
Chúng ta mong muốn được phát triển bản thân nhưng trong quá trình làm nghề có quá nhiều sự cạnh tranh, vậy làm sao để ta biết được cạnh tranh nào có lợi còn cạnh tranh nào thì có hại?
Trong EPS 85 này, anh Randy sẽ chia sẻ cho các bạn về sự cạnh tranh giữa những người trong ngành Detailing. Song song với đó, không chỉ bản thân mình có thể nhận ra, khắc phục những sai sót trong trong quá trình học nghề và làm nghề để có được một bước đệm trong ngành Detailing.
Hãy lắng nghe các EPS của Series Ask Randy để có thể lắng nghe được nhiều những chia sẻ, cũng như kinh nghiệm trong quá trình làm nghề Detailing để có thể phát triển bản thân mình hơn nữa.
Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam
TÓM TẮT NỘI DUNG
(0:10) – Phần giới thiệu
(0:48) – Cạnh tranh giữa những người trong ngành sẽ xảy ra vào lúc nào?
(2:01) – Ngại chia sẻ kinh nghiệm có phải là “ích kỷ”?
(5:46) – Đừng ngần ngại hãy hỏi những điều mà mình chưa biết.
(8:55) – Nhiều bạn kỹ thuật viên vẫn có chung một điểm hạn chế
(19:29) – Người có nghề thì đừng lo bị mất nghề
(21:46) – Phần kết
Nội dung
Olivia:
Chào mừng mọi người đã đến với kênh Podcast Detailing VietNam, rất vui vì được gặp lại các bạn trong chuỗi Seri Podcast Ask Randy này.
Và chủ đề hôm nay của chúng ta đó chính là: “Sự cạnh tranh trong ngành, liệu có phải là vật cản khiến cho mọi người ngại chia sẻ kinh nghiệm với nhau.”
Đồng hành cùng chúng ta không thể thiếu anh Randy, dạ em chào anh ạ.
Anh Randy:
Chào Olivia, chào các bạn.
Olivia:
Hôm nay em mang đến anh một chủ đề có thể nó hơi khó nhằn một xíu, đây cũng có thể là vấn đề mà người ta sẽ lãng tránh mỗi khi nhắc đến.
Dạ và câu hỏi đầu tiên đến từ một bạn tên T bạn muốn hỏi anh là: “Theo anh sự cạnh tranh giữa những người trong ngành nó sẽ xảy ra vào lúc nào ạ.”
Anh Randy:
Cạnh tranh trong Detailing nó xảy ra lúc nào á hả?
Anh cho rằng sự cạnh tranh lúc nào nó cũng có tồn tại hết, kể cả khi em đang làm ở đâu và đang làm với ai. Thì tất cả mọi thứ đều phải cạnh tranh thì mới tồn tại được.
Chẳng qua là bạn T này đang làm việc với vị trí gì, với công việc gì và bạn cảm thấy bị áp lực hoặc bị cạnh tranh về việc gì cụ thể thôi.
Anh cho rằng khi đi làm dù bất cứ việc gì, bất cứ vị trí nào cũng cạnh tranh cả. Kể cả em đi làm cho chính bản thân em hay em đi làm cho bất cứ cái gì đều có cạnh tranh mà chứ nếu không thì làm sao mà tồn tại được.
Olivia:
Theo em được biết, bạn T này đang làm Kỹ thuật viên tại một xưởng dịch vụ, thì bạn muốn hỏi anh về sự cạnh tranh giữa các kỹ thuật viên trong ngành.
Anh Randy:
Vậy chính xác cái vấn đề bạn T này đang quan tâm là gì vậy Olivia.
Olivia:
Dạ bạn đang quan tâm đến việc là những người khi mà tham gia cùng một ngành nghề thì các bạn thường sẽ có xu hướng là ngại chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Thì theo anh ngại chia sẻ kinh nghiệm thì nó có được xem là ích kỷ không ạ?
Anh Randy:
Rồi, anh hiểu rồi. Có nghĩa là khi mà mình đi làm ở trong một cái môi trường Workshop thì có nhiều kỹ thuật viên với nhau.
Việc mình làm chung với nhau nó sẽ có nhiều va chạm, có thể có nhiều điểm đồng điệu nhưng cũng có nhiều điểm xung đột vì mình làm chung mà.
Một số thứ nó sẽ bị chồng lấn lên nhiệm vụ, cũng có thể là do phân công, cũng có thể từ người quản lý hay cách thức vận hành tại Workshop, hay là cái cách thức làm việc của từng cá nhân khác nhau.
Có nghĩa là mỗi người sẽ có một cách thức, nguyên tắc làm việc khác nhau và khi phối hợp với nhau thì chưa chắc nhiều bạn có thể quen với kỹ năng làm việc nhóm. Bên cạnh đó về phân công công việc ở trong tập thể nó cũng có nhiều vấn đề.
Vậy giả sử cái tình huống mà bạn đang hỏi thì anh cho rằng hầu hết bạn là kỹ thuật viên và những khác xung quanh bạn là kỹ thuật viên thì khi vào làm xe thì dĩ nhiên có cái mình biết, có cái người khác biết mà mình không biết, đúng không?
Olivia:
Dạ
Anh Randy:
Vậy thì nó sẽ xảy ra cái gì? Giả sử cái này tôi không biết mà tôi muốn làm hoặc tôi được quản lý yêu cầu làm hoặc tôi phải làm, thì sao?
Mà trong lúc đó nếu tập thể này không ai biết thì nó kém quá, vậy thì phải xem lại quản lý ha. Còn trường hợp mà, trong tập thể mà người nào cũng biết thì người ta biết mà mình không biết thì nó sẽ cư xử thế nào?
Có phải là anh nói thế này đã đúng với tình huống mà bạn kỹ thuật viên này đang hỏi em không?
Olivia:
Dạ đúng rồi ạ.
Anh Randy:
Việc đầu tiên anh cho rằng trước khi mình nhận định là có cạnh tranh hay ích kỷ không á, thì mình phải thấy. Trong bất kỳ công việc gì anh cho rằng thái độ cầu thị và hỗ trợ lẫn nhau nó sẽ giúp cho tập thể đi lên được tốt. Đây là cách nhìn nhận của anh, ở chỗ các bạn khác như thế nào thì anh không biết.
Anh luôn đề cao cái tinh thần tập thể vì anh cho rằng môn Detailing nó là môn làm việc đội nhóm.
Dĩ nhiên không có nghĩa là bạn không làm việc độc lập được, tất cả các bạn đều phải biết làm việc độc lập.
Tuy nhiên nếu mình biết phối hợp với nhau và mình phát huy thế mạnh của bản thân và thế mạnh của tập thể thì mình sẽ làm điều đó được nhanh hơn, điều đó được hiệu quả hơn, được hiệu suất cao hơn và vui hơn các bạn. Khách cũng vui nữa và bạn kiếm được nhiều tiền hơn.
Bạn nào vào làm nghề một thời gian, 1 2 năm thì bạn sẽ thấy điều đó rất rõ ràng, một tập thể mạnh làm việc cự kỳ hiệu suất, kiếm rất nhiều tiền mà lại rất vui nha các bạn, làm rất tuyệt vời. Ra về, chơi.
Vậy làm thế nào để xây dựng được đội nhóm như vậy mà vẫn đủ sức để cạnh tranh nội bộ với nhau mà theo một hướng tích cực để đi lên chứ không có ỷ lại nhau?
Vậy thì việc đầu tiên, anh nghĩ là mình nên cởi mở, anh cũng có rất nhiều cái không biết nên cái các bạn hỏi cái nào anh biết anh mới trả lời. Và anh trả lời với nhiều góc nhìn khác nhau, chứ không trả lời đúng sai.
Vì góc nhìn của anh có thể khác các bạn. Đầu tiên là mình phải cởi mở đã, cái mà mình không biết thì đầu tiên anh cho rằng các bạn nên làm đó là: Hỏi.
Hỏi xem, bạn ơi, anh ơi, trong cái việc này mình nên làm sao. Mình có miệng mà, mình có thể hỏi được, hỏi đâu có mất gì đâu.
Các bạn bây giờ anh thấy rất nhiều bạn ngại, ngại hỏi. Mà ngại hỏi thật ra là những người lớn hơn người ta gọi là giấu dốt á các bạn. Còn anh cho rằng các bạn ngại hỏi vì sợ người khác nhìn nhận, đánh giá mình.
Ai cũng đi lên từ không biết cả, vậy cái gì mình không biết thì mình phải hỏi, cái gì mình không biết thì mình hỏi. Hỏi để mình tốt lên mà, mà mình tốt hơn thì cái tập thể của mình cũng được hưởng lợi từ cái việc đó. Đúng không?
Olivia:
Dạ.
Anh Randy:
Vậy thì có gì đâu mà không hỏi, hỏi ngay, hỏi sớm. Nhưng cái cách hỏi của bạn rất là quan trọng.
Hỏi để làm sao mà nó thuận tiện cho người ta trả lời, cái giờ giấc mà người ta có thể trả lời được, trong lúc làm.
Chứ không phải hỏi để người ta vào làm luôn cho mình, như thế thì không chơi được đâu. Làm thay thì không chơi được đâu, như thế thì người ta sẽ không chơi với mình ngay.
Mình chưa biết mình yếu nhất, nên mình phải sẵn sàng hỗ trợ những việc khác mà khi tập thể cần, tới việc mình cần thì tập thể mới hỗ trợ lại chứ. Cái đó gọi là có qua có lại, đó mấy bạn.
Vậy thì hôm nay bạn giúp tối thì ngày mai tôi giúp lại bạn. Vậy bạn muốn những người trong thể bạn giúp bạn thì bạn phải đi giúp họ trước chứ.
Bạn giúp họ những việc đơn giản, lặt vặt hỗ trợ cho họ thì khi bạn cần giúp đỡ thì họ mới giúp bạn chứ. Có qua có lại chứ, bạn đừng ngồi ở đó mà tính toán, tính toán là khi nào mà người ta giúp tôi thì tôi mới giúp lại hả.
Bạn mới vào xưởng, bạn đang cần người ta giúp, thực tế là bạn chả giúp được gì cho người ta cả nhưng mà ít nhiều gì thái độ lăn săn và cầu thị cũng thể hiện được một tí thì người ta còn quan tâm, chứ bạn mà có giá trị nhiều thì còn nói gì nữa.
Trường hợp mà bạn có giá trị nhiều mà bạn sợ cạnh tranh thì đó là việc khác, thì anh thấy không giống với câu hỏi của bạn này lắm.
Đầu tiên là việc đặt câu hỏi, hỏi đi, hỏi để mình vỡ ra xem cái gì mình biết, cái gì mình chưa biết, cái gì mình hiểu nhầm hay cái gì mình biết nhưng ở tình huống này mình không làm được. Hỏi.
Cái tiếp theo là trong quá trình làm việc, bạn kỹ thuật viên qua quan sát, anh thấy có một điểm lỗi. Là các bạn khi đi làm ít nói chuyện với nhau lắm, bạn cứ hì hục bạn làm, bạn cắm đầu bạn làm.
Mà trên cái xe đâu phải mình bạn làm không đâu, nên khi mà mình làm mà mình không có thông tin, mình không giao tiếp, mình không nói chuyện với nhau thì kỹ năng giao tiếp của mình nó kém lắm.
Bạn nói người ta không hiểu bạn nói gì cả, bạn cứ mở miệng ra là bạn lắp bắp, ú ớ. Nói không có ai hiểu được là bạn muốn nói cái gì.
Dần dần như vậy là bạn không có kỹ năng giao tiếp luôn, không nói chuyện được. Mà bạn không nói chuyện được thì mình không có giống như một người bình thường mấy bạn ạ.
Mình phải giống như một người bình thường trong lúc làm việc em làm tới đây, anh làm tới đâu, rồi mình phải chia cái này ra sao. Mình phải giao tiếp, mình phải chia sẻ, mình thỏa thuận, mình đồng lòng với nhau, tôi làm việc này, bạn làm việc kia.
Mình phải giao tiếp liên tục, truyền thông tin liên tục thì lúc đó mình cập nhật được việc bạn đang làm và tôi đang làm, lấy ví dụ trong làm Detailing lúc rửa xe hay có những chuyện thú vị lắm các bạn. Rửa xe thì cái người mà xịt áp lực lên cái xe để làm sạch thì nó sịt lên cả mấy người còn lại, là vì nó không có thông tin với nhau. Tôi sịt cái này thì ai sịt quanh nó, kể cả khách ngồi ở đó thì nó cũng sịt toe toét luôn.
Là vì sao? Là vì nó không quan sát tới ai cả, không có để ý và cũng không nhìn xem có ai đang làm chung với mình, hay họ làm tới đâu hay không, nó cứ nhắm mắt mà nó sịt.
Nên mới có nhiều tình huống mà dở khóc, dở cười. Hay đem ra làm troll trên mạng là rửa xe phải mặc áo mưa đó.
Là đồng đội mình nó chỉ phá mình thôi, chứ nó không có giúp được gì cả. Nó sịt cái xe, nó sịt ướt luôn cả mình để mình phải mặc áo mưa. Đấy, đấy là hình ảnh vui.
Nhưng mà thông qua đó bạn biết gì không? Nó để lại sự khó chịu, khó chiuij khi mình không giao tiếp hoặc nó để lại các sự cố, nghĩa là mình phối hợp với nhau mà nó không được ổn thỏa.
Bạn tưởng tượng đi, khi đang rửa xe mà bạn bị bạn bè sịt ướt, thực tế thì nhiều khi người ta không cố ý, nhưng người mình ướt mình rất là khó chịu mấy bạn. Mình làm việc cả ngày mà người mình ướt, em tưởng tượng khi mà mình ướt cái áo mà mình phải chịu trận nguyên một ngày đó, thì nếu là Olivia, Olivia có nghĩ là nó thoải mái không.
Olivia:
Dạ không ạ, nó hơi khó chịu một xíu.
Anh Randy:
Chưa kể là mình còn đổ mồ hôi nữa, mà nó còn làm mình ướt nữa. Và vô tình nó để lại một cái ấn tượng không được tốt. Mặc dù người kia có thể vô ý thôi, nhưng mà nhiều lần như vậy làm người ta sẽ suy nghĩ khác đi.
Rõ ràng là bạn có cái gì đó với tôi, nên bạn cứ xảy ra cái chuyện đó với tôi mãi. Và hai bên mâu thuẫn với nhau tiếp.
Đáng lẽ ra hai bên là đồng đội, là đối tác bắt tay với nhau, thì lại trở nên không muốn làm việc với nhau. Cho nên là nhiều khi bạn sai tôi để mặc cho bạn luôn. Hoặc tôi biết cái đó mà bạn không biết cái đó thì kệ bạn luôn.
Nhiều bạn giống như bạn T này đang hỏi thì gọi là cạnh tranh, nghĩa là tôi biết mà bạn không chỉ thì gọi là cạnh tranh. Thực tế không phải như vậy đâu, anh cho rằng nó không đến mức phải cạnh tranh khốc liệt như vậy đâu.
Anh cho rằng ở trong ngành Detailing, rất nhiều cơ hội và rất là cởi mở. Tuy nhiên, khi bạn như vậy thì người ta không giúp bạn, bạn nghĩ người ta cạnh tranh với bạn. Olivia có nghĩ là nó giống ở tình huống này không?
Olivia:
Dạ cũng giống ạ.
Anh Randy:
Đấy, “tiên cách chỉ hậu cách nhân” – có nghĩa là mình phải xem lại mình trước.
Thật ra là vì những bạn kỹ thuật viên ít giao tiếp, ít nói chuyện với giao, không có thông tin gì với nhau nên làm việc hay bị trầy trật, để lại cái cảm xúc tiêu cực. Thật ra cái cảm xúc tiêu cực nó cứ lấn át mình mãi trong lúc làm việc, thì không tập trung được, làm việc nó không hiệu quả.
Mà đã không hiệu quả thì toàn bộ tập thể và đội nhóm cũng bị ảnh hưởng lây luôn. Và rốt cuộc là khách hàng là người chịu cái kết quả kém, thì họ cũng đâu có vui. Thành ra họ đi chỗ khác thì bạn lại nghĩ là xưởng khác nó cạnh tranh với mình.
Không phải, vì bạn làm kém nên người ta đi thôi. Chứ người ta đâu có bảo là em ơi em thay đổi đi, em làm tốt hơn đi. Không có. Người ta có nhiều sự chọn lựa mà.
Thành ra bạn cứ nghĩ nó sai lệch thôi. Bước thứ hai là bước thông tin.
Một cái việc nữa mà anh nghĩ các bạn có thể nên cân nhắc, một việc thứ ba nữa đó là: anh nghĩ các bạn nên hòa đồng, hòa đồng và tham gia vào tập thể.
Ở một môi trường nào, một tập thể nào thì thật ra nó đều có những nguyên tắc, cũng có những văn hóa riêng và cách sinh hoạt riêng. Khi bạn vào trong tập thể đó bạn phải thích nghi, bạn phải hòa nhập và bạn là một phần của tập thể thì bạn mới tồn tại được.
Bạn không thể trở thành một người cô độc trong tập thể đó được, nếu bạn là một người cô độc thì tốt nhất bạn nên chọn môi trường khác để chọn cái văn hóa, cái xưởng nào mà nó phù hợp với mình.
Còn khi mình đã là một phần của tập thể thì mình phải hòa nhập với nó, hòa nhập nhưng không hòa tan.
Ngoài giờ làm việc mình cũng có thể giao lưu với nhau, giờ nghỉ hay giờ làm việc mình cũng có thể giao lưu với nhau, chứ không phải lúc làm xe thì cắm đầu vào làm rồi ngoài ra thì cầm cái điện thoại cắm mặt vào đó rồi làm sao mà trở thành đồng đội tốt được, làm sao trở thành những thành viên ăn ý với nhau được.
Lúc nào bạn cứ cầm khư khư cái điện thoại đó, thì chỗ đâu cho tập thể, chỗ đâu cho người khác lại chơi với bạn và dần như vậy người ta sẽ thấy bạn xa rời tập thể.
Mà bạn xa rời tập thể thì do bạn chọn, bởi vì hành vi của bạn, bởi vì hành động của bạn. Bởi vì con người là phải giao tiếp với nhau.
Đã không giao tiếp với nhau còn ngồi nhắn tin qua lại, cầm cái điện thoại rồi dính cái mặt vào điện thoại, cần cái gì cũng đi nhắn tin. Thành ra nếu xem kỹ lại các bạn sẽ thấy có nhiều câu hỏi nó rất là buồn cười với những người lớn tuổi.
Các bạn trên các group tuyển dụng việc làm cách đây không lâu anh có nhớ là hỏi đi xin việc bằng cách nhắn tin.
Làm sao mà đi tìm việc làm bằng cách nhắn tin được, chuyện không thể nào xảy ra. Nhưng mà anh cho rằng là vì các bạn thiếu kỹ năng thôi, các bạn xem lại thì sẽ thấy các anh chủ Workshop vào đó ném đá rất là dữ dội, chê trách rất là nhiều.
Nhưng mà anh nghĩ là vì khác biệt thế hệ, là vì những thế hệ lớn hơn thì người ta không có cư xử như thế, chẳng qua là anh nghĩ là các bạn thiếu kỹ năng. Thiếu kỹ năng để tồn tại trong một môi trường sinh hoạt, các bạn sinh ra là các bạn đã có điện thoại, giao tiếp thông qua điện thoại nên các bạn nghĩ cái gì cũng cần điện thoại hết.
Thực tế là con người phải làm việc với nhau, chứ làm sao mà cứ sài điện thoại được. Mình phải hòa nhập với nhau với tập thể đó là bước thứ ba. Mình phải giao lưu để hiểu hơn tính cách của đồng đội nè.
Những khó khăn, những thuận lợi khi làm việc với nhau, mình chia sẻ, mình phối hợp với nhau. Thì mình cởi mở hơn, tâm lý mình cũng vui vẻ hơn, đi đến nơi làm thì tất cả mọi người đều vui vẻ với nhau, mình có thể bắt tay nhau và mình cảm thấy cái việc mà mình đi làm mỗi ngày là một điều tuyệt vời.
Tuyệt vời, để mỗi ngày mình có cơ hội được gặp những người mà mình muốn gặp, làm những việc mà mình muốn làm và vẫn thu về tiền đó mới là động lực.
Chứ mỗi ngày ra là trong đầu mình chỉ toàn là, rồi mình phải gặp những thằng đó, những đứa đó. Xin lỗi anh dùng những từ này, nhưng mà các bạn đang dùng những từ đó, chứ còn các bạn nhỏ hơn anh cũng hơi nhiều.
Nhưng mà các bạn gặp phải tôi muốn gặp những người này, tôi không muốn gặp những người đó, tôi không muốn làm những việc đó, tôi không muốn làm việc chung với bạn đó.
Thì làm sao mà đến chỗ đó làm được lâu dài, cách bạn nhìn nhận và cách bạn cư xử với môi trường đó mà bạn không thay đổi thì bạn đi đến môi trường nào nó cũng y như vậy mà thôi. Và thực ra là tập thể đuổi bạn đi, vì bạn cư xử nó kỳ cục quá, chứ anh không nghĩ là người lớn nào mà kỳ cục như vậy.
Mà người lớn nào mà có kỳ cục như vậy thì anh nghĩ bị tâm bệnh thì qua chỗ của Randy uống cafe, cho mấy bạn bên này chia sẻ là cũng hết ngay.
Các bạn có thể qua giao lưu với thành viên bên Randy nha, còn nếu bạn nào muốn gặp Randy thì bạn nhớ hẹn trước, để mình có thể sắp xếp thời gian phù hợp cho nhau, chứ không ai chảnh đâu mấy bạn.
Vì mỗi người sẽ có một công việc riêng và chúng ta chưa biết nhau thì từ từ chúng ta biết. Không thể mấy bạn chưa biết mà gọi điện kêu ai đó đi đâu hay làm gì thì nó hơi mất lịch sự.
Đấy là cái về cạnh tranh trong Workshop thì có 3 cái gợi ý cơ bản mà anh có thể gợi ý cho các bạn.
Chứ còn cạnh tranh khốc liệt đến mức mà cạnh tranh giấu nhau, thì anh không cho rằng như vậy đâu. Anh nói cho các bạn nghe nè, người ta có nghề thì không bao giờ mất cả.
Người mà có nghề thì nó đã là hiểu biết của họ, đã là tay nghề của họ thì nó vẫn là tay nghề của họ thôi. Mà đã là tay nghề của họ thì không có mất đi đâu được mà để các bạn cạnh tranh.
Bạn cho đi, bạn chỉ người ta đi thì bạn vẫn còn cái tay nghề đó. Chứ không phải bạn chỉ người ta đi, bạn chia sẻ cho người ta thì bạn sẽ mất nghề đâu, đâu có mất đâu.
Nhiều cái bạn chỉ mà nó có làm được đâu, bạn chỉ chưa chắc nó làm được, đứng ngay cạnh bên chỉ chưa chắc nó đã làm được nên nó mới phải đi học đó mấy bạn.
Chứ có phải chỉ là mất nghề đâu mà lo cạnh tranh, nó đòi hỏi sự khéo léo về hoạt động, cái định hướng, cái ra quyết định và cái cư xử, cái thao tác trên chiếc xe,… Nó đòi hỏi nhiều cái lắm nên chỉ ngay chưa chắc đã làm được, nên không có lo sẽ bị mất nghề.
Còn người mà sợ mất nghề , sợ cạnh tranh mà giữ khư khư cái đó, thiệt ra anh đánh giá những người đó không biết nhiều, sợ nói ra những người đó biết mình hiểu sai, mình không biết nhiều.
Hoặc những người đó chỉ làm trên lý thuyết thôi. Lý thuyết có nghĩa là nói thì hay lắm nhưng vào làm giao 10 việc thì không ra cái gì cả. Thì mấy người đó người ta mới sợ mất nghề mà khư khư giữ cái đó cho mình.
Chứ còn lại anh chưa thấy Detailing với nhau mà phải giữ bí mật gì cả. Giúp nhau cùng tiến bộ, đây là một cộng đồng tích cực, nó chưa có những suy nghĩ tiêu cực như vậy đâu.
Chẳng qua là do bạn hiểu lầm thôi. Mà khi bạn đặt câu hỏi này thì anh nghĩ là mấy bạn mới vào nghề hoặc là làm nghề được một thời gian ngắn thôi, chứ còn làm lâu thì anh nghĩ người ta sẽ không có suy nghĩ như vậy đâu.
Người ta có nhiều cái thứ khác để bận tâm nữa, chẳng phải lo bị mất nghề đâu các bạn, việc nó đầy bạn chẳng phải lo việc bạn có tay nghề, người ta không làm chỗ này thì người ta cũng làm chỗ khác được. Rất nhiều người cần, có gì đâu mà phải mất nghề.
Thì đó là góp ý của anh cho câu hỏi của bạn.
Olivia:
Dạ và theo em nghĩ thì đôi khi việc mà mình ngại chia sẻ kinh nghiệm, đó là vì không phải là do người khác ích kỷ, nhưng mà tại vì người ta không có dám chắc được là cái kinh nghiệm của người ta nó có đúng với những cái mà bạn cần chưa hoặc có thể do bạn hỏi sai thời điểm, sai hoàn cảnh và sai tình huống. Nên người khác không thể trả lời bạn nghe được.
Không biết là các bạn đang nghe số Episode này, các bạn có những mâu thuẫn hay những cạnh tranh gì của các bạn. Khi mà bạn làm nghề không ạ, các bạn có thể chia sẻ với chúng tôi và đừng quên theo dõi những số Episode khác của Detailing VietNam.
Hẹn gặp lại các bạn trong số Episode tiếp theo.
Anh Randy:
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các Episode sau.
Fanpage Detailing Vietnam
Detailing Vietnam
Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy
Detailing Vietnam
Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing
Detailing Vietnam
Cộng đồng học detailing online
Detailing Vietnam