Những mâu thuẫn trong quá trình làm nghề là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên mỗi người đều sẽ có một góc nhìn và một thế mạnh khác nhau. Nếu chúng ta biết tôn trọng và hòa nhập ý kiến với nhau thì mâu thuẫn không thể xuất hiện và tập thể cũng trở nên tốt hơn.
Trong EPS 87 này, anh Randy đã chia sẻ những góc nhìn của anh trong kinh nghiệm làm nghề Detailing, cũng như cách khắc phục vấn đề trong mâu thuẫn giữa những người làm nghề với nhau.
Hãy lắng nghe EPS 87 của series Ask Randy để có thể học được những kiến thức bổ ích và những câu chuyện trong ngành Detailing từ anh Randy nhé! Nhanh chóng bỏ túi ngay những kinh nghiệm bổ ích nào.
Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam
TÓM TẮT NỘI DUNG
(0:10) – Phần giới thiệu
(0:24) – Vấn đề về kinh nghiệm của mỗi người
(4:49) – Detailing có nhiều cách thức khác nhau và có nhiều cách làm?
(10:21) – Khách hàng có quan tâm ai giỏi hơn ai hay không?
(12:42) – Những người có mâu thuẫn khi làm việc chung với nhau thì những vấn đề phát sinh có gây ảnh hưởng đến Workshop hay xưởng dịch vụ không?
(13:37) – Yếu tố khi đi làm Detailing mà các bạn cần quan tâm là gì?
(20:04) – Cách để khắc phục vấn đề trong mâu thuẫn giữa người nhiều kinh nghiệm và ít kinh nghiệm?
(24:42) – Phần kết
Nội dung
Olivia:
Xin chào tất cả mọi người đã đến với kênh Podcast của Detailing VietNam, mình là Olivia . Và người luôn đồng hành trong mỗi số Episode, anh Randy.
Dạ em chào anh.
Anh Randy:
Chào Olivia, chào các bạn.
Olivia:
Dạ và hôm nay thì em mang đến anh một chủ đề với mong muốn là anh có thể chia sẻ về câu chuyện của người mới – người cũ và phải chăng những người có nhiều kinh nghiệm hơn thì sẽ giỏi hơn so với những người ít kinh nghiệm hay không?
Dạ vừa qua thì em có nhận được một câu hỏi đến từ bạn K, bạn muốn gửi đến anh. Và bạn có nhắn là: “Em là một người làm chăm sóc xe, thì em đi làm nhiều chỗ đều gặp một vấn đề đó là giữa người mới và người cũ đều khó hòa nhập được với nhau, nhất là khi cả hai bên đều có kinh nghiệm làm việc. Em mong sẽ nhận được hồi âm từ anh ạ.“
Thực ra là em thấy vấn đề này nó cũng xảy ra ở rất là nhiều nơi, nó không những chỉ xuất hiện trong môi trường làm việc mà ngay cả khi đi học thì đã xảy ra những bất đồng quan điểm giữa người có nhiều kinh nghiệm và người có ít kinh nghiệm rồi ạ.
Không biết là anh Randy nghĩ như thế nào về vấn đề này.
Anh Randy:
Thực ra, vấn đề về kinh nghiệm của mỗi người, anh nghĩ là nó khác nhau. Về số lượng, cái vốn của họ và cái cách họ đã trải qua, cái kinh nghiệm đó.
Vậy khi chúng ta vào làm việc tại một môi trường làm việc tập thể như ở Workshop chăm sóc xe, ở xưởng dịch vụ chăm sóc xe, thì việc của chúng ta làm, chúng ta có thể tự làm độc lập.
Tuy nhiên, để mà bạn bán dịch vụ đó cho khách hàng được nhanh chóng, hợp lý, tiết kiệm thời gian và đúng như yêu cầu của khách hàng thì chúng ta thông thường là phải hợp tác với nhau để thành một đội nhóm.
Và khi đã làm việc đội nhóm thì việc phân chia công việc, sắp xếp công việc. Ai nên làm công việc gì trong chiếc xe đó, ai không nên làm việc gì trong chiếc xe đó.
Ở mỗi một điều kiện thì bố trí số người, những ai tham gia, hiệu quả như thế nào, thời gian bao lâu, kinh phí quản lý ra sao, tất tần tật để cho những người đó cùng hợp tác ra đồng bộ được với nhau, không hề đơn giản.
Vậy nên vấn đề này, thực tế là ở anh và Detailing VietNam đã thấy từ rất lâu, từ rất lâu rồi. Bên anh đã đao tạo chương trình Detailing từ khoảng 2015 tới bây giờ.
Anh đã nhìn thấy vấn đề như vậy, cho nên từ năm 2021 trở về sau, bên Detailing VietNam mở lên cái chương trình gọi là chương trình quản lý kỹ thuật.
Chương trình quản lý kỹ thuật là chương trình dạy cho một bạn cách thức quản lý công việc, sắp xếp thứ tự công việc. Việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau, phân công cho ai nên làm việc gì trong đội nhóm đó để ra được kết quả giống như khách hàng muốn.
Quay lại vấn đề của bạn K. Thì việc bạn đề cập là vấn đề xảy ra phổ biến ở Workshop nhất là khi các bạn có chuyên môn khác biệt nhau, góc nhìn khác biệt nhau và các bạn cũng có những cách thức để xử lý vấn đề mà chiếc xe đó gặp hoặc đưa ra những kết quả khác nhau.
Khác với các ngành nghề khác, khi các bạn đi làm kỹ thuật, đặc biệt là chăm sóc xe thì anh thấy một tồn tại đó là các bạn làm kỹ thuật thường có nhiều góc nhìn khác nhau nhưng lại muốn tranh luận hoặc bảo vệ quan điểm.
Quan điểm theo cách đúng hay là sai, có nghĩa là được ăn cả ngã về 0. Khi mà các bạn hợp tác với những người khác, trong một tập thể nó sẽ có nhiều người, mỗi người một ý.
Tuy nhiên anh thấy một tồn tại giống như bạn K này đang nói đó là, các bạn muốn phủ quyết tất cả mọi thứ và chỉ chọn một.
Trong thực tế anh chỉ có thể nói với các bạn là có rất nhiều cách thức làm khác nhau, có nhiều cách làm phù hợp với tình trạng xe và điều kiện yêu cầu của khách hàng.
Cho nên mới tồn tại nhiều Workshop khác nhau, chứ nếu chỉ có một cách làm duy nhất, anh cho rằng là không có nhiều nơi mở ra bán dịch vụ cho khách hàng đâu.
Đúng không Olivia.
Olivia:
Dạ.
Anh Randy:
Vậy thì, khi có nhiều cách thức khác nhau để đạt được mục đích, thì không có nghĩa là cách này đúng cách kia sai, mà ở trong một cái tình huống nào đó nó phù hợp hơn cái còn lại hoặc cái cách đó được tập thể hoặc người quản lý ưu tiên chọn.
Vì nó có lợi ích cao hơn hoặc rủi ro nó thấp hơn hoặc nó thỏa mãn một tiêu chí nào đó. Ví dụ về kinh phí, về số người hoặc là cái yêu cầu để thỏa mãn làm cùng lúc nhiều xe….
Vậy thì để tránh khi mà chúng ta đi vào một tập thể mà chúng ta nhìn nhận với góc nhìn là tôi có kinh nghiệm này, bạn có kinh nghiệm kia và chúng ta cảm thấy mâu thuẫn với nhau.
Anh cho rằng hướng suy nghĩ này bạn có thể để đó, bạn có thể chọn theo hướng suy nghĩ khác. Là tại sao chúng ta không thảo luận với nhau, bạn được quyền làm cách đó, tôi cũng được quyền làm cách này miễn là làm sao cái kết quả giữa tôi và bạn nó thống nhất với nhau, giống như khách hàng muốn.
Vì ý của khách hàng mới thực sự quan trọng, chứ không phải ý của bạn là quan trọng hay ý của tôi là quan trọng hơn. Người quyết định sự đạt chất lượng là khách hàng, vì họ là người trả tiền.
Vậy cái bạn mà làm cố vấn dịch vụ chính là người hiểu khách hàng để mà truyền đạt lại cho đội nhóm hiểu được nên làm những biện pháp gì, nên làm những quy trình gì để thỏa mãn cái mong muốn của khách hàng.
Còn người kiểm soát thời gian, ai nên làm những việc gì trong chiếc xe cụ thể đó, ai làm trước, ai làm sau, việc nào làm trước việc nào làm sau, cách thức thế nào là người quản lý kỹ thuật thực hiện.
Nhiệm vụ của các bạn kỹ thuật viên là làm theo yêu cầu của người quản lý kỹ thuật và cố vấn dịch vụ. Chứ không phải là thay đổi những thứ đó.
Nếu các bạn có ý kiến khác, bạn được quyền đề xuất khi làm và đội nhóm có thể họp với nhau, thống nhất với nhau cách làm đã.
Vậy khi mà chúng ta vào một tập thể thì việc của chúng ta phải là hợp tác, làm việc đội nhóm, bắt tay nhau, trong một tập thể để hoàn thành việc mà khách hàng giao cho để đưa cho khách hàng mình chiếc xe thì mỗi người là một mắt xích.
Không phải là tôi quan trọng hơn bạn, anh quan trọng hơn tôi hay tôi quan trọng hơn anh. Khi mà nhiều người bước vào cùng làm một chiếc xe bằng một tâm thế là ai hơn ai, anh cho rằng rất khó hợp tác.
Bởi vì mỗi người có một vai trò khác nhau, không phải bạn có chức quản lý là bạn cao hơn. Người có chữ “quản lý” người ta có chuyên môn về chuyên môn quản lý, còn bạn có chữ “kỹ thuật viên” là bạn có chuyên môn về kỹ thuật viên.
Và tất cả công việc đều cần sự phối hợp giữa những người này chứ không phải ai giỏi hơn ai, ai hay hơn ai. Để mà tranh luận việc đó.
Khi bước vào làm một chiếc xe, anh cho rằng chúng ta nên họp để trình bày cái cách làm, cách suy nghĩ của bạn – cách làm, cách suy nghĩ của tôi.
Vậy thì thống nhất với nhau bám theo yêu cầu của khách hàng, thì cái kinh nghiệm của tôi bạn cũng có thể lắng nghe và học hỏi được, kinh nghiệm của bạn tôi cũng có thể lắng nghe.
Và chúng ta cũng có thể phân tích, chọn ra, liệu rằng có cách thức nào hợp lý ở tình huống này, yêu cầu của khách hàng thay đổi ra sau, kinh phí họ cho mình là bao nhiêu, quỹ thời gian họ muốn có hạn hay không.
Vậy thì, chúng ta phải phối hợp với nhau, hơn là chúng ta cạnh tranh với nhau. Bởi vì nếu bạn nhìn theo góc nhìn của bạn K khi mới đưa đó, thì thực tế dù bạn giỏi hay bạn dở nhưng nếu toàn bộ cái chuỗi mắt xích đó mà có một mắt xích mà nó bị hư.
Thì theo Olivia, chiếc xe có thể giao đến khách hàng đạt yêu cầu không?
Olivia:
Dạ không ạ.
Anh Randy:
Có thể giao đúng thời gian không, kịp thời gian không?
Olivia:
Dạ, không ạ.
Anh Randy:
Vậy thì nếu kết quả cuối cùng mà khách hàng họ không nhận được thỏa mãn yêu cầu của họ, thì họ đâu có chi tiền.
Cái vấn đề của làm Detailing tại Việt Nam, tới cuối cùng khách hàng phải hài lòng thì họ mới chi tiền, không giống như ở phương Tây là họ đặt cọc trước tiền và có các điều khoản bảo hành.
Còn ở Việt Nam, cuối cùng kết quả bạn giao cho khách hàng mà kết quả đó thỏa mãn thì họ mới móc tiền ra họ trả cho bạn, thực tế khách hàng có quan tâm những người làm xe, ai giỏi hơn ai không?
Olivia:
Dạ không.
Anh Randy:
Họ không quan tâm, họ chỉ quan tâm là cái tôi nhận được có đúng như cái tôi muốn hay không và cái tôi nhận được có giống như cái mà bạn nói trước khi làm hay không.
Vậy những việc đó là việc nội bộ của chúng ta khi chúng ta bắt tay vào làm xe và chúng ta phải đi làm việc chuyên nghiệp.
Đi làm việc chuyên nghiệp chúng ta phải đi làm việc với khách hàng để từ đó chúng ta mới được hưởng lương.
Anh cho rằng một Workshop, ở đó nhiều người có nhiều kinh nghiệm khác nhau là một lợi thế. Vì khi muốn bắt đầu vào làm một chiếc xe thì lúc nào bạn cũng có một tập hợp những kinh nghiệm nó vẫn tốt hơn là một tập thể mà không có gì.
Phải không Olivia?
Olivia:
Dạ.
Anh Randy:
Và anh cho rằng nhiều người đến từ nhiều kinh nghiệm, nhiều cái xuất phát điểm khác nhau, nhiều cái trải nghiệm chuyên môn khác nhau, các dòng xe khác nhau, các cách thức làm xe khác nhau, nó đem về cho tập thể nhiều góc nhìn đa dạng.
Mà với nhiều góc nhìn đa dạng thì bạn dễ dàng bổ sung vào những góc nhìn, những điểm mù mà mình có. Ai cũng có điểm mù hết, vậy thì mình bổ sung hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau sẽ vượt qua được cái trở ngại của từng người và mình sẽ xây dựng nên cái tập thể rất là mạnh mà không có ngại bất cứ chiếc xe nào hay người nào cả.
Đó là những thứ mà anh nghĩ bạn K có thể lắng nghe và ghi nhận lại những góp ý của anh.
Olivia:
Dạ, vậy anh có nghĩ là những người đang mâu thuẫn trong công việc, khi mà làm việc chung với nhau thì nó sẽ kéo theo hiệu suất làm việc cũng như tiến độ công việc bị giảm sút và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một Workshop hay một xưởng dịch vụ nào đó không ạ?
Anh Randy:
Vậy thì Olivia nghĩ sao về vấn đề này?
Olivia:
Dạ, em nghĩ vấn đề này nó không đơn thuần chỉ là về vấn đề cá nhân mà nó sẽ ảnh hưởng đến rất là nhiều thứ xung quanh.
Vì Detailing là công việc đòi hỏi phải làm việc theo đội nhóm, nên nếu mình bị bất đồng trong quan điểm thì sẽ rất khó để làm việc chung và khi không thống nhất được quan điểm với nhau thì… kiểu mỗi người sẽ muốn thể hiện theo một cách thức riêng và nó không đồng điệu cho nên là chất lượng nó cũng bị giảm ạ.
Anh Randy:
Anh thì có góp ý cho bạn như thế này, thực ra một yếu tố mà anh nghĩ rất là quan trọng khi các bạn đi làm. Bên cạnh vấn đề về thu nhập có 2 thứ mà anh nghĩ là bạn cần phải quan tâm:
- Môi trường làm việc của các bạn: nó là môi trường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ hay là môi trường đấu đá, cạnh tranh theo kiểu không ai giúp ai, chơi xấu, thị phi.
- Người lãnh đạo ở Workshop của các bạn, người dẫn dắtm quản lý, người mà đầu tàu để kéo tập thể đi. Người này rất là quan trọng bởi vì cái tầm nhìn của người này, cách họ suy nghĩ, cách họ quản lý, bàn giao công việc, hỗ trợ, động viên đội nhóm, khích lệ đội nhóm hoặc chấn chỉnh những sai sót khi đang làm việc đều ảnh hưởng đến thói quen của bạn, cách bạn nhìn nhận về vấn đề cũng như những thứ ngoài tiền.
Trong nhiều trường hợp hai yếu tố về môi trường, người lãnh đạo Workshop, người dẫn dắt Workshop của các bạn giúp các bạn rút ngắn được một thứ đó chính là : thời gian.
Thời gian để bạn trải nghiệm qua những khó khăn những thử thách hoặc, thời gian mà bạn đi sai hướng trong định hướng nghề nghiệp của các bạn hoặc giúp bạn rút ngắn thời gian để bạn tìm ra những thế mạnh của bạn để bạn phát huy.
Tìm ra điểm mạnh là gì? Phát huy điểm mạnh đó ra sao hoặc phát hiện ra những điểm hạn chế của mình và kiểm soát nó ra sao, tất cả những thứ này đều cần thời gian. Và khi bạn ở trong môi trường tích cực và nó tốt, thì thực ra là bạn có rất nhiều cơ hội để bạn có thể thay đổi bản thân bạn.
Bạn được tiếp xúc với những thứ mà nó giúp bạn “bổ” vào con người bạn. Giúp bạn thay đổi cách thức nhìn nhận của vấn đề, giúp bạn tư duy những kinh nghiệm, những kỹ năng.
Đó gọi là “vốn” của các bạn, bạn mà có vốn mà nó tốt, nó nhiều, nó có giá trị, thì bạn có thể bán nó được, bạn thay đổi nó được, người ta gọi là “bán thân” đó mấy bạn.
Bán cái vốn, giá trị của bản thân các bạn. Bạn bán cho chủ Workshop hoặc cho khách hàng, bán được cái vốn đó mà nếu họ cần mua thì họ mới trả tiền.
Họ thấy, họ mua cái đó của bạn, họ về họ sử dụng được, họ kết hợp được với cái họ đang có được tốt thì họ sẵn sàng mua.
Còn nếu cái vốn của bạn mà họ không dùng được hoặc không có giá trị sử dụng để phục vụ khách hàng của họ trong thực tế thì nó không có ý nghĩa. Mà không có giá trị, không có ý nghĩa sử dụng thì họ không mua.
Họ không mua, bạn có cho không, họ cũng không lấy. Nên môi trường làm việc nó rất là quan trọng, anh cho rằng nó giúp bạn định hình cái thói quen tốt, cách bạn suy nghĩ tích cực, cách bạn vượt qua trở ngại khi làm việc.
Lúc nào nó cũng có những trở ngại cả, bạn đi làm, năm đầu tiên, 2 năm, 5 năm, 10 năm nó đều có những trở ngại của thời điểm đó. Chỉ khác số lượng trở ngại, khác ai đồng hành cùng với bạn vượt qua trở ngại đó và bạn trải qua cái trở ngại đó, bạn thu được cái gì?
Vậy thì, người lãnh đạo, người dẫn dắt chính là người giúp bạn, phân tích cho bạn, tham vấn, tư vấn cho bạn khi trải qua cái đó mình nên làm cái gì, kinh nghiệm của họ ra sao.
Tại sao học chọn cách thức này, tại sao họ không chọn cách thức kia. Đấy là những thứ cực kỳ quý giá mà tiền chưa chắc đã mua được, khi các bạn đi làm ở những nơi có môi trường tốt, ở những nơi có lãnh đạo tốt đủ được những thứ đó, bạn được trả tiền, phải không?
Điểm thú vị của bạn khi đi làm, khi đi bán thân, khi đi bán cái vốn của mình là mình đầu tư, tích lũy dần dần để tăng cái vốn của mình lên. Mỗi ngày mỗi tăng lên thông qua công việc, thông qua cái việc được giao, mỗi tháng mỗi tăng thêm dần nhưng tháng nào cũng được trả tiền.
Có nghĩa là, có một người, có một Workshop, có một lãnh đạo sẵn sàng đầu tư vào bạn, đó là họ đầu tư vào niềm tin, họ đầu tư cho bạn cơ hội, họ đầu tư cho bạn tài chính, là tiền lương đó.
Tiền thu nhập, để bạn tăng trưởng mà những thứ đó nếu bạn hiểu, nếu bạn biết, nó vẫn ở trong bạn mà không mất đi, đó gọi là hiểu biết, đó gọi là vốn. Mà khi bạn có vốn nhiều bạn có thể bán cho người cần, bán đúng người, bán đúng nơi, đấy là chuyện của bạn.
Và nếu mà cái vốn của bạn mà những người khác không có được giống như bạn mà thị trường lại cần, thì bạn có thể bán giá cao. Mà khi bạn bán giá cao thì có nghĩ là thu nhập của bạn cao, thì công việc của bạn chắc chắn là nó phát triển rồi.
Đấy là cái góc nhìn khác của anh cho bạn K với câu hỏi của bạn.
Olivia:
Vậy anh có thể gợi ý cho các bạn những cách thức để khắc phục được vấn đề này không ạ?
Anh Randy:
Anh nghĩ là đối thoại, nói chuyện, trao đổi thẳng thắn với nhau, tất cả các thành viên với nhau và cả những người mà quản lý có cùng đó là điều mà chúng ta có thể đồng điệu, hiểu nhau.
Vì chúng ta là những cá nhân khác nhau, chúng ta không giống nhau, chúng ta có cách nói chuyện khác nhau, chúng ta có cách cư xử khác nhau.
Chúng ta có hành vi và lời ăn tiếng nói cũng khác nhau, cho nên để mà hòa nhập thì chúng ta phải giao tiếp.
Một vấn đề tồn tại của các bạn khi làm kỹ thuật á, là các bạn thường làm xe nhiều nên các bạn ít giao tiếp. Mà khi các bạn ít giao tiếp thì việc diễn đạt ý định của mình nó không có trôi chảy, suôn sẻ như những người nói nhiều.
Cho nên nhiều lúc mà bạn nói nhưng mà bạn cùng nói tiếng Việt với đồng đội của bạn nhưng đồng đội bạn không hiểu bạn nói cái gì, mà đồng đội của bạn không hiểu cũng không hỏi lại. Hoặc quản lý của bạn nói với bạn, bạn không hiểu, cũng không hỏi lại.
Lắng nghe và đặt câu hỏi là 2 yếu tố để giúp công việc được suôn sẻ, anh cho là như vậy. Nên bạn hãy giao tiếp, hãy hòa đồng vào tập thể đó và cùng giúp đỡ đồng nghiệp nữa.
Tôi giúp bạn, bạn giúp tôi. Thì có qua có lại mới là đồng đội với nhau chứ. Nếu mà trong công việc mình chỉ quan tâm tới mình hoặc ai hơn mình, mình hơn ai, thì đó đâu phải là làm việc tập thể đâu. Anh cho là như vậy.
Mình phải bắt tay nhau, thì nó sẽ tốt hơn và cả 2 sẽ bắt tay nhau và cùng ra kết quả rất là tốt các bạn. Hơn là xem ai hơn ai, vì xã hội phân công mỗi ngày một việc.
Xã hội phân công mỗi người một việc nên là thực tế đôi lúc bạn sẽ biết cái này nhưng mà chưa chắc bạn nên làm việc đó.
Lấy ví dụ như anh là anh Randy nè, anh biết rửa xe không? Biết.
Nhưng mà nếu anh vào rửa xe, thì ai mà ngồi chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm này? Ai giúp các bạn giải thích những cái này? Và nếu anh làm việc khác, anh không có thời gian rảnh, anh không đóng góp cho các bạn thì thực ra các bạn trẻ vào nghề các bạn gặp rất nhiều trở ngại.
Nên anh thấy được điều đó, anh mới dành một ít thời gian rảnh của anh để anh làm cái Podcast này và anh đã làm được 3 năm rồi.
Dĩ nhiên là sẽ phù hợp với một số bạn và không phù hợp với một số bạn, nhưng mà anh nghĩ những bạn nào hiểu biết và nắm bắt được những thông tin này thì các bạn sẽ có cơ hội được tốt hơn và ngành này sẽ phát triển được tốt hơn.
Và chúng ta có thể cùng chơi với nhau với cái ngành này, kiếm tiền được một cách bền vững và vui vẻ hơn, đó là mục đích của anh.
Olivia:
Dạ và qua tập Episode ngày hôm nay thì mình muốn nói với các bạn là mâu thuẫn và sự so sánh trong công việc là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên mỗi người đều sẽ có những điểm mạnh và một góc nhìn khác nhau.
Nếu chúng ta biết cách hòa nhập và tôn trọng ý kiến của nhau thì vấn đề sẽ được nhìn nhận một cách thấu đáo dưới nhiều góc độ hơn, năng suất công việc cũng sẽ được tăng lên và không phải ai cũng cảm thấy áp lực hoặc bị bỏ rơi trong một tập thể hay một team nào đó.
Thay mặt các bạn Detailing và cũng thay mặt bạn K thì em cũng xin được cảm ơn anh Randy rất nhiều với những chia sẻ bổ ích như vậy.
Hi vọng là không chỉ riêng bạn K mà với các bạn khi nghe được số Episode này cũng sẽ có một góc nhìn cởi mở hơn với những người mới và những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm việc làm.
Các bạn đừng ngần ngại gửi những câu hỏi hay những vấn đề còn khúc mắc về cho chúng tôi, qua Fanpage Randy Nguyen hoặc bình luận trực tiếp dưới Episode này nha.
Và hẹn gặp lại các bạn trong những số Episode lần sau.
Anh Randy:
Các bạn ơi, các bạn nhớ khi mà các bạn nghe Episode khi anh góp ý cho các bạn, thì các bạn vui lòng để lại comment hoặc đánh giá sao. Chấm điểm bao nhiêu sao ở dưới bài Episode nha và nếu được các bạn đánh giá cao vào.
Và để lại các bình luận để anh cập nhật và thay đổi, phù hợp với các bạn ở những số Episode sau.
Xin cảm ơn bạn K và xin cảm ơn các bạn hẹn gặp lại các bạn trong những số sau.
Fanpage Detailing Vietnam
Detailing Vietnam
Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy
Detailing Vietnam
Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing
Detailing Vietnam
Cộng đồng học detailing online
Detailing Vietnam