0

EPS 82 Khách mời của detailing | Thay đổi công việc để nắm bắt cơ hội mới thành công – Huyền Trang OCB

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 82 Khách mời của detailing | Thay đổi công việc để nắm bắt cơ hội mới thành công - Huyền Trang OCB
Loading
/

Nếu bạn vẫn đang loay hoay chưa biết bản thân mình sẽ phát triển công việc như thế nào, bạn đang cần một lời khuyên hay bạn cần một lời chia sẻ từ những người đã có kinh nghiệm trước đó? Đến với Podcast của Detailing có thể các bạn sẽ tìm được một định hướng hoặc một bước đi phù hợp cho mình. 

Trong EPS 82 này, anh Randy và chị Huyền Trang OCB sẽ chia sẻ cho cách bạn cách để có thể định hướng mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu bản thân để có thể nắm bắt cơ hội giúp bản thân phát triển. 

Hãy lắng nghe EPS 82 của series Ask Randy để có thể học hỏi thông qua những bài học, những kinh nghiệm từ anh Randy và các khách mời. Hứa hẹn sẽ rất bổ ích với các bạn, đặc biệt là những bạn vẫn còn đang loay hoay khẳng định vị trí cũng như tên tuổi của mình trên thị trường. 

Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam

TÓM TẮT NỘI DUNG

(0:15) – Phần giới thiệu

(0:57) – Giới thiệu về khách mời – Huyền Trang OCB 

(3:46) – Tại sao chị Huyền Trang lại chọn công việc giảng dạy thay vì chọn các công việc khác 

(4:16) – Tại sao chúng ta  nên đặt mục tiêu trước khi Tốt nghiệp? 

(10:47) – Có những thuận lợi và khó khăn gì trong công tác giảng dạy? 

(15:38) – Kỳ vọng cao nhưng không có thời gian vậy mình phải làm sao? 

(20:20) – Tại sao chị Huyền Trang lại chọn cách tiếp tục duy trì công việc đó cho đến khi có tín hiệu phải điều chỉnh?

(25:19) – Chấp nhận giữa sự chọn lựa “được và mất”

(32:09) – Môi trường đào thải nhanh, mình cần phải chứng minh bản thân nhiều hơn

(34:38) – Cần phải biết được đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu 

(41:43) – Phần kết

Nội dung

Anh Randy:

Xin chào mọi người đến với kênh Podcast của Detailing VietNam và ở Seri khách mời Detailing tuần này xin mời một vị khách rất là đặc biệt, một vị khách ngoài ngành Detailing.

Nhưng có những chia sẻ khá là thú vị mà chuẩn bị các bạn sẽ được lắng nghe vị khách mời ngày hôm nay chính là bạn Huyền Trang. Hiện đang là quản lý định chế tài chính tại ngân hàng OCB – Thành phố Hồ Chí Minh. 

Chị Huyền Trang:

Xin chào các bạn mình là Huyền Trang, hôm nay rất vui khi được đến với chương trình khách mời của Detailing. 

Anh Randy:

Thật ra là Randy muốn cho các bạn biết được một thứ rất là quan trọng đối với các bạn trẻ trong ngành Detailing và đang định hướng nghề nghiệp hoặc đang cần thay đổi công việc đó là lý do vì sao chương trình này anh mời đến đây bạn Trang. 

Trong thực tế Randy đã biết được bạn Trang ngót nghét mười mấy, hai chục năm rồi và mặc dù bạn Trang có kinh nghiệm, nghề nghiệp cũng như chuyên môn không phải ở trong ngành Detailing.

Tuy nhiên là xem xét mối quan hệ giữa những thứ mà bạn có và những thứ mà Podcast tuần này cần thì Randy thấy bạn Trang có thể chia sẻ được cho các bạn khán giả biết thêm về những định hướng nghề nghiệp cũng như là những sự thay đổi trong quá trình làm việc tại nhiều nơi, nhiều môi trường khác nhau.

Cũng như cách mà bạn Trang đã điều chỉnh mục tiêu của mình ở từng thời điểm, từ đó các bạn có thể lắng nghe và các bạn có thể học được cách mà một người đã có kinh nghiệm, đã từng trải và chuyển đổi trong môi trường khác nhau để các bạn có thể áp dụng cho mình khi cần tìm việc mới hoặc khi cần định hướng một công việc mới hoặc khi cần thay đổi một nơi làm, đặt ra những động lực và những đam mê mới mà không bị vấp ngã hoặc chuyển hướng nhẹ nhàng và thay công hơn.

Từ đó các bạn có thể tìm được một công việc như ý các bạn, đó là mục đích của buổi Podcast ngày hôm nay.

Để có thêm một ít thông tin về bạn cũng như có thể hiểu rõ hơn về bạn, anh xin mời Trang giới thiệu nhanh một ít thông tin của Trang cho các bạn khán giả được nghe nhé!

Chị Huyền Trang:

Xin chào các bạn, vài lời đầu tiên Trang cũng muốn giới thiệu sơ về quá trình đi làm của mình khi mà vừa mới Tốt nghiệp Đại học Ngân hàng.

Trang có ở lại trường Đại học Ngân hàng 6 năm, để làm công tác giảng dạy.

Sau đó, Trang chuyển sang một công ty tài chính về quan hệ khách hàng, quản lý khách hàng và điều chế tài chính. 

Sau khoảng 6 năm hơn thì gần đây Trang có chuyển sang làm cho Ngân hàng, cũng phụ trách định chế luôn. Trang cũng làm được hơn 1 năm rưỡi rồi. 

Anh Randy:

Có một điều mà các bạn cũng có thể thấy là bạn Trang cũng có 6 năm kinh nghiệm làm công tác giảng dạy cho một trường Đại học, thì Randy cho rằng điều đó sẽ rất có lợi cho các bạn khi mà một người đã từng công tác ở một trường Đại học và tham gia vào công tác giảng dạy luôn. 

Thì có thể sẽ thấu hiểu và hiểu rõ tâm lý của các bạn khi mà đang đi học hoặc đang chuẩn bị tốt nghiệp, đang chuẩn bị tìm việc. 

Vậy thì các bạn ơi, Huyền Trang đã có kinh nghiệm 6 năm làm công tác giảng dạy tại trường Đại học Ngân hàng. Nhưng thực tế thì cũng như tất cả mọi người thì trước khi mình giảng dạy thì mình cũng cần đi học, đúng không?

Vậy các bạn sẽ thấy có một điểm hầu hết chúng ta sau khi Tốt nghiệp tại một trường, hoặc khi học xong tại một trường Đại học nào đó thì mình sẽ có xu hướng đi tìm việc và tìm việc thì hầu hết là những môi trường ngoài Sư Phạm.

Bạn Trang có thể chia sẻ cho Randy cũng như các bạn khác được biết là tại sao, sau khi mình Tốt nghiệp tại trường Đại học Ngân hàng thì mình lại chọn môi trường giảng dạy làm nơi công tác mà thay vì như những người khác, được không?

Chị Huyền Trang:

Cảm ơn câu hỏi của Randy.

Thực ra tại thời điểm mà 18, 20 thì nói thẳng thì ai cũng mông lung về cuộc đời. Thời điểm đấy đa số người thân trong gia đình mình thì làm về tài chính cũng khá nhiều, đó là vì sao mà lúc 18 tuổi chọn trường Đại học thì mình chẳng biết chọn gì.

Thời điểm đấy ít có những cơ hội giới thiệu việc làm để biết, thì vô tình người thân xung quanh tư vấn thì mình học về lĩnh vực Ngân hàng. Đó là khởi điểm tại sao mình chọn trường Ngân hàng.

Trong quá trình học thì mình cũng gặp gỡ với các anh chị làm trong ngành Ngân hàng, nhưng cũng chưa có hình dung rõ lắm. Gia đình mình cũng có nói là khi học ngành Ngân hàng không nhất thiết là phải đi ra ngoài làm, mà con cũng có thể làm những công tác phù hợp hơn với nữ. 

Mình cũng thắc mắc là làm gì, thì gia đình mình mới nói đó là bây giờ mà bôn ba ở ngoài thì vất vả lắm con có thể làm giảng viên Đại học, nó cũng phù hợp với năng lực của con. Nhưng mà con phải cố gắng và nổ lực thể hiện rất nhiều. 

Thời điểm đấy khi mà nghĩ là: “À mình sẽ có một tương lai ổn định, một công việc ổn định, có thể chăm sóc cho gia đình thì nghe nó có vẻ cũng khá hợp lý thế là mình đi theo con đường đấy”. 

Thực tế là trong thời gian đấy mình cũng phải chứng minh rất nhiều đối với giảng viên, nói chung là những đối tượng tiềm năng. Những người sếp tương lai của mình để họ đánh giá mình được trong quá trình mình tham gia các phong trào, các hoạt động và bắt đầu phải nói trước đám đông, việc trước đó mình không giỏi. 

Anh Randy:

Nghĩa là tiêu chí, sau khi tốt nghiệp xong là Trang chọn công việc ổn định. Và tiêu chí này mình đặt ra khi mà mình tốt nghiệp hay trước đó mình có định hướng hoặc mình nhờ tham khảo tư vấn thời điểm khi nào là mình suy nghĩ những cái tiêu chí này.

Chị Huyền Trang:

Thật ra mình không thể nghĩ nó vào thời điểm Tốt nghiệp được vì như vậy sẽ không kịp. Mà sẽ là từ khi kết thúc năm 2 Đại học, là khi mình đã học xong những môn cơ bản rồi và bắt đầu học những môn chuyên ngành. 

Thì cũng có thể nhìn sơ qua được kết quả học tập và khả năng của bản thân thì gia đình cũng định hướng phụ thuộc vào tính cách nữa. Tính cách bản thân và kết quả học tập thì chỉ thiếu cái kỹ năng nói chuyện trước đám đông thì mình cần rèn luyện thêm kỹ năng đấy.

Đồng thời với việc luôn nỗ lực để đạt được kết quả tốt, để được đánh giá cao. Thì mình tham gia các hoạt động phong trào, mục đích là vừa để rèn luyện bản thân, cái thứ hai là Ban Giám Khảo thường là những thầy cô  giáo, đó là năm 3, năm 4 thì mình có rất nhiều cơ hội để chúng minh bản thân.

Cho tới khi mình thi, làm giảng viên cũng phải thi, ngoài chuyện đạt điều kiện chuẩn thì vẫn phải thi thì các thầy cô đó cũng đã biết đến mình trước đây.

Anh Randy:

Vậy thì có một điểm mà mình nói lại cho các bạn được nghe và dễ hiểu hơn, đó là thực tế nếu tới thời điểm tốt nghiệp mà mình mới bắt đầu suy nghĩ: “Tốt nghiệp xong mình làm gì?“, thì nó là bình thường nhưng thực tế là nó muộn rồi.

Muộn ở đây là mình bỏ qua các cơ hội, mình có thể thay đổi bản thân trong thời gian trước Tốt nghiệp đó mình phù hợp hơn với định hướng mà mình đã chọn, muộn là muộn như vậy chứ không phải là muộn so với cái gì.

Dĩ nhiên, nếu trong quá trình học của bạn mà bạn được tiếp xúc với các thầy cô, với các anh chị, với các bạn bè hoặc trong mối quan hệ của bạn cũng được những người đó tư vấn và định hướng thì bạn lắng nghe.

Bạn nghe càng nhiều và bạn cởi mở ra được những thông tin, những định hướng bạn hầu như không thể tự nghĩ ra, mà bạn tự suy xét cho bản thân mình. Cũng tương tự như bạn khi đang tham gia học những khóa học ngắn hạn đúng thời gian đi học đó, để làm quen với các anh chị khóa trước, các huấn luyện viên để cải thiện các mối quan hệ trong ngành.

Để bạn lắng nghe, bạn thấu hiểu và bạn biết thêm những thông tin và khi mình có nhiều thông tin mình sẽ có nhiều hiểu biết hơn. Không nhất thiết phải là tham gia nhưng mình có thể xem xét và lắng nghe để mình có thể suy nghĩ xem hướng nào nó sẽ phù hợp với  mình thì mình sẽ không bị trễ, không bị muộn. Để khi mình tốt nghiệp rồi thì mình không phải hỏi: “Tôi sẽ đi thực tập ở đâu, tôi sẽ tìm việc ở đâu?

Thực tế những bạn khi Tốt nghiệp đều đặt câu hỏi đó và vô hình chung nó bị chen lấn và thiếu hụt sự chọn lựa hoặc đôi lúc chúng ta chọn lựa vội vã. Vậy sự chọn lựa của Trang khi mà tốt nghiệp, là tham gia vào công tác đào tạo tại trường Đại học Ngân hàng.

Vậy trước khi mình dấn thân vào công tác đào tạo đó và lúc mình vào làm công tác đào tạo thực tế nó có những gì khác so với cái mà mình nghĩ không? Cũng như nó có thuận lợi hay khó khăn gì, Trang có thể chia sẻ cho các bạn được không?

Chị Huyền Trang:

Để mình suy nghĩ lại ha.

Thực ra là như hồi nãy mình chia sẻ là như cái kỳ vọng của mình ấy, là mình muốn một công việc mà ngày đi làm, tối có thời gian dành cho gia đình. Nói chung là những công việc nó không quá căng thẳng như những công việc khác, công việc ở bên ngoài.

Không căng thẳng như những công việc mà phải đi làm ở các doanh nghiệp, ban đầu cái tưởng tượng của mình nó như vậy thôi và mình còn nghĩ là chắc mình làm hết đời. Thì có vẻ như nó phù hợp trong giai đoạn đầu đi làm, xét về các tố chất công việc và các thứ thì nó khá là phù hợp.

Nhưng khi mà đi làm, mình bắt đầu làm công tác giảng dạy, là giảng viên trẻ thì bắt đầu nó những phát sinh như là giảng viên trẻ thì mình sẽ hay dạy buổi tối. Mình hay phải đi dạy cuối tuần, mình phải làm các công tác đoàn thể. 

Nên tất cả những thời gian ngoài giảng dạy thì mình phải làm những công việc đó và lúc đó nó lại khác với những bạn đi làm từ 8 giờ sáng cho đến 5 giờ chiều, đó là cái thứ nhất.

Cái thứ hai là khi gặp bạn bè mình á, thì mọi người thường hay kể là đi làm thì sẽ thế này, sẽ thế kia. Các công việc bằng giấy hay các công việc có chuyên môn nghiệp vụ cao. Nghiệp vụ của mình thì mình không thể kể lại các công tác giảng dạy, nghe thì cứ như là cái thời mà mình đi học 4 năm, thế là cũng không kể lại được. Đó là vấn đề thứ hai.

Vấn đề thứ ba là lúc đấy mình mới Tốt nghiệp lại là giảng viên Trường Công lập thì dĩ nhiên lương Nhà nước so với các bạn, thì mình thấy các bạn có những cái mức lương khác đi. 

Thì mình không bằng được, vấn đề đó khiến mình cảm thấy rằng là: “Vậy bây giờ mình phải làm gì?”

Anh Randy:

Thật ra đây cũng là vấn đề mà các bạn Detailing anh thấy, đa số các bạn là từ ngành khác chuyển qua. Thì anh thấy nó cũng có một số kỳ vọng, khi bước chân vào Detailing, cũng như có những điểm khác biệt so với kỳ vọng đó. Hy vọng các bạn từ ngành khác chuyển qua thì:

  • Một là các bạn từ ngành ô tô.
  • Hai là các bạn không phải ngành ô tô.

Thì sẽ có những thứ mà các bạn nghĩ là các bạn có thể làm được vì các bạn thấy là người ta có thể làm được. Cái thứ hai là khi các bạn đi học nghề, thực tế ở thời điểm của các bjan mà đi học nghề Detailing thì thực tế là bạn bè của mình là đang đi làm.

Cái cảm giác mà người ta đi làm còn mình thì đi học cái gì đó, thực tế là học Detailing nó chưa được xã hội nhìn nhận một cách đúng đắn. Thực ra xã hội nhìn và nghĩ là mình đi học một thứ không biết là nó có đáng hay không nếu mà các bạn từ ngành khác chuyển qua thì có rủi ro quá hay không? 

Giờ giấc thì bạn phải dành trọn hết 1 ngày để đi học từ sáng tới chiều, vừa mệt cả thể chất, tinh thần cũng như học xong mà ra khi đi thực tập nghề thì lương cũng cực kỳ “bé bỏng” và nếu bạn từ ngành khác chuyển qua, tuổi cũng tầm hai mấy, ba mươi hay trên đó nữa.

Thì anh đã từng tiếp xúc với khá nhiều bạn và anh thấy là tuổi anh cũng hơn với khá nhiều bạn nhưng với lương khởi đầu của mình thì nó khá là “bé nhỏ”, khá là “trơn trợt”, thì nó cũng xem như nhau thôi.

Vì vậy nên qua câu chuyện của bạn Trang, anh muốn cho các bạn thấy được rằng: với những kỳ vọng ban đầu và những thực tế khi nó khác nhau, thì bạn Trang đã điều chỉnh, suy nghĩ hay thay đổi điều đó như thế nào, thì anh sẽ giúp cho các bạn hiểu hơn nếu mà bạn tham gia vào ngành Deatiling thì bạn sẽ điều chỉnh cái đó ra sau, theo nguyên tắc nào.

Chị Huyền Trang:

Về vấn đề thứ nhất nãy mình chia sẻ đó là thời gian của mình, cái thời gian biểu của mình bắt đầu khác các bạn xung quanh. Ban đầu thì cũng hơi khớp.

Nhưng mà nói về gặp bạn bè thì ban đầu cũng không quá thường xuyên, không phải ngày nào cũng như thế nên là thất ra mình vẫn có thể thu xếp được.

Vấn đề thứ hai là các bạn đã đi làm và bắt đầu va chạm thực tế còn mình thì không. Dĩ nhiên đi làm trong môi trường sư phạm thì cũng không phải như đi học đâu các bạn, nó cũng sẽ có những va chạm và làm việc nhưng mà mình đang muốn so sánh với việc làm ở ngành ngân hàng.

So với lúc đó để cố gắng mà tìm được khoảng trống như vậy thì mình cũng xin làm thêm các dự án, hoặc lúc đó mình cũng có một khoảng thời gian làm thêm, mà tiếng Việt mình dịch ra là nhân viên thời vụ. 

Họ cần cho một cái dự án lớn là A&I cho một cái dự án khác. Thì lúc đó họ thuê mình về cho một cái khoảng thời gian và như vậy là sáng mình đi dạy, chiều mình làm tiếp. Họ chấp nhận cho mình linh động thời gian, nhưng mà vì mình phải làm cả hai công việc một lúc nên thực sự là nó rất rất là quá tải. Cái đó là chia sẻ.

Anh Randy:

Nó mệt về thể chất, về tinh thần hay là cả hai.

Chị Huyền Trang:

Thực ra là cả hai vì khi mình làm công việc này thì cái người ở bên công việc kia họ vẫn liên hệ về công việc để xử lý công việc. Thực ra là mình thấy là: “Thà làm một nghề cho chín“.

Nếu khả năng và thời gian mình không kiểm soát được hết. Việc thứ hai nữa đó là vì nhỏ và công việc ít nên mình sẽ phải làm nhiều việc, thường là như vậy, nên hình thành nên là lúc nào cũng ở trong cái trạng thái là làm việc liên tục. 

Anh Randy:

Bị quá tải? 

Chị Huyền Trang:

Quá tải và cái nữa đó là mình làm ở nhân viên thời vụ sẽ tính theo giờ, nếu mình không làm được nhiều giờ thì ít tiền. Tiền cứ tính theo giờ thôi mà mình muốn làm nhièu giờ thì mình phải thu xếp công việc bên kia thiệt nhanh.

Thì mình luôn đặt trong cái áp lực đôi như vậy trong một khoảng thời gian dài. 

Anh Randy:

Vậy là mình phải cân bằng thời gian giữa hai bên?

Chị Huyền Trang:

Phải cân bằng cho tới khi không cân bằng được nữa, đó là cái thứ hai.

Còn cái thứ ba, thì vấn đề về thu nhập. Thì thu nhập thì nếu mình làm ít thì bây giờ mình phải làm nhiều thời gian lên, tương tự. Có nghĩa là mình phải dạy thêm. 

Như vậy là buổi tối hoặc cuối tuần thì mình sẽ nhận nhiều lớp học hơn, bớt thời gian đi chơi hơn. Vậy nếu bây giờ hai công việc, cộng với thời gian dạy nhiều mà vẫn phải đảm bảo các công tác đoàn thể, hỗ trợ. Gọi là những cái việc mà không ai muốn nhận thêm. 

Anh Randy:

Không sinh ra tiền?

Chị Huyền Trang:

Đúng, chắc chắn không sinh ra tiền. Thì đó là ba vấn đề, mình cố gắng xử lý nhưng mà đều chưa hẳn là triệt để.

Anh Randy:

Vậy thì: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình“. Tuy nhiên, có một điểm khá thú vị mà anh có thể phân tích lại cho các bạn nghe đó là, thực tế không phải bất cứ công việc gì cũng sinh ra tiền, khi mình mới khởi đầu ở một ngành nghề, thì cái “vốn” mà mình có thể bán để kiếm ra tiền, thực ra là nó chưa có. 

Việc mà mình kỳ vọng mình có thể kiếm ra nhiều tiền ngay thời điểm mình tốt nghiệp, thực ra điều đó là không chính xác. Mình nên điều chỉnh lại, thời điểm đó, là thời điểm, nói nôm na là “Đi cày bán sức“. 

Nhưng thực tế bạn dùng quỹ thời gian của mình tối đa để làm các công việc, mà các công việc nà nó không sinh ra tiền, nhưng nó giúp bạn hiểu hơn về tính chất công việc mà bạn đang làm. Từ khi bạn hiểu về tính chất công việc mà bạn đang làm, bạn sẽ có hiểu biết. Hiểu biết thực tế, hiểu biết trong nghề nghiệp, hiểu biết về môi trường làm việc để bạn có thể tích lũy dần vào thứ tài sản chính là vốn của bản thân bạn. 

Để tích lũy dần nó tới một cái ngưỡng, mà cái ngưỡng đó đủ “bán” thì bạn bán mới có người mua. Mà khi có người mua thì bạn mới có tiền, còn khi chưa có ngưỡng thì bạn có tặng miễn phí thì người ta cũng không lấy. 

Lúc đó bạn chỉ có thể cho không mà thôi, để hi vọng sẽ có người nhận mình, để mình dùng thời gian của mình nó hữu ích hơn thì mình mới có thể thay đổi bản thân mình. Thay đổi được bản thân mình thì mình mới có thể gặp được những cơ hội mới, những con người mới và những tương lai mới.

Trang ơi, Trang có thể chia sẻ cho các bạn là mình đã duy trì cái tình trạng đó và những cân bằng đó với những sự lựa chọn của mình bao lâu và nếu như duy trì thì tại sao mình cần phải duy trì và đến thời điểm nào có những tín hiệu mà mình phải điều chỉnh. 

Chị Huyền Trang:

Mình duy trì công việc ấy thì cũng trong 6 năm, nhưng mà mình nhớ là tầm khoảng 4 5 năm thì mình thấy đó là. Kiểu nó có thể là “mong cầu nhiều” nhưng thực tế thì dĩ nhiên là phải tốn nhiều thời gian hơn, kiên trì hơn. 

Ở thời điểm đấy mình có nhiều điểm chưa hài lòng và cảm giác đó là chỉ muốn: “Trong một ngày 8 tiếng thôi, mình làm được nhiều tiền hơn” và thêm một cái mốc trong cuộc đời của mình nữa đó là mình kết hôn. 

Sau đó, dĩ nhiên nó sẽ phát sinh nhiều cái nhu cầu và lúc đó mình nhớ là khoảng gần 6 năm, mình nhớ là mình vẫn còn nhận cái công việc đó là đi làm thêm ở bên ngoài nữa. Lúc đó mình cảm thấy đuối sức và mình bắt đầu chia sẻ với bạn mình, thì bạn mình có nói đó là có một công việc như thế này. 

Mình nghe thấy tên công việc nói thẳng với các bạn, lúc đó mình không biết cái đó là làm cái gì. Nhưng bạn mình bảo là, với những gì biết về Trang mình tin là Trang có thể làm được. 

Dĩ nhiên là sẽ có tranning thêm, nhưng mà Trang sẽ làm được nên Trang cứ thử đi, cộng với bản thân đang ở một cái thời điểm là rất mong muốn được chuyển đổi. Nên mình nắm bắt cơ hội đó và mình thử. 

Anh Randy:

Thực ra có thể nói với các bạn 6 năm rất là lâu đó, và thực ra có thể chia sẻ cho Trang biết là trong lĩnh vực Detailing mà trên 5 năm mốc làm nghề, có thể nói là các bạn Detailer rất nhiều bạn trẻ không vượt qua được. 

Thì 1 2 3 năm để duy trì được cái động lực nó cũng là điều không hề đơn giản, chứ không phải là đơn giản đâu. Vậy duy trì được một công việc đến 6 năm, để chờ những cơ hội mà mình nghĩ là mình có thể phù hợp. Vậy thì nó có phải là một sự chờ đợi mà nó đáng giá hay không? Hay là mình có thể chọn bất kỳ cơ hội nào trong suốt quá trình nó đến với mình?

Chị Huyền Trang:

Thực ra 6 năm đó, không phải là ngày nào cũng có cảm giác phải chịu đựng hay là mệt mỏi, mà thực sự mình cũng nói đó là khi mà mọi người chia sẻ với mình công việc đấy, thì mình cũng có thể nói là công việc nghề giáo đấy nó cũng hợp với tính cách mình tại thời điểm đấy. 

Và mình cũng rất thích được tương tác với các bạn sinh viên và một môi trường Sư phạm như các bạn thấy nó là môi trường trong sạch nhất, so với tất cả các môi trường khác nữa. Được tương tác với các bạn trẻ, được lắng nghe với các bạn trẻ, thì đó là lý do mà vì sao mà mỗi ngày trôi qua được tiếp thêm năng lượng.

Và mình thích được chia sẻ, thì khi nào mình còn chia sẻ được thì mình thấy là mình còn có ích và khi mình biết là kiến thức mình chia sẻ là kiến thức ở trong sách. Dù mình cố gắng đọc, cố gắng học thêm nó vẫn chưa đủ. 

Vậy nếu mình muốn chia sẻ thêm, mình cần phải biết thêm cuộc sống ở bên ngoài nó như thế nào nữa, đó là lý do mà sau 6 năm thì mình mới chuyển đi, chứ không phải 1 2 năm đầu. 

Thực chất mới vào thì các bạn cũng biết đến lương rồi, biết công việc rồi. Nhưng để đi 6 năm thì nó lại là cả 1 quá trình, mình cứ dặn mình, cố gắng lên, cố gắng lên. Và cơ hội thực ra không phải nhiều, nhiều thì sẽ có nhiều bởi vì thực ra  ngay lúc đầu mình chuyển đi luôn, mình ngưng công việc ở chỗ đó và chuyển sáng một chố khác.

Nhưng nếu mình đi thêm được 1 năm, 2 năm, 4 năm thì từ từ mình sẽ có khoảng cách với bên ngoài. Thì việc mình chuyển công việc sang bên ngoài thì có thể nó sẽ ít công việc hơn hoặc là người nhận họ sẽ có một cái niềm tin và bản thân mình cũng dám làm hơn.

Nên để một cơ hội mà mình biết ở đó sẽ có thể có người giúp cho mình học được việc, cho phép mình học việc mới thì đó là do mình nắm bắt luôn cơ hội đó luôn

Anh Randy:

Vậy thì với cái mà hiện tại mình đang có so với cái mà mình thấy được là mình đang có được cơ hội mà có vẻ là nó phù hợp với mình thì mình đã nắm bắt cơ hội đó như thế nào và việc nắm bắt đó nó có thuận lợi và suôn sẻ như mình nghĩ hay không? 

Nó cũng giống với rất nhiều bạn nhảy vào Detailing, các bạn đang làm một công việc khác, muốn thử với Deatiling thì các bạn có thể nghe được những chia sẻ tương tự như thế này từ bạn Trang, bạn Trang có thể chai sẻ cho các bạn khi mình thấy cơ hội mới và mình nghĩ nó phù hợp với mình, Thì mình nhảy vào mình nắm bắt và nó có những điểm gì thuận lợi với mình hay có khó khăn gì khi mình nắm bắt được không? 

Chị Huyền Trang:

Thực ra là khi có được cơ hội như vậy, mình cũng phải suy xét là công việc mới phù hợp với mình đến đâu và mình cũng phải nghĩ đến việc là nếu mất đi công việc cũ thì mình sẽ mất cái gì.

Vì thực sự cũng 6 năm là cả một quá trình vừa đào tạo vừa giảng dạy, có rất là nhiều quá trình tích lũy kinh nghiệm và cũng được đưa ra những cái lộ trình để quá trình đào tạo được phát triển thêm.

Bây giờ nếu mình đi ra ngoài mình tạm gác công việc này lại thì không ai chờ mình cả và lúc đó chắc chắn có thể mình sẽ mất đi những gì mà mình đang có và sẽ mất đi những cơ hội mà mình có thể sắp có. 

Như các bạn nói thì cả một quá trình rồi, nên thôi bây giờ nếu chấp nhận thử có nghĩ là chấp nhận mất. Mình không thể ôm đồm cả hai, mình đã thử ôm đồm cả hai.

Nên phải chấp nhận giữa sự chọn lựa “được – mất“. Khi mình chọn lựa thì cũng may mắn là mình thử nộp, thử phỏng vấn và trao đổi thì người sếp người ta cũng…

Thực ra là mình cũng thắc mắc mình chưa có kinh nghiệm làm việc, nhưng tại sao người sếp này lại nhận mình rất là nhanh. Anh ấy là phó tổng rất là lớn.

Thì anh ấy nói rất đơn giản là: “Quan trọng là anh có kiến thức của lĩnh vực đấy, kinh nghiệm trong cả quá trình học hỏi  nữa, thiếu kinh nghiệm thì em phải nỗ lực học hỏi, nỗ lực hơn nhiều bạn, vì các bạn đã xong 6 năm rồi, còn em chỉ mới bắt đầu thì em phải chấp nhận những việc đó và phải học nhiều hơn, nhanh hơn những người khác. Anh chỉ có việc đó là anh cho em cơ hội vì anh thấy tiềm năng ở em“. Nên mình rất rất là cảm ơn sếp mình. Cảm ơn sếp đó rất nhiều. 

Mình thử sức với công việc mới, nhưng lúc đó mình nghĩ … cũng không biết được mà, đó là khi mình chưa biết. Bây giờ mình phải nỗ lực hết sức, ít nhất phải làm sao 2 3 năm, ít nhất khoảng thời gian đó là mình đã cố gắng và nỗ lực để biết rằng mình có phù hợp với cái mới không? 

Và trong trường hợp mình quay lại thì mình vẫn còn kịp với công việc cũ.

Anh Randy:

Nghĩa là không quá ngắn, cũng không quá lâu để không bị quá muộn để quay trở lại.

Chị Huyền Trang:

Đúng vậy mình coi như một đường lùi, mà khi mình lùi thì mình cũng mất một khoảng thời gian. Nhưng mà cũng là một kinh nghiệm quý báu của mình để có thể trao đổi và áp dụng trong công việc đã làm. Thì mình cũng thấy là đây có thể là một cái lợi, nhưng cũng thấy là 2 3 năm thử thách .

Khi gia nhập vào môi trường mới gọi là môi trường công sở đi làm, dĩ nhiên nó sẽ khác với môi trường sư phạm, nó sẽ khác rất là nhiều và dĩ nhiên mọi người cũng sẽ hỏi qua kinh nghiệm của bạn trước đây làm gì. Bạn đến từ ngân hàng nào, bạn đến từ công ty nào.

Thì mình nói là mình đến từ Trường Đại học, thì ánh mắt nghi ngờ, dấu chấm hỏi hiện lên trên mặt mọi người, chỉ là người ta không nói. Nhưng mà hiện rất ra, nhưng mà thực ra chính mình cũng nghi ngờ bản thân.

Mình căng thẳng khi thấy mọi người đã quen việc hết rồi, môi trường tiếp xúc của mình với công việc khi đấy nó cũng khá áp lực, thì mình cũng nghĩa đó là mình phải cố gắng. Năm đầu thực sự rất là nản, muốn quay về thôi, nhưng mà quay về ngại chứ, thực sự nói thẳng là mình rất là ngại nữa.

Nên mình nghĩ là: “Cố lên”. Năm đầu mình coi như chỉ là học việc thôi, phải học nhanh lên và người bạn coi như đã dẫn mình vào, bạn ấy cũng chuyển công việc. Tức là mình không còn cái người mentor đó của mình nữa. 

Năm thứ hai mình bắt đầu phải tự bơi, thì sau 2 năm, 2 năm rưỡi là bắt đầu những người đã đặt dấu chấm hỏi về mình á, người ta bắt đầu tin tưởng với mình hơn. Người ta nghĩ là: “À, Trang đã làm được như thế này, thế này, chị cũng khá bất ngờ về em. Lúc đó thì chị cũng không biết là em sẽ ở được bao lâu nhưng mà thấy em trụ được 2 năm hơn gần 3 năm rồi, chị thấy rất là tốt”.

Anh Randy:

Thực ra là nó cũng khá là giống trong ngành Detailing đó Trang, có nghĩa là Randy đã có cơ hội, tiếp xúc với khá là nhiều bạn. Đến bây giờ thì cũng cả ngàn bạn rồi, các bạn từ ngành khác qua thì cũng rất là nhiều. Có một số bạn học viên lớn hơn cả Randy nữa.

Thời điểm mà các bạn học thì Randy cũng hay là người hỏi các bạn là lý do vì sao em đến với công việc này, mục tiêu của em khi vào ngành này là gì, em nghĩ là em sẽ vào công việc này và đạt được những cái gì, mục tiêu ra sao?

Rất nhiều bạn vào cũng có rất nhiều bỡ ngỡ, cũng rất nhiều trở ngại và đó là lý do vì sao chương trình học bên Randy thực tế là chương trình học kèm. Mà có rất nhiều bạn mà Randy gọi là huấn luyện viên, sẵn sàng hỗ trợ các bạn học để các bạn không bị bỡ ngỡ.

Nó khác với việc là khi mình vào một môi trường hoàn toàn mới những thứ hoàn toàn mới, mối quan hệ mới luôn mà mình phải tự bơi nó sẽ rất là bi kịch. Ở đây có thể có những người có vẻ có cùng tình cảnh giống như mình hoặc có những kinh nghiệm giống như mình, giúp đỡ nhau thì an ủi cho các bạn và giúp đỡ cho các bạn rất nhiều.

Vì những bạn có cùng  tình cảnh thì mới hiểu được nhau, tuy nhiên sau thời gian khi học xong thì các bạn mới biết được là, học Detailing nó chỉ học ngắn hạn thôi, giỏi lắm là từ 1 2 3 đến 6 tháng vậy thì sau đó các bạn đều phải tự bơi.

Và đến lúc tự bơi, nếu mình không có một cái động lực hoặc không có đủ một bạn đồng hành hoặc người duy trì hoặc là một cái điểm gì đó thì mình rất khó có thể tồn tại tiếp 1 2 năm sau. 

Không biết là với Trang lúc “tự bơi” như vậy thì mình giữ cho mình cái động lực hay cái cách để mình không bị nản nó như thế nào?

Chị Huyền Trang:

Thực ra ở trong giai đoạn đó nó căng thẳng thật, nó còn căng thẳng hơn là lúc quá trình đi làm lấy tiền nữa.

Tại vì lúc này người ta trả mình nhiều hơn chỗ cũ nên áp lực sẽ nhiều hơn.

Anh Randy:

Người ta kỳ vọng nhiều hơn?

Chị Huyền Trang:

Kỳ vọng rất rất nhiều và môi trường sẽ đào thải rất nhanh. Vì nếu mình chỉ cần sai sót hoặc là không đạt được thì họ sẵn sàng tìm một người khác thay thế và đưa cho mình những công việc khác để cho mình chán và mình tự động nghỉ việc. 

Đặc biệt những năm đầu thường các doanh nghiệp ở ngoài thì thường họ sẽ ký 1 năm 1 năm đến năm thứ 3 thứ 4 họ mới ký hợp đồng vĩnh viễn, để có gì nếu kết thúc thì sau 1 năm sẽ kết thúc. Đó thật sự là mình cũng rất sợ, sau một năm họ có tiễn mình đi không, đó là đặc biệt trong 2 năm đầu nhưng mà năm đầu tiên thì còn có người dìu dắt.

Gọi là dìu dắt có nghĩa bạn ấy cũng rất là nghiêm với mình, nhưng mà bạn ấy cũng nghiêm với bản thân nên là đã giúp mình  nắm bắt nhưng mà yêu cầu một cách rất kỷ luật, rất là khắc nghiệt với mình để mình có thể học thật nhanh, để khi mà bạn đó rời đi mình phải học được và làm được vì lúc đó không còn ai hướng dẫn nữa và cũng không có ai dư thời gian để hướng dẫn cho bạn.

Năm thứ 2 mình sẽ bắt đầu là trước hết là mình lặp lại những điều mình được dạy, mình cố gắng làm gần gần giống như bạn đã từng hướng dẫn cho mình ấy. Dĩ nhiên là mình không chuyên nghiệp được như bạn ấy nhưng mình cố gắng làm được những điều cơ bản như bạn ấy trước.

Thật ra có những cái cũng đơn giản như là gọi điện cho tổng đài rồi tìm máy thôi, nói chung là sale mà. Và cho đến khi mình có được những khách hàng của riêng mình chứ không phải là chỉ bạn ấy để lại. Khách hàng của riêng mình, thật sự cái lần đầu tiên vui lắm, rất là vui. 

 

Anh Randy:

Đó là những chiến công nhỏ đầu tiên?

Chị Huyền Trang:

Đúng rồi, những chiến công nhỏ.

Anh Randy:

Nó đem lại niềm vui?

Chị Huyền Trang:

Vui thì nó mới có những động lực, giống như là viên đường vậy đó, mà cái viên đường đó là do mình tạo ra.

Anh Randy:

Nghĩa là bên cạnh giá trị về mặt vật chất nó còn có giá trị về mặt tinh thần?

Chị Huyền Trang:

Rất rất lớn.

Anh Randy:

Và giá trị về mặt tinh thần đó lớn.

Chị Huyền Trang:

Randy có thể thấy đó là: “Nếu mà bạn dễ vui với những việc nhỏ, thì nói thật bạn sẽ dễ có động lực để làm những cái to hơn“. 

Anh Randy:

Wow. Nếu mà mình dễ vui với những cái gì nhỏ mình sẽ có động lực hơn. Câu này hay đó các bạn, nghĩa là thay vì một lúc mình kỳ vọng có thể đạt được những  thành tựu cực kỳ lớn lao và chói sáng thì mình có thể đặt những viên gạch đầu tiên và dễ thu nhặt cái đó hơn và khi thu nhặt thì mình có tiếp năng lượng để có thể đạt được những giá trị về mặt vật chất và tinh thần để mình làm tiếp những cái sau.

Còn nếu bạn đặt mục tiêu nó lớn quá thì ở thời điểm đó mình không đủ tầm và vì mình không đủ tầm nên mình không đạt được chính vì vậy nên có thể mình sẽ thiếu động lực.

Chị Huyền Trang:

Đúng rồi! Dù mình thấy vui với những cái nhỏ nhưng mà vui vừa thôi, đừng vui quá. Tại vì thực ra đối với mình thì vui chứ đối với một tổ chức thì cái đó nó còn rất nhỏ thì cái đó nó chưa bao giờ là đủ.

Đó là lý do mà mình luôn phải đạt được và sẽ gom những chiến công nhỏ đó thành một cái danh mục lớn, cái nữa đó là mình áp lực đó là mình rất ngưỡng mộ cái bạn đã hướng dẫn cho mình, mình rất muốn được như bạn ấy, xong rồi đến khi nhờ anh sếp thì ảnh mới chỉ ra cho mình đó là mình có những thế mạnh mà bạn đó không có. 

Không nhất thiết mình phải giống bạn đó, mình có cái của riêng mình và phát huy những cái thế mạnh của mình để cũng có thể đạt được những chiến công nhỏ chứ không nhất thiết làm lại như những người khác.

Anh Randy:

Nghĩa là mình cần phải tìm ra cho mình những lợi thế, những điểm mạnh của riêng mình dể mình thúc đẩy nó chứ không nhất thiết phải copy giống như một bạn khác dù tính chất công việc nó tương tự.

Vậy mình có cần tìm điểm yếu của mình hay không?

Chị Huyền Trang:

Có chứ, thật ra là cả mạnh và yếu đều phải biết. Ví dụ như mình sẽ biết đó là mình không có thế mạnh đó là việc ngoại giao quá nhiều hay là phải đi…

Dĩ nhiên công việc của mình đó là quan hệ khách hàng, thì những cái bước đầu đa số sẽ qua điện thoại, qua email, qua trao đổi, qua những cuộc họp hơn là những buổi đi ăn hay nói chuyện thân mật. Nên là mình sẽ hướng mình chuyên nghiệp trong những thứ mà mình làm.

Ví dụ mình có thế mạnh là tiếng Anh và mình từng là giáo viên nên mình có thể giỏi để giao tiếp và thuyết trình nên mình sẽ làm thêm những mảng như vậy.

Anh Randy:

Mình ưu tiên làm những việc mà mình có lợi thế hơn?

Chị Huyền Trang:

Đúng vậy, mình ưu tiên làm những cái mình thích và đánh mạnh hơn những cái mình giỏi nhưng vẫn phải cố gắng để hoàn thiện, cải thiện những cái còn yếu chứ không là sẽ không phù hợp với yêu cầu công việc.

Anh Randy:

Nghĩa là mình phải tập trung, tập trung vào những thứ mà mình cho rằng mình có lợi thế hoặc mình đang làm được. Đồng thời cũng không được bỏ quên những thứ mình chưa làm tốt.

Đây là một gợi ý cho các bạn, vì trong thực tế là ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu, ai cũng có những điểm hạn chế. Nếu mình cứ so ngang hoặc mình nhìn vào những người đã đạt thành công, đó cũng là cách hay để mình xác định được cái điểm tương lai của mình chứ không phải điểm hiện tại của mình.

Nhưng mà cái cách để mình đi đến cái điểm tương lai của mình thì đó là những cái cách khác với cái cách mà người đó đạt được. Thành ra là mình sẽ không bị so sánh về cái kinh nghiệm, cái hành trình mà người kia trải qua. Mình không bị áp lực đó, mà mình so sánh cái tốc độ phát triển của mình, của bản thân mình.

Của tôi ngày hôm nay so với ngày trước, tôi tìm ra được điểm gì mạnh cho tôi và tôi có thể thúc đẩy nó hay không hay tôi cong thiếu sót những điểm nào kém cỏi hơn so với bạn khác. Hoặc so với tôi đang làm ở thời điểm này, phải không? 

Chị Huyền Trang:

Đúng, cái đó là đúng. Với lại thật ra con đường của mỗi người nó cũng khác nhau, giống như hồi nãy…

Thật ra với những gì mà các bạn đã có của công việc trước, không phải là nó trở thành số 0 cho công việc hiện tại. 

Thứ nhất là những kiến thức mà mình đã có và trong quá trình giảng dạy hay trong đào tạo thì mình cũng tăng thêm được nhiều kỹ năng. Về giao tiếp, về thuyết trình, về trao đổi quan niệm và còn nữa đó là những kiến thức không bao giờ mất.

Kiến thức và kinh nghiệm nó sẽ là của mình, các bạn hãy nhớ là không có cái gì để mất cả. Những gì mà các bạn đã học ở ngày nào, sau này sẽ có những tương lai bạn sẽ cảm ơn ngày hôm nay. 

Anh Randy:

Vậy thì mình có thể tóm tắt lại một chút xíu, đó là: thực tế kinh nghiệm để đạt được thành công của mỗi người là khác nhau và con đường cũng có thể sẽ chọn lựa khác nhau.

Qua buổi trao đổi hôm nay với Trang thì Randy muốn các bạn có thể hiểu được mà mình có thể học được cái cách mà người ta đã chọn lựa, để mình có thể tìm ra được cái sự chọn lựa cho mình, thời điểm khi nào mình nên nắm bắt cơ hội, hoặc tìm ra cho mình trong một cái khoảng thời gian mà mình trải nghiệm công việc đó.

Đâu là điểm mạnh của mình, đâu là điểm hạn chế của mình để mình biết mà mình cải thiện cái điểm mạnh của mình cho nó vượt trội hơn,  có lợi thế hơn nhằm tạo ra được một mục tiêu. Đồng thời cũng không được quên và kiểm soát điểm hạn chế của mình để nó không gây cho mình nhiều vấn đề sự cố, nhưng trong quá trình đó mình phải luôn kiên trì.

Nếu trong quá trình mình làm mà có bạn đồng hành thì điều đó cực kỳ may mắn và nếu như có những người chia sẻ cho các bạn thông tin, những kinh nghiệm mà người đó trải qua trước đó thì điều đó cực kỳ quý giá, đó là lý do mà Randy mời bạn Trang đến chia sẻ kinh nghiệm của bạn về cái cách làm việc, kinh nghiệm làm việc và sự chuyển đổi kinh nghiệm của bạn Trang. Từ đó các bạn có thể hiểu thêm và học được những kinh nghiệm từ bạn Trang.

Đến đây thì thời lượng của chương trình nó hết rồi. Vậy thì Randy và các bạn cảm ơn bạn Trang đã dành thời gian cho chương trình khách mời của Detailing và xin hẹn với các bạn nếu có cơ hội và nếu bạn muốn lắng nghe tiếp những chia sẻ của bạn Trang thì có thể để lại bình luận bên dưới.

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn. 

Chị Huyền Trang:

Xin chào các bạn. 

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top