó cho người đã biết làm, hay là em sẽ đưa cho những người chưa biết làm?

Olivia:

Em nghĩ là em sẽ giao cho những người có chuyên môn.

Anh Randy:

Vì sao vậy?

Olivia:

Vì em nghĩ là em đủ tin tưởng với những người có chuyên môn, tại vì khi mà người ta có chuyên môn thì người ta sẽ làm điều đó tốt hơn so với những người chưa biết gì. 

Anh Randy:

Cộng thêm nữa, khách đem xe đến Workshop của mình là để được phục vụ đúng không? 

Thì phục vụ được tốt thì họ mới trả tiền, chứ khách không đem xe đến để cho bạn đem xe của khách ra làm vật thí nghiệm đúng không?

Có ai đưa xe đến để làm vật thí nghiệm và rồi vẫn phải trả tiền không?

Nghĩa là họ chỉ muốn những người có chuyên môn giỏi nhất tại Workshop đó thực hiện gói dịch vụ cho xe của họ. Có cái chữ là những người có chuyên môn giỏi và chuyên môn nhất của Workshop đó, cộng thêm là người giỏi nhất thì nó phải nằm trong “top” những bạn có hiệu quả và chuyên môn cao nhất tại workshop của bạn.

Vậy thì câu hỏi của bạn C này đặt ra là dĩ nhiên bạn C không phải là kỹ thuật viên duy nhất tại Workshop đó. Vì nếu có 1 kỹ thuật viên thì làm sao mở ra kinh doanh được? 

Điều này có nghĩa là nếu bạn không chen chân vào “top” những người xuất sắc nhất tại Workshop thì người quản lý hoặc chủ Workshop có sẵn sàng giao cái gói dịch vụ đó cho bạn hay không? 

Olivia:

Dạ không. 

Anh Randy:

Dù là gói dịch vụ nào đi nữa đúng không? 

Và nếu em là khách, em có sẵn sàng đưa cho những bạn không phải là người giỏi nhất làm chiếc xe của mình mà mình vẫn trả đủ tiền. Thì mình có sẵn sàng làm như vậy không?

Olivia:

Em nghĩ, em sẽ không sẵn sàng để chi trả cái mức đó.

Anh Randy:

Đúng vậy thì nếu như bạn không phải là chuyên môn “top” giỏi nhất tại cái Workshop đó mà làm chiếc xe của tôi.

Ví dụ anh là khách đi, trong khi tôi phải trả cái mức chi phí cho cái giá dịch vụ bằng với cái chi phí cho cái người giỏi nhất tại cái Workshop của bạn. Vậy có bất công cho tôi không?

Olivia:

Dạ có.

Anh Randy:

Nên 1 là tôi sẽ deal giá với bạn: Em ơi, đắt quá.

Hoặc: em ơi, làm như vậy thì không lấy tiền được đâu.

Hoặc là okey nếu em không đưa thợ giỏi nhất để làm xe cho anh thì anh sẽ đi kiếm thợ giỏi khác để làm xe cho anh. 

Bởi vì, anh có rất nhiều sự lựa chọn ngoài thị trường mà. Đâu phải chỉ mỗi Workshop của em biết làm cái gói dịch vụ đó đâu. 

Theo em thì nếu em là khách thì em sẽ nói với chủ Workshop là cho anh một người thợ tốt nhất, hay em giảm giá, hay em đi tới chỗ khác?

Olivia:

Em nghĩ là, những hướng đó mình đều có thể nói. Nhưng mà nếu “thương thảo” được với một mức giá tốt thì em vẫn có thể chấp nhận được ạ. 

Anh Randy:

Anh cho thêm một số thông tin nữa nè, lấy ví dụ trước khi đến Workshop, anh cũng nhận được một số báo giá rồi và giả sử báo giá đó cạnh tranh hơn hoặc tương đồng với báo giá của bên em.

Nhưng anh chọn đến bên em, thì khi đến bên em, em đưa các bạn kỹ thuật viên làm cho xe của anh và anh nhìn các bạn đó không phải là những bạn kỹ thuật làm tốt nhất của bên em làm xe anh. Thì trong ba phương án, như anh vừa nói, thì anh sẽ chọn cái nào?

Olivia:

Thì anh sẽ đến chỗ khác để có thể có được thợ chuyên môn tốt hơn.

Anh Randy:

Okey, anh sẽ nói với bạn chủ Workshop đó là, bữa sau anh ghé, em cứ yên tâm.

Bữa sau có thể là 1 năm, 2 năm hoặc không bao giờ ghé lại. Bởi vì sao?

Giá của em cạnh tranh với giá các bên khác, anh chọn bỏ công sức và thời gian đến chỗ của bên em nhưng đổi lại em cư xử với khách hàng như anh như thế nào? Em lấy bạn có chuyên môn kém ra để làm xe cho anh.

Rõ ràng sự tôn trọng khách hàng là anh của bên em cao không?

Olivia:

Dạ không ạ.

Anh Randy:

Rủi ro anh khi chi trả số tiền đó lớn không?

Olivia:

Dạ lớn.

Anh Randy:

Vậy cớ gì anh vẫn phải trả đủ tiền? 

Cái này anh đang nói tự làm, trong nhiều trường hợp: khi bạn có chuyên môn chưa đủ tốt thì phải có một người quản lý kỹ thuật được tốt và dĩ nhiên vẫn phải có thêm người.

Mà dĩ nhiên là có thêm người thì vẫn phải chấm công và tốn công. Có nghĩa là nhìn chung thì bạn vẫn chưa đủ tốt, nên mới phải có người khác để kèm, phải trả thêm tiền để bạn vào làm mà vẫn phải trả thêm tiền cho một người khác kèm bạn là một điều cực kỳ vô lý tại Workshop.

Anh nói điều kiện ở đây là Workshop làm dịch vụ, không phải trung tâm đào tạo. Tại vì trung tâm đào tạo người ta có các huấn luyện viên và nhiều người khác kiểm soát chất lượng dịch vụ trong quá trình làm và các bài tập tình huống khác nhau.

Còn đối với Workshop người ta không chi trả điều đó cho bạn, bởi vì bạn không đóng tiền để đến Worksjop học.

Đó là góp ý của anh từ một người khách hàng và từ một người quản lý đúng không? 

Vậy quay lại câu hỏi của bạn C, bạn C hỏi gì?

Olivia:

Dạ bạn hỏi là: “Khi đã đi làm rồi, em muốn có thêm thời gian để rèn luyện thêm kỹ năng, nhưng mà Workshop thì lâu lâu mới có xe để đánh bóng, em phải làm sao để điền vào ô trống được?”

Anh Randy:

Cái lỗi của bạn ở đây là lỗi về nhận thức, khi bạn đi làm thì bạn không có rèn luyện năng lực cho bạn nữa. Bởi vì bạn phải có năng lực thì bạn mới đi làm, mới lấy được tiền của Workshop, mới lấy được tiền của khách hàng chứ.

Khi năng lực chuyên môn bạn chưa có mà bạn muốn khách hàng của Workshop trả tiền cho bạn, Workshop trả lương cho bạn để bạn được hưởng lợi ích là rèn luyện chuyên môn, thì có một cái gì đó nó hơi mâu thuẫn rồi. 

Người hưởng lợi ích ở đây là ai? Người hưởng lợi ích là bạn. Vậy thì người hưởng lợi ích là bạn thì ai sẽ là người nên trả tiền?

Chính là bạn đó, chứ sao bắt khách hàng trả tiền để rèn luyện chuyên môn. Làm sao bắt chủ Workshop đó trả lương để bạn được rèn luyện chuyên môn của bạn.

Vậy nếu bạn chưa có chuyên môn đủ để vào làm, thì bạn phải đi học hoặc bạn phải đi thực tập nghề và ở thời điểm đó bạn không thể lấy lương cao được.

Bạn vừa muốn bạn có lương cao, bạn vừa muốn mình có cơ hội tốt, bạn vừa muốn khách hàng tin tưởng giao xe nhiều cho bạn. Bạn vừa muốn cạnh tranh tốt với những đồng nghiệp có chuyên môn cao hơn bạn. Bạn muốn quá nhiều thứ, trong khi bạn có gì? 

 

Olivia:

Bạn chưa có gì.

Anh Randy:

Ừ! Điều đó quá mâu thuẫn.

Khi bạn đặt vấn đề như vậy thì người hưởng lợi ích lớn nhất vẫn là bạn và những người còn lại hưởng lợi ích nhỏ. 

Vậy tại sao bạn được hưởng lợi ích to, lợi ích lớn nhất mà tất cả mọi người phải trả tiền cho bạn? Điều đó quá phi lý và nó không thể tồn tại được.

Dẫn đến không chủ Workshop nào đưa xe cho bạn, nên bạn ít việc. Tiếp theo không có đội nhóm nào muốn kết nạp bạn, bởi vì chuyên môn bạn kém. Nên bạn ít việc. Tiếp theo không có khách nào muốn đưa cho một người không có chuyên môn làm mà vẫn phẩi trả đủ tiền. Nên bạn vẫn ít việc, khi bạn ít việc nghĩa là bạn sắp bị đào thải khỏi môi trường đó rồi. 

Vậy nếu bạn đang còn đi học việc, hoặc đang còn đi học nghề hãy suy nghĩ lại cách nhìn nhận vấn đề của bạn đi. Còn nếu bạn đang đi làm hãy tỉnh giấc lên để trách việc bạn bị thất nghiệp.

Thất nghiệp ở đây, đào thải ở đây là do bạn quyết định sai, bạn cư xử với đồng nghiệp, với khách hàng và với chủ Workshop sai. Chứ không ai sai với bạn cả.

Và đó là góp ý của anh với bạn C.

Olivia:

Vậy cho em hỏi anh thêm một câu là mình sẽ thay đổi điều đó như thế nào? Và anh có có thể gợi ý các khóa ngắn hạn hoặc cách để các bạn tự tạo điều kiện để nâng cao những kỹ năng đó không ạ?

Anh Randy:

Thực ra có nhiều cách khác nhau. Ví dụ như khóa học thì anh nghĩ trên thị trường cũng có nhiều khóa học rồi.

Có một điểm nếu mà mình chọn lựa cái khóa học, thì các bạn đều cần phải biết. Một khóa học dù nó kéo dài đến đâu thì anh nghĩ các khóa học chăm sóc xe hiện nay không trên 3 tháng, nghĩa là dưới 3 tháng.

Có nghĩa khi bạn học khóa học thì bạn biết làm điều đó và có thể biết được cả quy trình, tuy nhiên là bạn chưa có cứng nghề được. Vì một kỹ năng nó cần nhiều hơn 3 tháng, anh cho rằng từ 6 tháng đổ lên và bạn phải va chạm vào các tình huống thực tế và nó khác với tình huống thực tế khi bạn đi học.

Nếu bạn chưa đi học, thì anh cho rằng bạn nên đi học đi. Bởi vì học là cách nhanh nhất để giúp bạn rút ngắn thời gian, bạn có thể biết làm và rút ngắn thời gian bạn có thể kiếm ra tiền.

Còn nếu bạn đang đi học, thì bạn nên tìm chỗ thực tập đi. Vì chỗ thực tập nghề với các đièu kiện khác nhau của cái Workshop và với cái quy mô dịch vụ khác nhau, cũng như tại các địa phương, khu vực khác nhau nó sẽ cho bạn các trải nghiệm khác nhau để bạn có hiểu biết.

Nếu bạn đang đi làm nghề mà bạn đặt câu hỏi này, anh cho rằng bạn nên chậm lại một chút để bạn suy nghĩ xem thái độ của bạn đối với công việc nó có phù hợp ở thời điểm hiện tại chưa? 

Đặc biệt thời điểm hiện tại, đang là thời điểm suy thoái kinh tế, thì các Workshop sẽ cắt giảm nhân sự một cách rất mạnh mẽ. Đặc biệt là những người đem về ít hiệu quả, hoặc đem về ít giá trị, nói cách khác đem về ít tiền cho Workshop mà họ vẫn phải chi lương, đó chính là những người làm ít việc nhưng lại muốn hưởng lương cứng. Hoặc muốn hưởng được tiền mà ngồi chơi, thì người ta sẽ “cắt” ngay và luôn. 

Còn nếu bạn đang ở trong một tập thể mà bạn cảm thấy bạn đang ít việc hơn đồng nghiệp, bạn đang rảnh rỗi, hoặc bạn không được sếp giao nhiều việc cho bạn. Điều này cũng rất là nguy hiểm. Vì nó là một trong những tín hiệu mà bạn phải xem xét là bạn có nên điều chỉnh điều gì đó hay không.

Hãy gặp ngay người quản lý của bạn để hỏi: “Điểm gì em nên thay đổi để có thể làm tốt công việc hơn, anh/chị hãy cho em góp ý. Anh/chị sẽ cho ngay và luôn.

Hoặc hỏi ngay những người đồng nghiệp của mình, điểm gì mà mình có thể thay đổi để cùng với đội nhóm và đồng nghiệp có thể làm ra hiệu suất cao hơn.

Trước khi đòi hỏi họ cho em những gì? Để em làm.

Còn nếu không em sẽ bị đào thải rất sớm, dù em đang đi làm, dù em đang đi thực tập, hay dù em đang đi học nghề, đều có kết quả như nhau. 

Olivia:

Dạ vâng, cảm ơn anh Randy về chia sẻ trong Episode lần này. Qua buổi trao đổi hôm nay có lẽ không những chỉ các bạn kỹ thuật viên hay các bạn Detailer mà em cũng cần phải chiêm nghiệm và biết cách tự tạo cơ hội và phát triển bản thân mình hơn. 

Và nếu các bạn có góp ý, có câu hỏi hay bất kì vấn đề nào cần giải đáp có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi và đừng quên theo dõi các Episode tiếp theo vào 19h tối thứ 5 hàng tuần nhé.

Anh Randy:

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top