Đại đa số những người trẻ hiện nay đều lựa chọn ngành nghề dựa theo mức thu nhập mong muốn. Nếu nói “tiền” là một phần của kết quả, vậy thì chúng ta nên chọn kết trước hay chọn cái tạo ra kết quả thì giúp bản thân mình phát triển hơn?
Trong EPS 89 tuần này, anh Randy sẽ chia sẻ đến các bạn những góc nhìn của anh của những bạn khi muốn làm nghề Detailing và những yếu tố để giúp các bạn có thể đồng hành lâu dài với nghề mà không bị mất chỗ đứng trước sự biến động của thị trường trong ngành Detailing.
Hãy lắng nghe EPS 89 của series Ask Randy để có thể học được những kiến thức bổ ích và những câu chuyện trong ngành Detailing từ anh Randy nhé! Nhanh chóng bỏ túi ngay những kinh nghiệm bổ ích nào.
Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam
TÓM TẮT NỘI DUNG
(0:11) – Phần giới thiệu
(0:29) – Khuynh hướng chọn ngành nghề dựa trên mức thu nhập mong muốn của nhiều bạn hiện nay
(1:52) – Sự gắn bó với ngành nghề khi bạn đạt được mức thu nhập mong muốn có lâu dài không?
(5:48) – Làm nhiều việc, liệu có giúp bạn kiếm nhiều tiền hơn không?
(7:16) – Khi nhu cầu khách hàng tăng cao, thì vấn đề nội bộ trong ngành Detailing gặp phải là gì?
(16:25) – “Bi kịch” của việc khi có quá nhiều người giỏi chọn cùng một ngành lương cao là gì?
(18:36) – Để đi lâu dài cùng với nghề Detailing thì cần những bạn như thế nào?
(20:08) – Bật mí cách rút ngắn con đường để tồn tại lâu trong Detailing
(23:11) – Phần kết
Nội dung
Olivia:
Chào mừng mọi người đã đến với Podcast của Detailing VietNam, mình là Olivia.
Và xin giới thiệu với các bạn người luôn đồng hành cùng chúng ta trong mỗi số Podcast, anh Randy.
Dạ em chào anh.
Anh Randy:
Chào Olivia, chào các bạn lại đến với Podcast của Detailing VietNam.
Olivia:
Dạ hôm nay thì em mang đến anh cũng như là các bạn đang theo dõi Seri Ask Randy một chủ đề, đó là chúng ta nên chọn kết quả trước hay là chọn cái tạo ra kết quả để giúp cho bản thân mình phát triển.
Anh Randy:
Câu hỏi này của bạn nào vậy.
Olivia:
Dạ câu hỏi đến từ bạn T.
Dạ và theo em thấy thì phần lớn mọi người ngày nay khi mà ở giai đoạn chọn ngành, chọn nghề thì họ thường sẽ có khuynh hướng là lựa chọn ngành nghề dựa trên mức thu nhập mong muốn.
Có nghĩa là họ sẽ lựa chọn những ngành nghề có thể tạo ra mức thu nhập cao.
Không biết là anh Randy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Anh Randy:
Anh nghĩ điều này rất là bình thường và rất là phổ biến luôn, nhưng mà đặt biệt là các bạn đang mới bắt đầu đi làm nghề trong ngành Detailing chắc là rất quan tâm đến vấn đề này.
Bởi vì các bạn muốn biết cái tương lai sau khi học Detailing xong nó sẽ có thu nhập như thế nào, để mình biết mà mình nhảy vào làm Detailing.
Có nên hay không đúng không?
Vậy thì Olivia nghĩ sao về câu hỏi này của bạn?
Olivia:
Dạ thực ra để mà nói thì bất cứ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn có một mức thu nhập cao và ổn định, cho nên là việc các bạn lựa chọn dựa trên mức thu nhập mong muốn để lựa chọn ngành nghề, em nghĩ đó cũng là đều dễ hiểu.
Tuy nhiên một nghề lương cao thì nó đòi hỏi bạn phải đáp ứng được những yêu cầu mà nó đưa ra. Cho nên mới nói là các bạn có thể lựa chọn công việc với mức lương vài chục cho tới vài trăm triệu một tháng đều đó hoàn toàn có thể nhưng mà bạn có gắn bó và làm việc lâu dài với ngành nghề đó hay không thì nó là một vấn đề khác ạ.
Anh Randy:
À, nói về sự gắn bó thì thực ra anh có cái góc nhìn như thế này. Đầu tiên, để đạt được công việc mà có thu nhập được cao thì Olivia có nghĩ là cái quá trình mà mình đạt được như vậy nó đơn giản và nhanh chóng không?
Olivia:
Dạ không.
Anh Randy:
Vì sao vậy?
Olivia:
Em nghĩ là những mức thu nhập cao đòi hỏi bạn đó phải nổi trội, phải vượt bậc.
Anh Randy:
Còn gì nữa không?
Nó sẽ còn đòi hỏi một số thứ nữa, đó là sự kiên trì khi mà bạn đặt ra kết quả đó. Nghĩa là làm công việc gì khi mà làm đúng hướng thì nó sẽ ra kết quả, đầu tiên bạn cần phải biết là chỉ cần bạn làm đúng hướng, đúng cách thì nó sẽ ra kết quả.
Vậy thì bạn muốn cái công việc đó ra kết quả, nó kéo theo cái thu nhập của bạn là tiền lương thì kết quả này nó phải có giá trị đem lợi ích về kinh tế cho một người nào đó thì họ mới trả tiền cho bạn, đúng không?
Suy ra là bạn muốn làm được tiền thì bạn vừa phải làm công việc đúng hướng, đúng cách mà phục vụ được cho người sử dụng là khách hàng và người khách hàng đó sẵn sàng trả tiền cho bạn không phải là mắc nợ nha thì mới sinh ra tiền.
Và cái vòng lặp đó xuất phát từ việc bạn muốn có tiền, bạn nhận được tiền để công việc của bạn được tốt hơn, đúng không, tới đây được chưa?
Như vậy khi bạn đẩy nhu cầu của bạn lên, từ muốn có tiền lên thành nhiều tiền, cái kết quả là từ tôi có tiền và giờ tôi muốn có thật nhiều tiền.
Bạn T đó muốn từ kết quả T có tiền thành kết quả T có nhiều tiền thì suy luận ra. Suy luận một chiều thôi, chưa có chính xác lắm, nhưng mà suy luận một chiều.
Bạn T phải làm nhiều việc đúng hướng hơn và nhiều việc đúng ý khách hàng hơn. Để khách hàng trả tiền thì bạn mới có nhiều tiền. Đúng không?
Như vậy trong cái vòng quay đó, thì cái chủ thể là đối tượng quyết định quan trọng nhất đó chính là bạn T.
Vì sao? Vì bạn T phải là người có việc làm, có chuyên môn thì mới làm việc được đúng hướng, đúng cách, đúng không?
Bạn T còn phải hiểu tâm tư khách hàng thì mới làm việc đó được đúng hướng và đúng ý khách hàng được, đúng chưa?
Và khi khách hàng trả tiền thì bạn T mới có tiền. Vậy khi bạn T muốn có nhiều tiền lên thì số lượng việc mà bạn làm đúng, làm tốt nó phải tăng lên.
Vậy theo Olivia khi bạn T làm tăng lên nhiều việc ở đây tương ứng với bên kia hay ở bên này bạn T phải tăng nhiều hơn nữa thì thu nhập đó mới tăng? Có nghĩa là bạn T tăng thêm 10 việc thì mức lương của bạn cũng tăng gấp 10 lần như vậy không? Hay là nó tăng chậm hơn cái số việc mà bạn T có thể làm?
Olivia:
Em nghĩ là nó cũng tăng đều.
Anh Randy:
Tăng đều hả, dựa trên lý do gì mà em nghĩ vậy?
Olivia:
Dạ em nghĩ là nhiều việc thì nó phải nhiều tiền chứ.
Anh Randy:
Hợp lý, rất là hợp lý luôn.
Tuy nhiên có một vấn đề mà Olivia cũng như các bạn khác trong ngành Detailing không thấy hoặc bị bỏ sót, đó như vậy nè.
Khi bạn bỏ sót thông tin khách hàng, khi mà trong cái vòng lặp như vậy nhu cầu của khách hàng phải tăng lên hay giảm xuống?
Olivia:
Dạ phải tăng.
Anh Randy:
Phải tăng, nhu cầu của khách hàng càng ngày càng phức tạp lên đúng không?
Và cần nhiều hơn, đúng không? Vậy thì một mình bạn T có đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của khách hàng không?
Olivia:
Dạ không.
Anh Randy:
Thì nó sẽ nảy sinh ra điều gì, nó sẽ nảy sinh ra T phải làm việc đội nhóm với một bạn khác. Ví dụ như bạn A, T phải làm với A, T phải làm với B, B phải làm với C.
Tất cả những bạn như bạn T, bạn A, bạn B, bạn C mỗi bạn đều là một mắc xích của tập thể đó. Thì lúc đó mới giải quyết được cái khối lượng công việc nó nhiều và giải quyết được sự phức tạp của yêu cầu khách hàng đó.
Mà một mình T không thể biết được tất cả các chuyên môn khác ngoài chuyên môn của bạn T, vì bạn T không đủ thời gian. Trong một thời gian ngắn bạn T không thể biết được tất cả các chuyên môn.
Ví dụ, bạn T đang làm kỹ thuật viên là bạn làm trực tiếp trên chiếc xe. Bạn biết về kỹ năng rửa xe, biết về kỹ năng đánh bóng xe, bạn biết vệ sinh nội thất xe, bạn biết phủ dán PPF,… trên cái xe.
Nhưng, bạn không đủ thời gian để bạn hiểu khách, đúng không? Vậy nên mới cần một người làm cố vấn dịch vụ, để hiểu khách rồi truyền đạt lại cho bạn.
Dĩ nhiên, làm một chiếc xe khi yêu cầu của khách hàng phức tạp lên. Thì một mình bạn T làm từ đầu đến cuối chiếc xe được. Vì quỹ thời gian khách hàng cho bạn T có giới hạn, bạn T bắt buộc phải làm chung với nhiều bạn kỹ thuật viên khác, để giao xe đúng thời gian khách hàng yêu cầu chứ.
Vậy thì phải có thêm bạn kỹ thuật viên A, kỹ thuật viên B vào làm chung với bạn kỹ thuật viên T. Vấn đề xảy ra là gì?
Vấn đề xảy ra cũng giống như EPS trước mà mình có trao đổi, đó là: khi 2 bạn, 3 bạn, 4 bạn, 5 bạn làm việc với nhau nó có một số trở ngại khi làm việc chung. Bạn A có chuyên môn này, bạn B có chuyên môn kia, dù cùng có chuyên môn nhưng nó vẫn có trở ngại đúng không?
Trong EPS trước mình có nói đúng không? Bạn K hỏi đúng không? Không biết là bạn K có góp ý lại chưa, nếu K nghe cái này thì góp ý lại cho anh nha, là vấn đề của em giải quyết được tới đâu rồi.
Vậy thì đó là những người cùng chuyên môn với nhau. Vậy những người khác chuyên môn với nhau, Olivia có nghĩ là nó có dễ phối hợp với nhau không?
Olivia:
Dạ không.
Anh Randy:
Sao vậy?
Olivia:
Em nghĩ là khác chuyên môn thì người ta không có một cái gì chung để nói ạ.
Anh Randy:
Chính xác, không có điểm chung nên khi tranh luận rất dễ xảy ra mâu thuẫn.
Lấy ví dụ như bạn cố vấn dịch vụ, bạn cố vấn dịch vụ là người hiểu khách hàng hơn hiểu cái xe. Còn những bạn là người hiểu cái xe hơn là hiểu khách hàng.
Vậy khi phối hợp hoặc tranh luận với nhau sẽ ra vấn đề gì?
Olivia:
Mâu thuẫn ạ.
Anh Randy:
Mâu thuẫn. Ông nói gà, bà nói vịt. Không đồng quan điểm đúng không, từ phổ biến đó chính là không đồng quan điểm.
Và đặt người khách vào. Em không thể kỳ vọng là người khách biết tất tần tật được. Người khách biết tất tần tật nó không tồn tại trong thực tế, người khách không biết mới cần mình giải quyết gánh nặng cho họ đúng không?
Nên khi người khách không có chuyên môn, họ cũng có thể diễn đạt cái vấn đề, cái yêu cầu của họ bị lệch so với sự thật, đúng không? Cũng có thể đúng không?
Cũng giống như là mình bị bệnh nhưng mà mình đâu phải là bác sĩ đâu, nên mình không biết chính xác cái bệnh của mình là bệnh gì nên mình mới cần tìm bác sĩ. Minhc có thể mô tả sai triệu chứng đúng không? Khách hàng cũng vậy.
Nên khi sự cố càng phức tạp lên, càng có nhiều người làm chung với nhau. Mà những người đều có chuyên môn hết nha, chứ ở đây chưa bàn những người không có chuyên môn nha. Những người không có chuyên môn không phải trường hợp này.
Những người có chuyên môn chưa chắc đã cùng kịp sinh ra trong một quỹ thời gian đó, để ra kết quả giống khách hàng muốn.
Dẫn đến, nếu khách hàng không nhận kết quả như họ mong muốn họ có trả tiền không? Không.
Vậy thì cái mục tiêu của bạn T khi mà tăng nhiều việc lên, nó cũng có thể có một số trở ngại sau.
Có thể là cái kết quả đó không kịch liệt để mà bạn nhận lương liền, nghĩa là bạn làm dự án đó mà khách chưa trả tiền thì công ty đâu có trả tiền cho bạn được liền.
Khi nào khách hàng trả tiền cho công ty thì công ty mới trả tiền cho bạn đúng không?
Đấy là một tình huống. Có nghĩa là không sinh về ngay lập tức cho khối lượng bạn làm. Bạn T tăng khối lượng công việc lên ngay, nhưng mà đứa khác chưa gửi tiền ngay, đúng không, hợp lý không?
Hợp lý mà. Tại vì khách hàng chưa trả tiền ngay, không nói những khách hàng muốn quịt nợ nha. Chỉ là chưa nhận đủ nên họ chưa trả tiền thôi.
Trong quá trình làm, việc nó phức tạp lên, chưa làm giao ra đúng kết quả như khách hàng mong muốn. Khách hàng chưa nhận cái đó lấy đâu ra mà họ trả tiền, hoặc là khách hàng nhận rồi nhưng mà họ nhận cái việc em làm.
Họ sử dụng với mục đích gì, nó chưa sinh ra tiền cho họ nên họ cũng chưa có tiền để trả cho em. Lấy ví dụ khi em làm cái xe cho khách hàng đi công việc, họ sử dụng cái xe đó cho công việc hằng ngày hoặc cho mục đích cụ thể: đi gặp gỡ đối tác, khách hàng cho dự án…
Thì có thể những thứ đó họ chưa có nguồn thu về kịp, họ chưa trả tiền bạn kịp. Đây là anh nói khách hàng sẵn sàng trả tiền cho công việc của T. Nhưng dòng tiền nó chưa chạy kịp.
Vậy thì dòng tiền của T, nó có tăng lên kịp không? Không.
Ở đây anh đang nói về sự bất hợp lý giữa cái khối lượng công việc. T nghĩ là T làm nhiều việc, nhưng tiền cuối thánh lại không tăng lên kịp.
Thành ra, nếu xét theo hình thức như vậy thì em sẽ thấy T sẽ cảm thấy bị bất mãn một chút xíu, nghĩ là bạn cố gắng quá trời luôn, đúng không? Mà cuối tháng tiền không được bao nhiêu đúng không?
Đây là trường hợp phổ biến mà khiến các bạn chọn thu nhập có thu nhập cao bị nản. Bên cạnh yếu tố về kỷ luật.
Anh nói về yếu tố thứ nhất, bạn T chưa có kỷ luật, nên chưa duy trì được trạng thái duy trì làm một khối lượng công việc lớn trong một thời gian dài để sinh ra kết quả.
Cái thứ hai là dòng tiền nó chạy, nó chưa về kịp nên dòng tiền của bạn cũng chưa về kịp.
Và một số lý do khác nữa.
Ở đây anh muốn nói là gì, bạn chọn thu nhập cao là không sai, hợp lý luôn. Nhưng không phải lúc nào trong chu trình phát triển nghề nghiệp của bạn nó cũng tăng giống như kỳ vọng mà bạn mong muốn.
Khi nó không tăng với tốc độ mà bạn mong muốn, bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Nếu như Olivia, Oliva sẽ cảm thấy như thế nào?
Olivia:
Hụt hẫng ạ.
Anh Randy:
Tại sao vậy.
Olivia:
Tại vì giống như là cái sự nỗ lực của mình nó không được đền đáp xứng đáng với mình vậy ạ.
Anh Randy:
Thì nó sẽ dễ làm cho mình nản đúng không? Đấy là cái mà anh đang muốn nói.
Olivia và các bạn chọn công việc có mức thu nhập cao, nó hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên, nỗ lực của mình nó phải nhiều, bên cạnh đó mình phải duy trì cái tư duy, cái khả năng suy nghĩ của mình, giữ cho cái đầu của mình nó đủ lạnh, đủ bình tĩnh với sự xao động và biến đổi của thị trường.
Để mình quyết tâm đi theo cái đó, riêng 2 cái đó không là hơi căng căng rồi đó. Anh thấy hơi căng căng rồi đó nha.
Và cái thứ 3, nếu bạn muốn có thu nhập cao là gì?
Khi bạn có thu nhập cao, thì nhiều người muốn. Theo Olivia thì sự cạnh tranh nó sẽ cao, nó sẽ nhiều hay là nó ít và nó dễ.
Olivia:
Dạ sự cạnh tranh thì chắc chắn nó sẽ cao rồi ạ.
Anh Randy:
Thành ra nó lại đưa vào cái bi kịch nữa. Những đứa giỏi nhảy dô đấu súng với nhau nó chết như rạ. Còn mấy người có thể ước lượng được thì nó đi ra những chỗ khác, nghĩ là cái sân chơi đó quá chật chội.
Cũng giống như thi đại học vậy đó, trườn Top đi, trường điểm đi. 500 anh em đẩy vào, toàn siêu nhân không, nhưng mà đấu sung với nhau thì nó chết như sung, phải không?
Còn những trường bình thường thì nhàn nhàn cũng dô được đúng không?
Đó là bi kịch của những đứa giỏi, chọn công việc có thu nhập tốt. Nhưng phải đấu súng quyết liệt với nhau để giành được một suất tồn tại, vì sự cạnh tranh lúc đó nó quá mạnh và em không cạnh tranh nổi thì em bị đào thải.
Mà bị đào thải thì không có thu nhập, chứ đừng nói là thu nhập cao. Và yếu tố này là yếu tố quyết định từ bên ngoài đến bản thân mình.
Mình không chi phổi, không kiểm soát được cái này đúng không? Đó chính là quy luật nghiệt ngã của rất nhiều ngành nghề và trong đó có ngành Detailing.
Vậy thì nó liên quan gì? Khi mà bạn chọn ngành Detailing bạn phải làm hiệu suất mà muốn làm hiệu suất thì bạn phải làm việc đội nhóm và bạn phải cạnh tranh với những đứa hiệu suất cao hơn bạn, để bạn có chỗ đứng đúng không?
Bạn phải kiên trì, đúng không? Bạn phải có tâm lý vững vàng đúng không?
Anh đã thấy rất nhiều bạn thành công và nhiều bạn giỏi. Cực kỳ nhiều luôn. Trong ngành xe rất là nhiều bạn, việc các bạn có khả năng giao tiếp một chút hoặc có chuyên môn một chút.
Người có chuyên môn trong ngành làm xe thu nhập cực kỳ cao. Thu nhập một hai trăm triệu 1 tháng là điều bình thường, đây là những thợ cực kỳ giỏi. Người ta có câu là “Nhất nghê tinh, nhất thân vinh” mà.
Loại thứ hai mà anh thấy ngành khác nói chung và ngành Detailing nói riêng mà làm được có thu nhập cao. Đó là những bạn giỏi giao tiếp, nói chung anh dùng cái từ dân gian mà các bạn dễ nghe đó là “giỏi cái miệng”.
- Loại thứ nhất là giỏi cái nghề, giỏi tay chân. Cái tay là tay nghề, sự khéo léo.
- Và thứ hai là giỏi cái miệng, giỏi về khả năng giao tiếp, thấu hiểu khách hàng. Mà mấy người bên ngoài người ta hay gọi là chốt sale đồ đó. Đại khái như vậy, anh thì không có ý nhưng vậy, nhưng mà đại khái là cái kỹ năng giao tiếp của bạn cực kỳ xuất sắc.
Hai nhóm đó là hai nhóm thành công vượt trội trong ngành Detailing và chăm sóc xe. Vậy nếu bạn rèn luyện được như mấy bạn đó, chắc chắn sẽ thành công.
Và một tín hiệu vui cho các bạn là, người ta làm được hết rồi, sẽ có người làm được nhưng người đó có phải là mình hay không? Bạn có tìm được đúng công thức để có thể làm giống người đó hay không.
- Cái thứ 3 bạn có sẵn sàng đi theo con đường đó hay không.
Đó là những gì anh gợi ý, còn một tín hiệu nữa, anh có thể gợi ý cho các bạn nếu các bạn muốn để có thu nhập cao từ Detailing. Đó là gì bạn biết không?
Anh gợi ý nè, hãy tìm một người giỏi về lĩnh vực đó, bạn xem như Idol vậy đó. Hoặc những chuyên gia, tìm người đó hoặc mối quan hệ gần sát người đó, vào làm cùng người đó, “bán thân” cho người đó, học người đó, copy người đó, bắt chước người đó.
Bạn sẽ rút ngắn được thời gian của bạn để trở thành một phiên bản tốt hơn của bạn. Chắc chắn bạn sẽ có thu nhập tốt, chứ không phải anh bảo Copy người đó để có thu nhập giống người đó, vì bạn có thể Copy người đó để có thu nhập tốt hơn cho bạn.
Anh cho rằng hướng đi này là hướng đi nhanh, hợp lý mà tốn ít công sức. Và có khả năng tồn tại được dưới sức ép của thị trường, vì sao bạn biết không? Vì những người thành công như vậy, người ta đứng trước sức ép rất là khủng hoảng. Đúng không?
Vì để là một ngôi sao sáng thì mỗi ngày phải đấu trí, đấu sức với cả tỷ người khác thì mình mới thành một ngôi sao, đúng không?
Nên bạn có thể tìm hiểu, làm giống nhưng bạn có chịu nổi áp lực dài lâu như vậy hay không? Bạn chỉ cần hạ cái chuẩn xuống một tí xíu.
Ví dụ người đó kiếm được 1 tỷ/ tháng. Bạn chỉ cần kiếm được 700, 500.
Hoặc ví dụ thợ dán PPF giỏi họ kiếm 200/ tháng. Bạn chỉ cần hạ xuống 100, thì rõ ràng cái thời gian mà bạn đạt 100 triệu mỗi tháng nó nhanh hơn với cột mốc 200. Mà khi lên 100 rồi, bạn happy rồi đúng không?
Hoặc bạn hạ xuống một chút xíu nữa, rồi bạn bắt đầu thay đổi, thay đổi, thay đổi. Bạn sẽ lúc nào cũng cảm thấy happy. Còn hơn là bạn đặt hẳn một mục tiêu, là 200 giống như siêu sao đó thì bạn sẽ bị thất vọng mỗi ngày.
Thay vì vậy bạn nên nhỏ mục tiêu lại, mình lên 10, 20. Dĩ nhiên trong mỗi nền tảng cách thức sẽ khác nhhau.
Và đó là góp ý của anh cho bạn T.
Olivia:
Dạ và qua tập EPS tuần này thì có một vài điều mình muốn nhắn gửi đến các bạn. Đó là “tiền” chỉ là một của kết quả, tuy nhiên chọn đúng kết quả là điều quan trọng hơn. Và nếu chúng ta có định hướng đúng, thì chúng ta sẽ sớm có được mức thu nhập mà chúng ta mong muốn.
Thay mặt các khán giả của kênh Detailing VietNam, em cảm ơn anh Randy rất nhiều với những chia sẻ đầy bổ ích và hi vọng các bạn sau khi nghe số EPS tuần này thì có thể rút ra cho mình một bài học nào đó.
Đặc biệt là với những bạn đang loay hoay tìm định hướng cho mình. Các bạn cũng đừng ngần ngại gửi những câu hỏi hay là những vấn đề còn khúc mắt về cho chúng tôi, qua Fanpage Randy Nguyen hoặc bình luận trực tiếp dưới EPS này nha.
Và nếu bạn thấy EPS này có thể giúp ích cho bạn, hãy để lại đánh giá 5 sao và để lại phần đánh giá phía dưới nha. Hẹn gặp lại các bạn ở những số EPS lần sau.
Fanpage Detailing Vietnam
Detailing Vietnam
Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy
Detailing Vietnam
Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing
Detailing Vietnam
Cộng đồng học detailing online
Detailing Vietnam