Chúng ta đều mong muốn bản thân mình được công nhận và phát triển hơn mỗi ngày nhưng ta vẫn còn vướng trong trạng thái chưa biết cách để tạo dựng uy tín cho riêng bản thân mình?
Trong EPS 82 này anh Randy sẽ gợi ý cho các bạn về cách để có thể tự xây dựng uy tín cho bản thân, cùng lắng nghe những chia sẻ của anh Randy là “Tại sao, chúng ta lại cần phải có uy tín trong ngành Detailing” và người khác nhìn nhận một người có uy tín là như thế nào.
Hãy lắng nghe các EPS của series Ask Randy để có thể phát triển bản thân của mình hơn mỗi ngày, đặc biệt là những bạn đang quan tâm hoặc những bạn đang theo đuổi nghề Detailing.
Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam
TÓM TẮT NỘI DUNG
(0:10) – Phần giới thiệu
(0:36) – Uy tín là gì?
(4:25) – Khi nào thì người ta đánh giá và nhìn nhận mình có phải người có uy tín hay không?
(4:58) – Chúng ta phải làm gì nếu muốn xây dựng uy tín trong ngành Detailing?
(10:19) – Chúng ta cần có một thái độ như thế nào để người khác nhìn nhận là một người có uy tín?
(17:42) – Phần kết
Nội dung
Olivia:
Chào mừng mọi người đã đến với kênh Podcast của Detailing VietNam, rất vui vì được gặp lại các bạn trong chuỗi Seri Podcast Ask Randy này và người đồng hành cùng chúng ta trong mỗi số Podcast là anh Randy – Giám đốc đào tạo tại Detailing VietNam .
Dạ em chào anh.
Anh Randy:
Chào Olivia, chào các bạn.
Olivia:
Dạ, trong số Episode 80 vừa rồi với chủ đề là Xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành Detailing thì mình và anh Randy có nhắc đến việc tạo dựng uy tín để xây dựng thương hiệu cá nhân.
Và hôm nay thì em muốn mang chủ đề này đến, để anh có thể chia sẻ rõ hơn về uy tín trong ngành Detailing và cách để xây dựng nó một cách hoàn hảo.
Bây giờ thì em nghĩ là mình sẽ bắt đầu với những câu hỏi đơn giản trước và cho em hỏi anh là: Theo anh uy tín là gì và những tín hiệu nào để anh có thể nhận biết được là người đó có uy tín hay không?
Anh Randy:
Thực ra nếu ở các ngành khác nhau thì nó khác nhau lắm nha các bạn, tuy nhiên nếu các bạn hỏi anh về uy tín trong ngành Detailing, thì đáng lẽ ra anh sẽ hỏi lại bạn cái câu đầu tiên là bạn muốn có uy tín gì, uy tín như thế nào trong ngành Detailing thì mới biết mà trả lời cho bạn được.
Còn về uy tín trong ngành Detailing mà hầu hết các bạn thường hay hỏi anh và anh cũng thường thấy là các bạn muốn có một chỗ đứng trong ngành Detailing, nói cách khác bạn xây dựng cái hình ảnh mà hình ảnh đó, cộng đồng Detailing nhìn nhận bạn, đánh giá bạn và chấp nhận bạn là như vậy không phải đến từ việc bạn muốn bạn như thế nào. Mà đó là cách mà những người xung quanh bạn đang nhìn nhận, đánh giá bạn và nhận định bạn như vậy.
Lấy ví dụ, rất nhiều bạn muốn trở thành một ký thuật viên giỏi thì bạn muốn xây dựng hình ảnh, uy tín của bạn là một ký thuật viên giỏi để bạn có thể làm công việc đó được tốt hơn, các Workshop tin tưởng bạn hơn những đồng nghiệp tin tưởng bạ hơn, bạn muốn uy tín của bạn là người kỹ thuật viên giỏi.
Tuy nhiên, cái đó là cái bạn muốn và cái bạn muốn có thể là không giống với cái người khác nghĩ về bạn và cũng có thể khác xa với việc người khác nhìn nhận và đánh giá bạn.
Bạn muốn xây dựng bạn là một người kỹ thuật viên có uy tín, tuy nhiên là cái cách bạn làm việc hằng ngày ở trong Workshop, cách bạn cư xử với đồng đội của bạn ở Workshop, cách bạn thể hiện ra với những người ngoài Workshop, với những người làm Detailing, với khách hàng của bạn.
Bạn có thể hiện gì chưa? Nếu bạn không thể hiện, không ai biết bạn là ai cả. Không biết thì người ta không thể nhớ được bạn nữa, chứ nói gì là biết bạn có uy tín hay không có uy tín.
Tiếp theo là bạn nói là bạn muốn làm một kỹ thuật viên có uy tín, nhưng mà bạn đi làm trễ, đi trễ, về sớm, như vậy có phải là một kỹ thuật viên uy tín hay không?
Olivia:
Dạ không ạ.
Anh Randy:
Thì những việc khác có thể không liên quan đến việc bạn làm chiếc xe. Kỹ thuật viên là người làm nên chiếc xe. Vậy không phải do bạn làm nên chiếc xe nhưng người khác cũng được quyền đánh giá về bạn.
Đúng không em?
Olivia:
Dạ đúng ạ.
Anh Randy:
Vậy thì đừng có nghĩ chỉ khi bạn làm nên chiếc xe thì người ta mới nghĩ và nhìn nhận rằng bạn có uy tín hay không có uy tín. Những thứ khác và nhiều thứ xung quanh, người ta đều được quyền đánh giá bạn.
Thông qua không chỉ việc bạn muốn mà tất cả mọi việc xung quanh, người ta nhìn nhận, người ta đánh giá và người ta có định kiến với bạn. Thì cái đó, cái nhìn nhận của người ta đánh giá về bạn thì đó là uy tín và thương hiệu của bạn.
Olivia:
Vậy anh cho em hỏi là đối với trong lĩnh vực Detailing thì chúng ta nên xây dựng uy tín như thế nào để có thể vừa thu hút khách hàng mà vừa có chỗ đứng trong ngành?
Anh Randy:
Những cái mục đích khác nhau là mình sẽ có cách làm khác nhau. Các câu hỏi mà các bạn đặt ra nhìn nó có vẻ đơn giản nhưng thật ra nó có nhiều hương đi, cũng như nó đòi hỏi rất nhiều thời gian mà thời gian tính bằng năm, tháng chứ không phải tính bằng vài ngày để mà bạn có được một định hướng trả lời đơn giản như bạn vừa đặt ra cho anh đâu.
Vậy thì cái này đòi hỏi các bạn rất là cam kết, rất là kiên trì và duy trì về kỷ luật rất là cao, tuy nhiên đầu tiên anh nghĩ ở trong Episode này anh nghĩ anh có thể giúp các bạn định hướng.
Trước khi mà muốn biết được làm nó như thế nào thì mình phải định hướng là làm cái đó có nên hay không đã, với người ta thì người ta làm như thế nào đã có những cách làm gì và với mình thì mình làm như thế nào thì đã hết nội dung của Episode này rồi.
Chứ anh không nghĩ là chỉ trong một vài ba phút mà các bạn nghe và bạn làm nó ra kết quả ngay đâu, không có thứ gì ra kết quả ngay cả.
Vậy thì ở mà cấp độ các bạn khi đặt câu hỏi này thì hầu hết các bạn chưa hiểu chính xác uy tín và thương hiệu nó là cái gì.
Uy tín thì như hồi nãy anh vừa mới nói là hình ảnh của các bạn mà được người khác, những người xung quanh bạn, những đồng nghiệp của bạn, những đối tác, khách hàng của bạn và cộng đồng của ngành Detailing nhìn nhận, ghi nhận và hiểu về bạn theo cách đó. Hiểu đơn giản là như vậy.
Vậy khi mà bạn muốn xây dựng uy tín của bạn thì bạn phải xác định rõ mục đích của bạn muốn xây dựng uy tín đó để làm gì và một câu nữa mà anh nghĩ các bạn cũng cần phải suy xét đó là, bạn cần xây dựng uy tín thì mình thường vẽ ra những thứ hay ho đẹp đẽ, lý tưởng.
Trong thực tế bạn có phải là con người như vậy hay không và nếu bạn không như vậy được thì tất cả những thứ đó, bạn không thể làm được, bởi vì nó không phải là con người của bạn, nó giống như chiếc áo vậy đó, mà chiếc áo đó nó không phải là cái size của bạn, nó không dành cho bạn mà nó dành cho người khác.
Anh cho rằng về mặc định hướng, chúng ta đều định hương sai lầm. Nó phải đi từ bước đầu tiên đó là hiểu rõ về bản thân mình, tôi đang làm công việc gì, tôi có những tố chất gì những tính cách gì, tối có những kỹ năng gì và tôi muốn thay đổi những cái đang có đó như thế nào.
Trước khi vẽ ra mẫu người lý tưởng, mình phải cải thiện cái đó thì mình mới làm được. Chứ bạn đang là một mẫu người thế này mà bạn vẽ ra uy tín thế kia thì ngay đầu tiên là không thể làm được vì nó không có liên quan gì tới nhau cả để mà làm.
Đó là về mặt đầu tiên thì định hướng đã, vậy thì mình phải xem xét xem mình đang có lợi thế gì. Ví dụ bạn đang làm kỹ thuật viên, bạn đang làm về Detailing, bạn đang làm xe thì cái uy tín mà bạn có thể xây dựng được, anh cho rằng nó gần gũi với các bạn và các bạn có thể làm được ngay đó là hãy là một người kỹ thuật viên chỉnh chu, là một người kỹ thuật viên có tâm huyết, có đam mê và sở thích với nghề.
Trước khi muốn đi nhiều hơn thế nữa, vì càng nhiều hơn những thứ mà bạn muốn có nghĩa là cái hình ảnh uy tín của bạn nó càng được vẽ thêm nhiều nét mà mỗi một nét, một vài tháng, một vài năm thì mới chỉ chấm phá được vài cái đốm mực thôi các bạn.
Chứ không phải là một ngày hôm nay bạn ấn máy tính là nó ra cái hình ảnh đó đâu, không phải như vậy đâu.
Anh lấy ví dụ cho các bạn, về Detailing anh tham gia nghề này ngót nghét cũng được chục năm rồi, vậy riêng việc giảng dạy cho các bạn cũng 8 9 năm rồi. Đó là chưa kể những lúc trước đây anh tìm hiểu, trước đây thì không tính vậy thì xây dựng uy tín như thế nào để mà gần gũi với các bạn anh sẽ chia sẻ cho các bạn.
Đầu tiên anh cũng giống như các bạn là anh cảm thấy thích với ngành Detailing. Khi mà mình vào làm thì cái việc mình thích mình mới có nhiều động lực để làm. Dĩ nhiên ở thời điểm ban đầu không ai làm việc đó được tốt cả và khi mà tay nghề của mình ngày càng được nâng cao thì mình sẽ thấy những lịch sử những quá khứ của mình nó cực kỳ là vớ vẩn luôn các bạn.
Tuy nhiên đó là việc bình thường vì trong chu trình của mình thì ai cũng thăng tiến đi từ thấp lên cao. Quan trọng nhất anh nói với các bạn và những người làm Detailing mà anh biết thường những thời kỳ đầu thì bây giờ người ta không làm nữa vì chỉ việc duy trì đến thời điểm hiện tại thì cũng là một cái khó rồi. Mà anh thấy thì nó cũng khá khó.
Vậy bạn nói là bạn thích với nghề, bạn thích bạn đam mê với nghề câu này tất cả các bạn khi tham gia vào khóa học của anh, anh đều hỏi các bạn đều trả lời với anh rất là mạnh mẽ.
Em rất là đam mê, em sống chết với nghề, em không bao giờ từ bỏ đam mê và em sẽ chơi với nghề này tới già….
Anh không thấy mấy bạn ấy sống trên 2 năm, nhièu khi là chưa tới 1 năm nữa vì các bạn khống có cam kết, không có kỷ luật các bạn nói là các bạn thích với nghề mà vào làm bạn thấy xe mà nó cực quá là bạn nản rồi, bạn mới làm được một phần cái xe là bạn thấy bạn mệt rồi. Bạn đi làm hôm nay đến việc đi học là đơn giản nhất thôi mà bạn đi trễ, về sớm, kêu ra thực hành thì né tới, né lui. Không thể nào mà trở thành một kỷ thuật viên được, chứ đừng có nói một kỹ thuật viên uy tín.
Mình phải thể hiện cái thái độ của mình với công việc đó có đúng như mình muốn hay không, cái thái độ là cái gì, cái thái độ là cái cách mà bạn đi học, bạn tìm hiểu nghề, bạn làm nghề. Bạn đi học là để cho bản thân bạn mà, chứ đâu phải cho người khác đâu.
Nếu mà vào công việc để giúp cho cái năng lực về làm xe của bạn, chuyên môn về làm xe của bạn thay đổi lên. Mà bạn còn “nhát” đến như vậy, bạn còn thiếu tập trung đến như vậy thì sao bạn được và bạn không bao giờ có uy tín.
Anh trả lời thẳng thắn cho các bạn luôn, vậy thì việc đầu tiên là mình phải kiên trì để mà mình làm tới việc đó nó đến một mức độ, một cái ngưỡng có thể chấp nhận được đã. Để lúc đó, cái trạng thái, cái năng lực của bạn nó khác đi và những người xung quanh nhìn nhận, ghi nhận bạn là dù có xuất phát điểm mà nó thấp, hay bạn chưa biết nghề nhưng rất nỗ lực và chuyên cần những điểm đó anh cho rằng rất quan trọng khi bạn mới vào nghề.
Khi mà các bạn mới vào nghề, tay nghề của bạn còn kém lắm và mọi người đều kém như nhau, chuyện này bình thường nhưng mà khi đi ra làm bạn phải cho cái chỗ mà bạn làm, cái chỗ mà người ta nhận bạn vào làm thấy là: ” Có thể là thời điểm em đến với anh cái chuyên môn em chưa có tay nghề em còn non, kinh nghiệm em còn yếu, nhưng em rất sẵn sàng làm, anh cứ giao việc em làm”.
Thái độ tích cực và cầu thị thì người ta mới cho thêm cơ hội mà cho thêm cơ hội bằng cách nào? Cho thêm việc mấy bạn, giao thêm việc cho các bạn, để các bạn thông qua cơ hội đó mà bạn thay đổi chuyên môn của bạn.
Chứ bạn vào làm mà chủ shop cho thêm việc, các bạn lại nói: “Trời ơi, lại cho thêm việc nữa rồi.” Vậy là bạn đâu có muốn đi làm, mà bạn không muốn đi làm mà bạn nói là bạn thích làm xe, nó có mâu thuẫn không? Rất là mâu thuẫn luôn.
Bạn bảo là bạn thích làm xe, mà đến khi mà bạn được vào làm xe thì bạn lại né, hai thứ đó cực kỳ mâu thuẫn và chủ shop nhìn thấy ngay và luôn các bạn và những người đã vào làm trước bạn hay cái tập thể đó, người ta cũng nhìn được vậy.
Nếu bạn nói bạn thích mà người ta kêu bạn vào làm, bạn né thì bạn có thích không? KHÔNG.
Vậy người ta có muốn làm với bạn không? KHÔNG.
Mà trong chỗ Workshop đó, bạn mới vào làm thì tay nghề yếu nhất của cái shop đó chính là ai? CHÍNH LÀ BẠN. Bạn cần cho thêm cơ hội, cần những người xung quanh giúp đỡ để bạn thay đổi lên, mà bạn có muốn làm đâu, vậy không lẽ chủ shop phải ra năn nỉ bạn làm à, những anh em khác cũng ra năn nỉ bạn làm để làm gì?
Người ta phải lo làm để người ta thay đổi bản thân kiếm thêm thu nhập chứ, rồi người ta còn cải thiện thêm những thứ khác năm bắt thêm cơ hội chứ, đâu có ai lo mà đi thay đổi cuộc đời của bạn.
Vậy thì khi mà cái thái độ với công việc của mình nó chưa có thì người khác nhìn nhận bạn là làm biếng, là nhát việc, là không muốn thay đổi, thì cái đó đúng hay sai nó không quan trọng. Nhưng nó cũng phản ánh một phần và nếu mà hồi nãy anh có dùng cái từ định kiến á các bạn.
Thì ngay từ đầu nếu ấn tượng của người ta như thế với bạn để thay đổi cái định kiến đó nó rất là cực khổ và rất là mất nhiều thời gian hơn là bạn tốt ngay ban đầu thì cái uy tín bạn lúc đó nó bị âm, nó bị dưới số 0.
Đáng lẽ ra nếu bạn nhận thức tốt, bạn hiểu được những cái như anh vừa mới nói thì ngay từ đầu bạn có thể xuất phát từ con số 0, nhưng vì bạn hiểu sai. Anh cho rằng hầu hết các bạn hiểu sai, không có định hướng nên các bạn có những cái hành vi và những cách cư xử nó không được tốt.
Thì xuất phát điểm của bạn nó bị âm, nó dưới số 0 và lúc đó rõ ràng bạn thua thiệt rất nhiều người để xây dựng uy tín cho bạn, vì bạn đi từ con số âm đi lên, mất một thời gian nó mới về số 0 mà.
Cũng như bạn bỏ lỡ những cơ hội, để bạn thay đổi nhanh chóng. Ở đây anh chỉ quan tâm đến khi bạn bỏ lỡ cái điểm xuất phát, bạn xây dựng những uy tín, nó không được tốt như vậy.
Bạn xuất phát từ con số âm chắc chắn sau một thời gian bạn vẫn có thể lên được con số 0, rồi dương.
Tuy nhiên, bạn bị trễ, bạn bị chậm, bạn bị muộn hơn so với bạn dự kiến. Mà nó cực khổ lắm mấy bạn, nếu bạn ở trong ngành bạn sẽ thấy là, trong ngành chắc chắn sẽ biết nhau, dù là ngành nào cũng vậy.
Và ngành Detailing, khi uy tín và hình ảnh của bạn ở một nơi mà nó kém như thế, anh nói cho bạn nghe thực tế xung quanh ai cũng biết cả. Vì thực tế xung quanh ai cũng có mối quan hệ với nhau.
Và người ta không có nhận bạn đâu, nếu như vậy thì rất khó để tồn tại trong nghề chứ đừng có nói là phát triển hơn nữa.
Olivia:
Qua những điều mà anh Randy vừa chia sẻ thì mình cảm thấy là xây dựng uy tín nó bao gồm cả quá trình từ khi bạn học cho đến khi bạn đi làm và trong khoảng thời gian đó thì bạn nên tạo cho người khác được sự tin tưởng.
Nó nằm ở thái độ làm việc chuyên nghiệp, đi đúng giờ và làm việc có quy trình, luôn giữ lời hứa, biết lắng nghe, trung thực và đặc biệt là bạn nên làm nhiều hơn là nói.
Cảm ơn anh Randy với những chia sẻ vô cùng bổ ích, qua tập Episode tuần này, hi vọng các bạn có thể tự tạo dựng nên uy tín cho bản thân và đừng quên gửi những câu hỏi, những khúc mắt về cho chúng tôi.
Nếu như bạn đang cần một lời giải đáp hay một lời khuyên nào nha, hẹn gặp lại mọi người trong số Episode tiếp theo của Detailing VietNam vào 19h00 tối thứ năm hằng tuần.
Xin chào và hẹn gặp lại.
Anh Randy:
Hẹn gặp lại các bạn ở số Episode sau.
Fanpage Detailing Vietnam
Detailing Vietnam
Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy
Detailing Vietnam
Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing
Detailing Vietnam
Cộng đồng học detailing online
Detailing Vietnam