0

EPS 86 Quản lý công việc | 5 bước để luôn đạt kết quả như ý

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 86 Quản lý công việc | 5 bước để luôn đạt kết quả như ý
Loading
/

Đây là một chuỗi các Seri khác nhau, liên quan tới nhiều chủ đề mà ở trong đó anh Randy sẽ chia sẻ cho các bạn các nội dung, kiến thức, những cập nhật mới và những thông tin bổ ích hoặc các câu chuyện mà bạn có thể nghe chỉ trong một thời gian ngắn.

Trong EPS 86 về chủ đề Peformance Coaching này, anh Randy đã chia sẻ 5 bước để giúp các bạn luôn đạt kết quả như ý trong công việc.

Hãy lắng nghe EPS 86 để có thể giúp các bạn thay đổi hiệu suất của các bạn, thay đổi cách thức làm việc của các bạn, cũng như giúp bạn có thêm những góc nhìn mới, những nhìn nhận đa chiều hơn trong ngành Detailing.

Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam

TÓM TẮT NỘI DUNG

(0:11) – Phần giới thiệu

(3:55) – Bước 1: Bạn phải có mục tiêu.

(7:22) – Bước 2: Bạn phải chia nhỏ mục tiêu, kết quả thành nhiều giai đoạn. 

(11:32) – Bước 3: Bạn phải luôn có nhiều phương án để chọn lựa.

(15:49) – Bước 4: Sắp xếp thứ tự ưu tiên.

(19:32) – Bước 5: Luôn duy trì kỷ luật 

(24:11) – Tóm tắt ý chính

(26:45) – Phần kết

Nội dung

Anh Randy:

Chào mừng các bạn lại đến với Seri Performance Coaching của Randy vào cuối tuần.

Đây là một chuỗi các Seri khác nhau, liên quan tới nhiều chủ đề mà ở trong đó Randy chia sẻ cho các bạn các nội dung, kiến thức, những cập nhật mới và những thông tin bổ ích hoặc các câu chuyện mà bạn có thể nghe chỉ trong một thời gian ngắn, từ 15 cho đến 30 phút.

Nhưng có thể giúp các bạn thay đổi hiệu suất của các bạn, thay đổi cách thức làm việc của các bạn, cũng như giúp bạn có thêm những góc nhìn mới, những nhìn nhận đa chiều hơn trong ngành Detailing.

Mà điểm đặc biệt ở đây là tất cả những thứ này là những thứ đã được làm thực tế, thực chiến và đều đã ra kết quả thành công của Randy và của những bạn đã làm ngành Detailing được đóng gói lại để chia sẻ lại với các bạn trong thời gian đơn giản, nhanh chóng và cập nhật mới nhất.

 

Anh Randy:

Ở EPS 86 này Randy sẽ chia sẻ đến các bạn về chủ đề liên quan đến quản lý công việc của các bạn trong ngành Detailing.

Và nội dung ở tuần này mà Randy sẽ chia sẻ với các bạn là:

 

5 bước để bạn có thể đạt được kết quả như ý trong công việc.

Anh Randy:

Vì sao lại có chủ đề ở tuần này? Bởi vì, Randy tiếp xúc với khá nhiều bạn trẻ trong ngành Detailing các bạn có thể có chủ đề ít hay là có nhiều năm kinh nghiệm đều có một trở ngại mà Randy thấy khi mà các bạn làm thì các bạn muốn mình được cái này, cái kia khá là nhiều.

Nhưng mà việc chuyển hóa mong muốn, ước mơ, nhu cầu và tương lai của bạn thành hiện thực, thành điều thực tế xảy ra thì tỷ lệ chuyển đổi nó không cao.

Và sau nhiều năm làm nghề cũng như tự học hỏi và chia sẻ với các bạn, hoặc trong quá trình làm việc thì Randy phát hiện ra rằng mình có một số kinh nghiệm và một số điều thuận lợi để mình đạt được.

Dĩ nhiên không phải lúc nào kinh nghiệm của Randy cũng phù hợp với các bạn, tuy nhiên Randy nghĩ rằng Randy cũng có thể chia sẻ và các bạn cũng có thể lắng nghe.

Khi các bạn nghe mà các bạn thấy cái đó nó phù hợp thì các bạn có thể áp dụng. Còn nếu không phù hợp, không sao cả bạn vẫn có thêm một cái kinh nghiệm khác.

Và đặc biệt hơn nữa là những thứ này Randy chia sẻ cho các bạn miễn phí, bởi vì Randy dành một ít thời gian rảnh hằng tuần của Randy với mong muốn là xây dựng cộng đồng mà ở đó nhiều người có thể cùng nhau phát triển ở trong ngành Detailing này, mà không phải bơ vơ, mà không phải tự bơi và không cảm thấy lạc lỏng.

Để mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn khi làm nghề Detailing này.

 

5 bước đơn giản để bạn có thể đạt được kết quả như ý của bạn trong công việc, trong ngành Detailing:

Bước đầu tiên

Bước đầu tiên, Randy nghĩ là cực kỳ quan trọng và luôn phải có đó là: Bạn phải có mục tiêu. Khi bạn làm một điều gì đó, bạn cần phải đề ra là tôi muốn hoàn thành việc đó như thế nào, thì kết quả đó chính là mục tiêu mà bạn bắt đầu nghề Detailing.

Ví dụ: Khi mà tôi vào làm một chiếc xe, thì tôi muốn chiếc xe này được rửa sạch. Nó sẽ ra được như thế nào? Kết quả cuối cùng khi chiếc xe làm xong nó sẽ ra sao, đó là mục tiêu khi bạn vào làm xe.

Như vậy mục tiêu rất là quan trọng, bởi vì nếu bạn không có mục tiêu, bạn sẽ không biết điểm đến cuối cùng sau khi hoàn thành công việc là gì.

Và bạn cũng không biết được là sau khi bạn hoàn thành công việc đó, bạn trải qua công việc đó thì kết quả thực tế bạn đạt được so với kết quả ban đầu bạn lập ra, bạn có thỏa mãn hay không.

Nói cách khác là, việc bạn hoàn thành công việc có đạt yêu cầu hay không.

Nếu bạn không biết việc đó đạt yêu cầu hay chưa đạt yêu cầu thì bạn không thể nào cải thiện được kết quả, bởi vì nếu mà mình thấy nó đạt yêu cầu thì mình mới cảm thấy hài lòng, còn nếu mình thấy nó chưa đạt yêu cầu thì mình phải làm một bước gì đó để cải thiện và thay đổi.

Còn nếu mình cũng không biết nó đạt hay không đạt yêu cầu của bản thân mình thì làm sao? Ai có thể giúp bạn khơi gợi hoặc đánh giá kết quả cuối cùng là như thế nào?

Vì mỗi người sẽ có một chuẩn mực và tiêu chí hoàn toàn khác nhau đúng không các bạn?

Vậy thì cái mục tiêu chính là kết quả trước khi bạn làm công việc mà bạn phải nắm rõ kết quả bạn muốn trước khi bạn làm cái điều đó ra sao, thì mình sẽ bước vào tâm thế của công việc đó nó thoải mái.

Đồng thời là suy nghĩ của mình cũng rõ ràng, thế nào là thỏa mãn đạt được cái yêu cầu mà mình đã lập ra trước khi vào làm.

Nếu tập thể của mình có được nhiều người như vậy, thì chúng ta sẽ dễ dàng cảm thấy hài lòng và cảm thấy công việc của mình nó đủ tốt để mình tiếp tục làm việc, để mình tiếp tục duy trì, để mình tiếp tục tìm ra những điểm thú vị khác trong công việc khi mà mình tiếp tục làm việc.

Nếu mình không xác định được thì mình giống như người mù vậy đó các bạn. Đi mà không có điểm đến cuối cùng, thì nó không khác gì là người mù cả.

Vì chúng ta đâu biết điểm đến cho nên chúng ta đâu biết đường nào mà chúng ta đi, phải không các bạn? 

Đó là bước đầu tiên, bạn phải có mục tiêu, bạn phải có một điểm đến, trước khi nha, trước khi bạn bắt đầu làm. Chứ làm rồi thì suy nghĩ mục tiêu làm gì nữa, đúng không? 

Bước thứ hai:

Bước thứ 2, bạn phải chia nhỏ mục tiêu, kết quả thành nhiều giai đoạn. Thành quá trình nó nhiều bước đẻ bạn hiện thực hóa, để bạn biết đầu tiên mình sẽ làm bước gì. Tiếp theo đó mình sẽ làm cái gì và sau đó nữa mình nên làm cái gì.

Nghĩa là mình phải chia mục tiêu bạn đã lập ra thành nhiều bước là mình tạo ra tiến trình, trình tự, quy trình, thứ tự. Các bước để mình thực hiện nó.

Và điểm quan trọng ở trong cái bước thứ 2 này, không được để thiếu bất cứ bước nào để hoàn thành kết quả cuối cùng mà bạn muốn. Bởi vì nếu bạn để thiếu bất cứ bước nào có nghĩa là cái quy trình khi bạn thực hiện nó bị thiếu.

Mà khi đã bị thiếu thì nó đâu chạy được đến bước cuối cùng phải không các bạn. Bạn phải làm bước 1, bước 2, bước 3, bước 4, bước 5, bước 6, bước 7, bước 8, bước 9, bước 10.

Mà lỡ nó thiếu bước số 8 thì làm sao nó về được tới đích, cho nên bạn kể ra đầy đủ các bước nha các bạn.

Lấy ví dụ để bạn giao một chiếc xe vệ sinh nội thất, đánh bóng, phủ ceramic, dán PPF cho khách hàng thì nó có nhiều gói dịch vụ. Cùng một lúc thì bạn không thể thực hiện tất cả các gói dịch vụ cùng một lúc phải không? Mặc dù bạn có chuyên môn đó.

Bạn không thể vừa rửa xe vừa hút bụi được, bạn cũng không thể vừa đánh bóng mà lại vừa dán PPF. Nó sẽ gây ảnh hưởng kết quả của nhau.

Cho nên bạn phải sắp xếp thứ tự việc nào làm trước, việc nào làm sau đó gọi là cái quy trình. Quy trình là một trình tự mà Randy thường xuyên nói với các bạn và trình tự ở đó các bạn sắp xếp cái thứ tự, việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau để bạn ra được một kết quả như bạn muốn.

Và kết quả như bạn muốn đó chính là mục tiêu, vậy thứ tự là cái mà bạn sắp xếp. Và nếu thứ tự mà bạn sắp xếp nó chưa hợp lý thì bạn sắp xếp lại thôi, đúng không?

Ví dụ thay vì bước rửa xe là bước làm trước, bạn sắp xếp nhầm, bạn sắp xếp lộn. Bước đánh bóng làm trước thì nó có điểm bất cập, thì mình sửa lại, mình đưa lại chứ có gì đâu.

Hoặc là mình giao cái việc đó khi sắp xếp cho bạn A nhưng không đúng sở trường của bạn A thì làm sao bạn A làm việc hiệu quả, mình phải giao cho bạn B có cái sở trường đó.

Khi mình đã sắp xếp cái thứ tự việc nào làm trước việc nào làm sao mà nó đúng trình tự rồi, thì nó sẽ chạy thôi và khi đó mình đo lường lại cái cách làm, cái thời gian, cái hiệu quả để ra lại cái mục tiêu ở bước 1.

Cho nên ở bước 2 là bước sắp xếp thứ tự ưu tiên của các việc mà trước đó bạn đã chia nhỏ mục tiêu ban đầu ở bước 1, thành nhiều cột mốc, nhiều bước, nhiều trình tự. Thì bạn sẽ không thấy có việc nào khó nữa cả, việc nào cũng rất là đơn giản.

Bởi vì Randy cho rằng, việc khó là tập hợp của những việc dễ hoặc việc khó đó bạn chưa từng làm nên nó khó thôi, còn khi bạn đã vào làm rồi thì nó cực kỳ đơn giản. Bạn biết làm rồi thì nhắm mắt nhiều khi nhiều bạn cũng làm được luôn đó. 

 

Bước thứ ba:

Đến bước thứ 3, mà Randy cũng cho rằng nó khá là quan trọng nó chỉ xếp sau bước đầu tiên là lập mục tiêu và bước thứ hai là chia nhỏ mục tiêu thành nhiều bước nhỏ đó là bước thứ hai.

Vậy bước thứ ba là gì? Có thể gọi là bạn phải luôn có nhiều phương án để chọn lựa, nói cách khác là:

Ví dụ như bạn cần đạt được một cái xe, một cái gói dịch vụ, vừa đánh bóng, vừa vệ sinh nội thất, vừa dán PPF. Hoàn thành trong 3 ngày, giả sử như vậy.

  • Thì khi bạn chọn phương án A, là phương án mà bạn đã chọn. Tôi sắp xếp theo trình tự này, tôi sắp xếp người này, người kia để ra được kết quả đó.Thì bạn phải luôn có một phương án B.
  • Phương án thứ hai (Phương án B), là cách mà bạn hoặc tập thể của bạn, hoặc những thành viên trong tập thể của bạn góp ý, suy nghĩ, tạo ra để hoàn thành, cũng vì mục tiêu ban đầu nha các bạn.

Một mục tiêu nhưng mình có nhiều phương án, nhiều cách làm khác nhau để ra được kết quả đó, Khi mình có nhiều phương án, ví dụ mình có phương án B, phương án A.

Thì mình mớ có cơ sở để mình chọn lựa xem phương án nào là phương án tốt hơn để mình chọn chứ mấy bạn.

Nếu chúng ta chỉ có một cách làm duy nhất thì có gì đâu mà chọn, trong quá trình hướng dẫn các bạn cải thiện hiệu suất thì khi mà Randy trình bày ý này là mình phải có nhiều phương án. 

 

Mấy bạn có phản hồi cho Randy là: “Sư phụ ơi, thật ra là suy nghĩ nát óc mới ra được một cách, mà bây giờ Randy kêu là phải có phương án B nữa. Thì toàn tập thể suy nghĩ nát óc với nhau, tranh luận quyết liệt với nhau ra được có 1 phương án, bây giờ kêu phương án B thì khó quá. Làm sao mà nghĩ thêm được phương án nữa.

Trong thực tế thì cái này có giải pháp các bạn có nghĩa là ở đây để mà ra nhiều phương án thì mình phải phối hợp làm việc nhóm nha các bạn.

Nghĩa là mỗi người đều nên tự nghĩ ra một phương án cho mình, sau đó chúng ta mới họp lại với nhau. Tránh trường hợp chúng ta họp với nhau ngay từ đầu thì…

Nếu tập thể bạn có 2 người, thì chúng ta có 2 phương án. Nếu các bạn có 3 người thì chúng ta có 3 phương án. Và mỗi người chúng ta có nhiều hơn 1 phương án luôn.

Vậy thì chúng ta có thể đem phương án đó ra để mà chọn phương án. Và khi mà chúng ta có kế hoạch A, thì chúng ta có kế hoạch B.

Lỡ trong quá trình làm nó có thay đổi hoặc điều chỉnh, hoặc yêu cầu của khách hàng nó thay đổi hoặc thời gian nó bị thay đổi thì chúng ta cũng có thể kích hoạt được, tiếp tục chọn lựa các phương án và như vậy chúng ta có thể thích nghi.

Mục đích của việc chúng ta có nhiều phương án là chúng ta thích nghi. Thích nghi với sự thay đổi liên tục, trạng thái của chiếc xe, trạng thái của khách hàng và trạng thái của công việc.  

Ví dụ bạn đang làm xe này, mình cũng có thể nhận tiếp xe nữa vậy mình phải điều chỉnh cái tiến trình và cái tiến độ của từng chiếc xe để bạn thích nghi và bạn làm được nhiều việc, nhiều xe hơn và tất cả thành viên bạn được phân phối công việc đều đặn với nhau mà vẫn ra được mục tiêu ban đầu ở bước 1.

Khi đó gọi là cải thiện hiệu suất, hiệu quả làm việc của bản thân mình và tập thể của mình, phải không các bạn? Đó là bước thứ 3.

Bạn nhớ bước thứ 3 và hai bước trước không?

  • Bước thứ nhất là, phải có mục tiêu trước khi làm việc.
  • Bước thứ hai là chia nhỏ mục tiêu đó ra thành nhiều bước, nhiều giai đoạn khác nhau để hoàn thành công việc.
  • Bước thứ 3 là ít nhất phải có thêm một phương án nữa, phương án B bên cạnh phương án A mà bạn tạo nên.

 

Bước thứ tư:

Bây giờ tới bước thứ 4, bước thứ 4 là gì? Bước thứ 4 là sắp xếp thứ tự ưu tiên. Thì mình sẽ phải làm gì?

Việc mà Randy gọi là khẩn cấp và ưu tiên cao trước, thì những việc mà nó cần hoàn thành sớm, cần giải quyết trước hoặc khẩn cấp để giải quyết được việc đó, thì mấy việc sau mới chạy được thì chúng ta cho nó ưu tiên cao. Và tập thể đó, nên ưu tiên, tập trung nguồn lực, thế mạnh và thời gian để giải quyết.

Vì sao điều này quan trọng? Là bởi vì nếu chúng ta sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc mà nó không hợp lý thì có thể gây ra chồng chéo công việc với nhau hoặc gây ra hao phí nguồn lực, hoặc giậm chân lẫn nhau, hoặc kết quả ở từng cột mốc, từng bước nó không có đúng để chạy tiếp việc sau.

Thành ra chúng ta bị lãng phí cơ hội, thời gian cho nên việc sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc, trong bước làm là cực kỳ quan trọng, chỉ sau 2 bước kia, chỉ sau 2 bước là chia nhỏ cột mốc và có nhiều phương án.

Vậy bạn sẽ thấy là khi có nhiều phương án, phương án A và phương án B thì bạn cũng phải sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng phương án B hoặc B. 

 

SẼ KHÓ LÀM LÚC BAN ĐẦU?

Ban đầu nó hơi quá về số lượng là bạn phải suy nghĩ nhưng mà việc gì ban đầu nó cũng hơi khó và mất nhiều thời gian, nhưng khi bạn đã quen với thói quen này rồi á, thì bạn sẽ quen với việc chạy cái luồng suy nghĩ và cái hướng làm như vậy mà chạy rất là dễ dàng và rất là chạy.

Thời gian ban đầu bạn có thể mất vài tiếng, đôi lúc bạn sẽ thảo luận nó mất vài ngày nhưng mà trong thực tế khi bạn đã quen rồi, thì chỉ cần 5 đến 10 phút là bạn đã có thể đưa ra được tất cả các phương án, 2 đến 3 phương án luôn.

Và điều này Randy đã trực tiếp chia sẻ, hướng dẫn các thành viên ở bên Randy ở các bộ phận chuyên môn khác nhau luôn các bạn. Phương pháp này gọi là phương pháp SPL, phương pháp lập kế hoạch và quản lý công việc, theo thứ tự ưu tiên.

Sau khi đã biết được thứ tự ưu tiên, việc gì mà bạn nên làm, trước việc gì.

Ví dụ, tại sao bạn nên rửa xe trước khi đánh bóng hoặc tại sao bạn nên hút bụi trước khi vệ sinh nội thất. Ví dụ bạn không rửa xe thì bạn có đánh bóng được không? Được. Kể cả nhựa đường, đất cát, không rửa xe bạn vẫn đánh bóng được.

Nhưng mà nó sẽ để lại nhiều bất cập hoặc bạn sẽ phải tiêu hao nhiều vật tư hơn, đánh nó bị xước. Vậy nên nếu bạn rửa xe, thì giai đoạn sau bạn sẽ làm nó nhẹ nhàng hơn, mặc dù bạn tốn thời gian trước đó.

Nhưng toàn tập thể nó sẽ ra được tốt hơn và những giai đoạn sau nó cũng sẽ nhanh hơn và mình sẽ thấy mình đã tiến bộ rõ rệt hơn.

Sau khi đến bước 4 để quản lý công việc, thì bước cuối cùng mà Randy nghĩ là các bạn cũng cần đưa vào để hoàn thành bộ 5 bước này để ra được kết quả như ý. 

Đó là mình phải luôn duy trì kỷ luật để bám sát tiến độ thời gian lập ra từ những bước trước. Vì sao bước này cũng quan trọng? Vì khi chúng ta xong phân công, thống nhất công việc cho nhau, hoặc tự mình phân công cho mình thì chúng ta phải tập trung vào từng việc đơn lẻ, tập trung sâu.

Khi mà chúng ta tập trung sâu, thực tế chúng ta quên mất cái cảm giác thời gian đang trôi và nó trôi có thể qua cái cột mốc mà chúng ta đã hứa, chúng ta đã cam kết và chúng ta đã dự trù ban đầu.

Điều này rất là nguy hiểm, cho nên là việc duy trì kỷ luật để bám sát đúng tiến độ, đúng quỹ thời gian, đúng cột mốc mà chúng ta đã đề ra, đã lập ra và thống nhất cái cột mốc với nhau và chúng ta đã dự trù ban đầu, nó rất là quan trọng.

Thường khi các bạn làm xe, Randy thấy các bạn dễ bị tập trung sa đà vào một cái điểm nhỏ cho nó hoàn hảo mà chúng ta lại quên mất rằng chúng ta là một phần của đội nhóm.

Chúng ta là một trong những mắt xích mà tập thể đang chạy và nếu chúng ta sa đà quá vào một điểm thì có thể tổng thể dự án, tổng thể công việc của chiếc xe. 

Tổng thể cái xe được giao nó không hoàn thành được, lấy ví dụ cho các bạn là: Khi bạn đánh bóng xe, bạn có xu hướng là cố gắng làm một thứ là vị trí của bạn làm cho nó trở nên hoàn hảo.

Và điều này chính là điểm “bẫy” mà nhiều bạn dễ rơi vào bẫy. Thành ra khi mà các bạn rơi vào cái điểm này thì các bạn sẽ bị như vầy nè: Khi các bạn rơi vào cái bẫy này thì cái tiến độ chung…. 

Nghĩa là cái khối lượng, diện tích sơn xe cần đánh bóng lại, cần đánh bóng tiếp theo, nó còn nhiều quá và không thể đủ thời gian để hoàn thành công việc. Cho nên chúng ta không thể giao xe được.

Dù bạn có làm một capo cực kỳ hoàn hảo, cực kỳ lung linh nhưng mà toàn bộ cái xe mà chưa xong thì cũng không thể giao được. Đúng không các bạn?

Mà một tập thể, nhiều người cùng đánh bóng một chiếc xe mà nó đều trễ tiến độ hết, thì làm sao giao xe đúng hẹn cho khách được. Trong khi khách chọn làm xe Detailing, thông thường họ thường có xu hướng là lấy xe sớm.

Điều này đã gây khó khăn rồi, mà chúng ta còn trễn tiến độ nữa, không bao giờ, chúng ta hoàn thành công việc được, cho nên chúng ta phải luôn duy trì kỷ luật mà chúng ta đã lập ra.

Chúng ta phải bám sát cái mốc thời gian, cái tiến độ mà chúng ta đã lập ra để mà mỗi người trong cái tập thể hoặc trong bản thân mình tự làm từng bước 1, nó luôn cán cột mốc.

Mà Randy thường gọi là “Get the job done” có nghĩa là làm xong công việc đi, hãy làm xong công việc đi rồi bạn hãy cải thiện cho nó được tốt hơn, em hãy làm xong cái việc mà em được giao đi, để em quay lại làm cho nó hoàn hảo hơn nếu có thời gian.

Nếu có thời gian thì em hãy quay lại làm cho nó tốt hơn và lúc đó em xong việc rồi và cái tâm thế khi em quay lại làm công việc đó nó nhẹ nhàng và nó dễ dàng hơn nhiều, hơn là việc mà em cứ làm rồi lại trễ, rồi lại còn một khối lượng rất là lớn trong đó.

Khi đó cái tâm trí mình nó không được bình tĩnh, hoặc lúc đó bạn bị áp lực về thời gian nên là thể chất của mình nó không còn duy trì bên cạnh yếu tố tập trung trong đầu óc nữa. 

Thì 2 cái đó nó không cân bằng với nhau, nó dễ mắc sai sót, chúng ta dễ mắc sai lầm. Và nó lại kéo dài thêm công việc hoặc nó gây thêm nhiều rủi ro, mà khi mà như vậy, thì trạng thái công việc, cái tâm lý nó sẽ rất là sợ hãi, rất là nản.

Hoặc giữa các thành viên trong đội nhóm với nhau nó rất là mâu thuẫn, mối quan hệ nó cũng không tốt, bởi vì bạn đó hay mắc nhiều rủi ro quá, thì tập thể cũng không có đón nhận bạn nữa.

Trên đây là những chia sẻ ngắn của Randy chỉ với 5 bước để giúp các bạn luôn đạt được kết quả như ý của các bạn. 

 

Tóm lại:

  1. Bước 1: Là các bạn phải luôn có mục tiêu cụ thể và rõ ràng trước khi các bạn bắt đầu công việc.
  2. Bước tiếp theo: Hãy chia nhỏ mục tiêu thành nhiều bước, nhiều cột mốc để chúng ta bám từng cột mốc một, từng bước một, hết bước này đến bước kia để đạt ra được cái mục tiêu cuối cùng.
  3. Bước 3: Phải luôn có thêm 1 phương án, tối thiểu 1 phương án nữa, phương án B, để thực hiện mục tiêu ban đầu đã đề ra, bên cạnh phương án A đã có sẵn.
  4. Bước 4: Hãy làm những việc khẩn cấp trước, những việc ưu tiên trước, ưu tiên cao thì mình nên làm trước. Chứ đừng xếp các việc giống như nhau rồi cứ theo thứ tự mà bạn nghĩ là nên làm cái này trước, cái kia trước mà bạn nghĩ là không theo một cái tiêu chí gì. Việc nào khẩn cấp thì đưa lên làm trước hoặc việc gì nó sẽ ra kết quả, để những việc khác nó sẽ ra kết quả và nó sẽ bắt đầu để chạy được thì hãy đưa lên làm trước. Việc khẩn cấp và ưu tiên cao thì đưa lên làm trước.
  5. Bước cuối cùng: rất là đơn giản luôn các bạn. Bước cuối cùng là hãy duy trì kỷ luật và bám sát tiến độ về quỹ thời gian, cột mốc mà mình đã đặt ra, đừng để nó bị trôi qua cột mốc, đừng bị trễ giờ, vì vậy hãy sắm cho mình một cái đồng hồ để nó có thể nhắc nhở bạn hoàn thành đúng tiến độ và mình giống như chơi game mà bật giờ đó các bạn.

Cứ ting ting ting sau 15 phút là nó nhắc mình “Ê mình đã được 15 20 phút rồi, mình đã đi đến tiến độ này rồi, mình còn bao nhiêu nữa, mình sắp về đích rồi và chúng ta sẽ rất là dễ dàng để đi từ bước 1, bước 2, bước 3, bước 4, cho đến bước cuối cùng để hoàn thành mục tiêu cho đến bước số 1 đã đề ra, các bạn ơi”. 

5 bước đơn giản này là một bước đơn giản, nó thuộc một phần trong phương pháp lập kế hoạch công việc và quản lý chất lượng công việc theo thứ tự ưu tiên, gọi tắt là phương pháp SPL mà Randy đã tạo ra và đăng ký.

 

VÀ?

Và nếu các bạn quan tâm thì có thể lắng nghe thêm những Podcast tiếp theo về quản lý công việc này, để có thể giúp các bạn thay đổi cách thức bạn làm bên cạnh cách thức mà bạn đang làm, mà vẫn ra được kết quả giống bạn mong muốn, hoặc ra nhanh hơn, hoặc ra kết quả tốt hơn, hoặc làm nó năng suất hơn mà vui hơn so với cách làm cũ. 

Và Randy hi vọng này EPS về quản lý công việc này là một trong những chủ đề mà Randy có thể chia sẻ và đóng góp với cộng đồng ngành Detailing để giúp các bạn làm việc hiệu suất hơn.

Nếu các bạn cảm thấy nó thú vị hãy đánh giá bên dưới EPS nhé và hằng tuần Randy sẽ chia sẻ các chủ đề luân phiên về cải thiện hiệu suất công việc đến các bạn.

Chủ đề nào các bạn thấy hững thú hay có những thắc mắc hãy đặt câu hỏi cho Randy bằng cách inbox trực tiếp vào trong Fanpgae Randy Nguyen. Hoặc là các bình luận, hoặc góp ý cho các đội nhóm của Randy trên Website Detailingvietnam.org.

Cũng như là các bạn có thể nghe lại tất cả, toàn bộ những chia sẻ này ở thời gian rảnh của các bạn. Bằng cách rất đơn giản, các bạn vào Google Podcast, Spotify hoặc trên Youtube bằng cách gõ tìm kiếm Detailing VietNam là các bạn sẽ thấy ngay tất cả những EPS này.

Và đừng quên nhấn Subscribe trên Spotify của Randy nhé! Xin cảm ơn các bạn và hẹn gặp lại các bạn ở cuối tuần sau.

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn! 

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top