Đây là một chuỗi các Seri khác nhau, liên quan tới nhiều chủ đề mà ở trong đó anh Randy sẽ chia sẻ cho các bạn các nội dung, kiến thức, những cập nhật mới và những thông tin bổ ích hoặc các câu chuyện mà bạn có thể nghe chỉ trong một thời gian ngắn.
Trong EPS 86 về chủ đề Peformance Coatching này, anh Randy đã chia sẻ 3 lợi ích khi bạn có thể “làm việc không cần Sếp”.
Hãy lắng nghe EPS 88 để có thể giúp các bạn thay đổi hiệu suất của các bạn, thay đổi cách thức làm việc của các bạn, cũng như giúp bạn có thêm những góc nhìn mới, những nhìn nhận đa chiều hơn trong ngành Detailing.
Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam
TÓM TẮT NỘI DUNG
(0:11) – Phần giới thiệu
(3:00) – Khái quát chủ đề “Làm việc không cần Sếp”
(4:03) – Nguyên tắc làm việc khi không cần Sếp
(9:24) – Lợi ích đầu tiên của làm việc không cần Sếp
(13:59) – Lợi ích thứ hai của làm việc không cần Sếp
(17:46) – Lợi ích thứ ba của làm việc không cần Sếp
(22:34) – Tóm tắt
(22:26) – Phần kết
Nội dung
Anh Randy:
Chào mừng các bạn lại đến với Seri Performance Coatching của Randy vào cuối tuần.
Đây là một chuỗi các Seri khác nhau liên quan tới nhiều chủ đề mà ở trong đó Randy chia sẻ cho các bạn các nội dung, kiến thức, những cập nhật mới, những thông tin hữu ích hoặc các câu chuyện mà bạn có thể nghe chỉ trong một thời gian ngắn, từ 15 cho tới 30 phút.
Có thể giúp các bạn thay đổi hiệu suất làm việc của các bạn, thay đổi kết quả làm việc của các bạn. Cũng như giúp bạn có thêm những góc nhìn đa chiều hơn về công việc trong ngành Detailing.
Mà điểm đặc biệt ở đây là tất cả những thứ này đều là những thứ đã được làm tới thực chiến và đều đã ra kết quả thành công của Randy và của những bạn đã làm ngành Detailing được đóng gói lại để chia sẻ đến các bạn.
Ở chủ đề của EPS 88 này Randy sẽ chia sẻ đến các bạn một chủ đề nội dung mới về văn hóa của nghề Detailing, đây là nội dung mà Randy cho rằng rất là quan trọng đặc biệt là quan trọng với các bạn đang muốn tìm một môi trường làm việc phù hợp với mình.
Cũng như là quan trọng với cả người lãnh đaho tại Workshop đó hoặc là người quản lý công việc tại Workshop chăm sóc xe.
Vì nó cũng ảnh hưởng đến việc quản lý, điều phối, tuyển dụng và bố trí nhân sự cho công việc hằng ngày tại Workshop của các bạn.
Nói cách khác yếu tố này, yếu tố về văn hóa nghề Detailing này nó tác động hai chiều đến cả người tìm việc tại Workshop và người tuyển dụng tại Workshop.
Vì nếu cả hai bên cùng hiểu nhau cũng như cùng có sự đồng điệu về mặc văn hóa thì chúng ta dễ dàng tìm đến được với nhau hơn. Hay nói cách khác bình thường Randy gọi tên là “những người có cùng tư duy“.
Những người có cùng tư duy với nhau sẽ đến được với nhau dễ dàng hơn, vậy thì chủ đề đầu tiên mà Randy sẽ cùng với các bạn tìm hiểu ở trong nội dung về văn hóa nghề Detailing một chủ đề mà Randy nghĩ rất là mới mẻ.
Chủ đề này sẽ cho các bạn đang đi tìm việc làm rất là lạ lẫm, chủ đề tuần này đó chính là: “Làm việc mà không cần Sếp“.
Đồng thời nó cũng sẽ giúp cho các bạn chủ đầu tư Workshop, người bỏ tiền ra để đầu tư Workshop đó có thêm góc nhìn về cách bạn quản lý công việc tại xưởng dịch vụ bé bé của mình một cách mới mẻ hơn.
Vậy ở EPS số 88 này Randy sẽ chia sẻ cho các bạn 3 lợi ích của việc “làm việc không cần Sếp” để các bạn có thể hiểu được cách làm việc này, nguyên tắc này nó có những lợi thế gì và nó có phù hợp hay không.
Đầu tiên Randy sẽ chia sẻ cho các bạn vì sao lại có nguyên tắc làm việc khi làm việc không cần Sếp này. Mỗi cá nhân chúng ta đều có những lợi thế, những tố chất và những khả năng đặc biệt khác nhau.
Và chúng ta có thể phát huy được những tố chất này, những lợi thế này trong môi trường làm việc của chúng ta được tốt. Đặc biệt là môi trường cởi mở như ngành Detailing.
Tiếp theo là cái gì các bạn biết không? Cái quan niệm về làm việc trong ngành Detailing mà Randy cho rằng đó là quan niệm mới và Randy rất thích và Randy đang cố gắng chia sẻ cho các bạn
Đó là: Các bạn đi làm tại một Workshop là không phải đi làm thuê mà chúng ta đi làm chủ, làm chủ chính bản thân chúng ta, làm chủ công việc hằng ngày của chúng ta tại xưởng dịch vụ và như vậy chúng ta phải thay đổi một số góc nhìn liên quan đến việc làm của chúng ta hằng ngày tại Workshop.
Bao gồm thay đổi góc nhìn từ chính bản thân chúng ta và cái góc nhìn từ phía người đầu tư xây dựng Workshop đó, nghĩa là ở đây thay vì chúng ta nhìn nhận là chúng ta đi làm thuê cho một người nào đó.
Randy tin rằng không có ai đi làm thuê cho ai cả, bởi vì các bạn có cái năng lực, cái vốn của bạn, có cái để các bạn có thể dùng nó, để bán, để giao dịch.
Như vậy bạn có cái để bạn bán cho cái Workshop đó người ta cần mua và việc hợp tác giữa người đi làm và người đầu tư ra cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Workshop đó là một sự hợp tác.
Trong đó, người đi làm là người bán cái vốn, cái kiến thức, cái hiểu biết, cái sự thuần thục về tay chân, về cách làm, về kỹ năng, về nghề Detailing.
Còn người mua đó chính là người sở hữu Workshop, người ta mua những cái bạn bán tập hợp lại với nhau để kết hợp thành một năng lực chuyên môn của Workshop.
Từ đó, người ta lấy cái đó, người ta bán cho khách hàng là cái người có nhu cầu sử dụng cái dịch vụ theo cách thức mà người ta muốn và đạt yêu cầu.
Đấy là cái quan niệm của Randy về việc các bạn đang đi làm trong ngành Detailing ở các vai trò khác nhau như thế nào.
Đây là một quan niệm mới mà Randy nghĩ rằng các bạn nhìn với góc nhìn này để các bạn thấy được, việc mà chúng ta đi làm với tư duy như vậy, với suy nghĩ như vậy và với tâm thế như vậy, với thái độ công việc như vậy.
Thì chúng ta sẽ cảm thấy công việc mà chúng ta làm nó có ý nghĩ với chính bản thân chúng ta, với những người xung quanh và việc chúng ta cảm thấy hài lòng với công việc nó được cao hơn.
Bởi vì sao? Vì xã hội phân công mỗi người một việc, cái bạn có chưa chắc người chủ đầu tư đã có. Và Randy nghĩ là chủ đầu tư cũng không nên có cái đó.
Vì nếu họ có rồi họ sẽ chẳng mua của bạn làm gì đâu, họ phải không có cái đó của bạn họ mới mua của bạn chứ. Họ mà có hết, hóa ra là chủ đầu tư Workshop là siêu nhân à?
Vậy nhiệm vụ của chủ đầu tư đó là đi tìm những mảnh ghép phù hợp để về ghép lại thành một công cụ, mô hình bên mình.
Như một cái xe vậy đó, kiếm một cái bánh xe tìm một cái cánh cửa, tìm một công cụ, tìm một động cơ ở con người khác.
Vậy các bạn mỗi người bán một thứ cho Workshop đó, Workshop đó nhào nặn lại, lắp ghép lại, cấu hình lại, tinh chỉnh lại để thành một chiếc xe của họ.
Và chiếc xe đó chở được khách hàng của họ đến điểm đích mà họ muốn thì khi đến điểm đích khách hàng trả tiền và tiền đó được đưa lại cho toàn tập thể của chúng ta, từ những người đầu tư, tổ chức cho đến những người bán từng phần nhỏ trong chiếc xe đó là các bạn.
Vậy thì mình sẽ đi vào cái lợi ích đầu tiên mà Randy cho rằng rất là quan trọng, rất là to lớn từ cái việc mà bạn có thể “làm việc mà không cần Sếp”.
Đó là: Có thể làm việc độc lập hơn, độc lập hơn có nghĩa là gì? Nếu mà lúc trước bạn ở trong cái tâm thế là phải có một người Sếp, một người quản lý nhắc nhở bạn, dìu dắt bạn, chỉnh đốn bạn, giám sát bạn, coi công việc của bạn mỗi ngày.
Thì bây giờ nếu bạn là người tự chủ với trách nhiệm với khối lượng công việc của bạn thì bạn sẽ có thể tự làm được công việc độc lập của bạn. Khi bạn tự làm việc độc lập được thì chính bản thân bạn cũng thấy được bạn tiến bộ trong công việc.
Độc lập ở đây có nghĩa là gì? Độc lập ở đây có nghĩa là bạn tự nhận thức được mình đang làm tới bước nào trong chiếc xe đó, mình đã làm được những gì và mình sắp về đích được hay chưa. Mình sắp hoàn thành công việc được hay chưa.
Chứ không phải làm độc lập là không cần làm việc với ai, không phải như vậy. Độc lập ở đây là độc lập về cách kiểm soát công việc mà không phải chờ đợi ai, vì khi chúng ta làm việc được độc lập thì các bạn sẽ thấy cái quỹ thời gian “chết”.
Thời gian lãng phí giữa lúc mà bạn làm xong việc đó mà bạn chờ người giám sát của bạn người ta vào người ta nhắc nhở, người ta kiểm tra và cái quỹ thời gian chờ. Randy cho rằng đó là thời gian “chết”, lãng phí.
Và càng nhiều thời gian lãng phí thì chúng ta càng bị lãng phí sức mạnh của tập thể, cho nên khi làm việc độc lập thì chúng ta không còn bị lãng phí quỹ thời quan của chúng ta nữa.
Ở đây không phải chỉ thời gian của một cá nhân đâu các bạn, mà bạn tưởng tượng đi nếu mỗi một người lãng phí một ít thì sự lãng phí mà tổng hợp cho toàn bộ tập thể nó rất là lớn.
Ví dụ nếu một chiếc xe mà làm full gói dịch vụ từ rửa xe, vệ sinh nội thất, phủ, sơn, dán ppf, dán phim cách nhiệt thì thường 2 – 3 người, 3 – 4 người cùng làm một chiếc xe đa gói dịch vụ như vậy mà mỗi người đều phải đợi người quản lý kỹ thuật hoặc người nhóm trưởng, hoắc đội trưởng, xác nhận, nhắc nhở với nhau thì ở giữa lúc làm xong và chờ đợi nó có một cái quỹ thời gian chết.
Nếu nhân cho 5 người thì chúng ta mất quãng thời gian chết cho 5 người mà mỗi một công việc, mỗi một bước, mỗi một tiến trình, mỗi một giai đoạn làm xong chúng ta lại phải chờ.
Như vậy bạn sẽ thấy là cái quỹ thời gian chết của chiếc xe đó rất rất nhiều. Và điều gì xảy ra nếu chúng ta vẫn giữ cái nguyên tắc làm việc này?
Thì chúng ta sẽ áp dụng từ chiếc xe này, qua chiếc xe khác. Từ ngày hôm nay đến ngày mai, đến tháng sau, đến năm sau, đến khi bạn đóng cửa tiệm thì thôi.
Bạn có thấy là sự lãng phí nó khủng khiếp đến mức nào không? Nó rất là khủng khiếp, trong khi chúng ta không thể tận dụng được cái quỹ thời gian của chúng ta để làm thêm những chiếc xe hoặc để làm thêm những việc gì đó để cho chúng ta lợi ích về tiền về niềm vui.
Thì chúng ta lại đi lãng phí chính cái quỹ thời gian đó, thành ra nếu chúng ta làm việc độc lập, chúng ta làm việc không cần người giám sát, không cần người nhắc nhở.
Hay nói cách khác là làm việc không cần Sếp đó. Thì tiến độ làm việc của chúng ta nó sẽ nhanh hơn, chất lượng công việc nó sẽ cao hơn và đội nhóm của chúng ta cũng sẽ cảm thấy hợp tác với nhau, ăn ý, nhịp nhàng và nhanh chóng hơn.
Đó là lợi ích đầu tiên mà Randy thấy được khi chúng ta có tư duy là làm việc mà không cần Sếp.
Cái lợi thế thứ 2 mà Randy cho rằng khi bạn có văn hóa làm việc không cần Sếp đó là: “Bạn có thể chủ động và linh hoạt trong tiến độ của bạn”. Điều này có thể hiểu đơn giản, sự linh hoạt trong tiến độ công việc của mỗi người khác nhau. Tính chất công việc trong mỗi thành viên tại xưởng chăm sóc xe khác nhau.
Vậy để hoàn thành một gói dịch vụ thì bạn A cần một quỹ thời gian tương ứng như thế này: 1 tiếng, 2 tiếng. Bạn B có thể cần 30 phút hoặc 3 tiếng, 5 tiếng, lâu hơn, nhanh hơn. Tùy.
Tuy nhiên, việc linh hoạt ở đây là bạn không phải chờ đợi người quản lý nhấn một nút chuông để chấm dứt cái bước đó, cái quy trình đó mà sau khi bạn tự nhận thức được là tôi sẽ phải cần hoàn thành cái đó trong 30 phút.
Bạn hoàn thành cái đó trong 30 phút và bạn lại tiếp tục làm bước tiếp theo của công việc mình vừa mới làm trong 45, 55 phút.
Hoặc bạn có thể cho mình một cái quỹ thời gian nghỉ ngơi 5 phút, 10 phút, 15 phút. Để bạn có thể tái tạo lại sự tập trung của bạn trong thời gian chờ đồng đội của bạn hoàn thành tới việc tiếp theo.
Hoặc bạn có thể tận dụng quỹ thời gian đó cho một công việc khác, cho đến khi bạn quay lại được công việc gối đầu tiếp theo.
Thành ra cái sự linh hoạt này nó rất là hữu ích khi bạn làm công việc nó nhiều bước. Ví dụ, một người vào gói dịch vụ rửa xe, thì tốc độ của bạn xịt rửa bằng súng áp lực nó có thể khác với tốc độ của bạn làm rửa thân xe, nó cũng khác với tốc độ của bạn rửa mâm xe.
Vậy thì cái sự linh hoạt này ở đây là không ai phải chờ ai cả mà bạn biết khi nào bạn sẽ làm cường độ cao và bạn biết khi nào bạn có thể có một điểm dừng.
Và đồng thời bạn sẽ có thời gian làm việc, nghỉ ngơi, làm việc, nghỉ ngơi để thể chất của bạn cũng như tinh thần làm việc của bạn có thể sẽ tái tạo liên tục để quay lại làm một công việc mới ở cường độ cao nhất, ở hiệu quả cao nhất, ở chất lượng cao chất của chính bạn.
Vậy thì người quản lý được lợi ích gì từ việc bạn có thể làm việc mà không cần sếp? Quá tuyệt vời luôn. Bởi vì lúc đó những người trong tập thể có thể phối hợp với nhau rất là tốt, thì người quản lý có thể điều phối được những chiếc xe, những gói dịch vụ khác nhau cho những tập thể, những cá nhân có thể có tư duy làm việc độc lập này, không cần người quản lý này nhiều hơn.
Vậy thì bạn có thể nhận thêm được nhiều việc tương ứng với cùng một quỹ thời gian tại Workshop, vậy thu nhập của bạn và tập thể mà bạn đang tham gia nó sẽ tăng lên.
Và như vậy tất cả mọi người đều sẽ có thu nhập được cao hơn, tốt hơn. Khi làm việc không cần Sếp.
Lợi ích thứ 3 mà Randy cho rằng cũng rất quan trọng khi bạn có văn hóa làm việc không cần Sếp, đó là lợi ích về mặt tinh thần.
Khi bạn nhận thức được, bạn sẽ làm, nên làm những gì mỗi ngày khi bạn đến xưởng dịch vụ. Bạn biết là bạn chưa làm được những gì khi mỗi ngày bạn đến xưởng dịch vụ, thì bạn sẽ hiểu rõ được khối lượng đã làm được và chưa làm việc được hằng ngày.
Từ đó, bạn biết được công sức bạn bỏ ra so với kết quả bạn thu được là nó tương ứng bao nhiêu.
Khi bạn ước lượng và cảm nhận được giữa công sức bạn bỏ ra và kết quả bạn thu về được, bạn sẽ thấy kết quả bạn thu về được rất là hài lòng và bạn có động lực để đi làm mỗi ngày.
Còn nếu chúng ta không ước lượng được, chúng ta không liên kết được giữa việc chúng ta bỏ nhiều công sức và kết quả chúng ta thu về thì chúng ta không thấy việc chúng ta bỏ nhiều công sức nó có ý nghĩa.
Khi bạn cảm thấy công việc bạn làm nó không có ý nghĩa thì bạn sẽ không gắn bó với nó được lâu dài. Vì chính bản thân bạn không có động lực để làm việc.
Dù bạn có thể vẫn đang nhận tiền, bạn vẫn đang nhận được tiền lương đó, nhưng mà bạn không liên kết, bạn không gắn kết được công sức mà bạn đã bỏ ra với kết quả bạn thu được.
Thì bạn sẽ thấy cái tiền đó nó không có cái điểm mốc để bạn bám víu và đó là lý do mà rất nhiều bạn trước khi đến với nghề Detailing đã làm nhiều công việc khác, cũng có tiền nhưng họ không còn gắn bó với nghề cũ mà họ muốn đến với Detailing là như vậy.
Điều này Randy đã có một may mắn nhận ra trong quá trình làm việc và tham gia trong quá trình huấn luyện, đào tạo bạn học viên.
Rất nhiều các bạn, rất nhiều anh chị và các bạn khác, kể cả các bạn trẻ luôn, trước khi đến với Detailing đã chia sẻ với Randy là làm rất nhiều công việc có tính chất khác nhau nhưng sự hài lòng và cảm thấy phù hợp với công việc thì nó không bằng với Detailing.
Mặc dù có thể ở thời điểm mà bạn đến với Detailing chuyên môn bạn chưa cao, chuyên môn chưa cao nên bạn chưa có thu nhập cao. Nhưng mà Randy vẫn tin rằng sau một thời gian khi bạn có chuyên môn rồi thì bạn sẽ có một thu nhập được tốt hơn, được ổn định hơn.
Và điều quan trọng nhất là mỗi ngày trôi qua bạn sẽ cảm thấy sự hoàn thành công việc, điều này Randy cho rằng nó là điều cực kỳ quan trọng trong ngành Detailing. Bạn thấy được sự hoàn thành công việc, bạn thấy được chiếc xe đã xong.
Bao nhiêu phần chiếc xe đã xong? Bạn đã bỏ công sức bao nhiêu? Bạn thấy chiếc xe đó được hoàn thành, bạn thấy người khách hàng nhận về chiếc xe đó hạnh phúc, vui vẻ như thế nào?
Những giá trị về mặt tinh thần đó, nó vượt trội so với những công việc khác mà bạn có thể sẽ bỏ ra vài tháng, vài năm trời để theo đuổi một dự án mà chưa chắc nhận về được sự hoàn thành công việc và chưa chắc thấy được sự hài lòng của công việc đó so với ngành Detailing.
Còn với người chủ đầu tư, người đã bỏ tiền ra xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Workshop đó thì bạn sẽ thấy bạn rất là có động lực, vì tập thể của bạn có thể tự chủ động làm việc.
Mỗi ngày hoàn thành công việc để có thể phục vụ khách hàng đã sẵn sàng tin tưởng, đặt niềm tin cho bạn và trả tiền để nuôi sống bạn, bản thân bạn và tập thể bạn.
Randy cũng cho rằng đó là một thứ cực kỳ tuyệt vời, khi mà bạn là chủ đầu tư Workshop cảm nhận được điều này từ phía khách hàng là một thành quả hoặc một kết quả phi vật chất từ tập thể của các bạn những con người những thành viên trong đội nhóm của bạn có thể tự làm việc mà không cần một người Sếp quản lý nào.
Tóm lại là có 3 lợi ích mà Randy thấy rõ ràng nhất mà mỗi cá nhân cũng như người chủ đầu tư Workshop có thể được hưởng lợi trực tiếp từ tư duy quản lý là làm việc không cần Sếp.
- Lợi ích thứ nhất: Bản thân mỗi người và tập thể đều có thể là việc độc lập hơn.Độc lập ở đây là không chờ đợi, không bị phụ thuộc vào những tín hiệu làm việc không cần thiết mà chúng ta chủ động làm việc bằng nhận thức của chúng ta. Đi được từ đầu đến cuối, từ đó phối hợp được những thành viên trong tập thể tốt hơn.
- Lợi ích thứ hai: Khi bạn có văn hóa làm việc không cần Sếp, bạn sẽ có khả năng kiểm soát công việc hằng ngày của bạn một cách linh hoạt hơn. Tập thể của bạn cũng có thể làm được các công việc linh hoạt hơn và nó không bị gò bó vào những khung thời gian cố định như những công việc khác. Đặc biệt như những công việc có tính chất “bắc cầu”.
- Lợi ích thứ ba: Là lợi ích lớn lao thuộc về giá trị tinh thần khi bạn có được suy nghĩ làm việc không cần Sếp. Đó chính là, động lực làm việc của bạn nó cực kỳ mạnh mẽ và cực kỳ bền lâu, bởi vì bạn có thể liên kết được giữa công sức bạn bỏ ra khi làm công việc và cái kết quả cuối cùng mà bạn nhận được.
Nhờ làm việc chủ động một cách hoàn hảo hơn. Khi bạn cảm nhận được, công sức của bạn mới bỏ ra nó tương xứng với kết quả mà bạn nhận được thì sự hài lòng trong công việc của bạn sẽ rất là cao và bạn sẽ có động lực để mỗi ngày có thể đến cái Xưởng dịch vụ đó, cái Workshop Detailing đó để làm việc.
Bạn sẽ cảm thấy rất là vui vì mỗi này được có thời gian đến chỗ đó để làm việc, để cống hiến, để ra kết quả cho chính bản thân mình, cho tập thể và cho cả khách hàng để nhận lại được giá trị về vật chất, thu nhập sự hài lòng với công việc và những đồng đội đã gắn bó với mình để hoàn thành những chiếc xe và những người khách hàng vui vẻ, hài lòng đã nuôi sống bản thân bạn và tập thể mà bạn gắn bó từ ngày này qua tháng nọ, từ năm này qua năm nọ, lâu dài và bền vững.
Đó là những lợi ích mà Randy thấy được từ chính bản thân Randy khi Randy thấy được khả năng “Làm việc không cần Sếp” này, tại ngay chính Workshop của Randy.
Bạn có thấy góc nhìn này mà Randy chia sẻ hữu ích hay là khác lạ, hay có vấn đề gì hay không? Hoặc là nó có điểm gì thú vị và điểm gì phù hợp với bạn.
Và nếu bạn áp dụng nó có vấn đề gì? Bạn có muốn áp dụng? Hoặc gặp trở ngại khi áp dụng vào thực tế cho Randy được biết. Hoặc bạn có thể inbox vào Fanpage Randy Nguyen như các bạn khác đặt câu hỏi cho Randy
Và đừng quên mỗi cuối tuần, Randy sẽ cùng các bạn đồng hành trong Seri Huấn luyện hiệu suất ở những chủ đề khác nhau, những Topic khác nhau và những quan điểm góc nhìn hoặc những câu chuyện khác nhau.
Để chúng ta có thể cùng nhau hiểu thêm về nghề Detailing và làm việc trong ngành Detailing được tốt hơn và cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với công việc của Detailing hơn.
Từ đó cộng đồng nghề của Detailing này nó sẽ phát triển mạnh mẽ, mở rộng hơn và là một cộng đồng mạnh về chăm sóc xe tại Việt Nam.
Xin cảm ơn các bạn đã lắng nghe EPS 88, văn hóa doanh nghiệp với chủ đề “Làm việc không cần Sếp”. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những EPS sau.
Fanpage Detailing Vietnam
Detailing Vietnam
Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy
Detailing Vietnam
Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing
Detailing Vietnam
Cộng đồng học detailing online
Detailing Vietnam