0

EPS 93: Làm gì để không bị lạc hướng khi kinh doanh Detailing?

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 93: Làm gì để không bị lạc hướng khi kinh doanh Detailing?
Loading
/

Bạn muốn kinh doanh Detailing vậy bạn làm gì để bản thân mình không bị lạc hướng? Bạn lựa chọn đi theo những con đường đã có sẵn từ những người  trước hay bạn tự bước theo hướng đi của mình?

Trong EPS 93 tuần này, anh Randy sẽ chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm với hơn 10 năm trong ngành Detailing của anh, giúp các bạn có thêm cho riêng mình những góc nhìn và định hướng lối đi của mình để bạn không bạn bị lạc hướng khi kinh doanh Detailing.

Hãy lắng nghe các EPS của series Ask Randy để có thể học được những kiến thức bổ ích và những câu chuyện trong ngành Detailing từ anh Randy nhé! Nhanh chóng bỏ túi ngay những kinh nghiệm bổ ích nào.

Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam

TÓM TẮT NỘI DUNG

(0:11) – Phần giới thiệu

(0:23) – Những lý do khiến nhiều người sợ bản thân mình bị lạc hướng trong kinh doanh

(3:53) – Nếu bám chặt vào con đường mà những người trước đó đã đi rồi thì có khiến cuộc sống của chúng ta đơn điệu và nhàm chán hay không?

(9:24) – Rủi ro có thể xảy ra khi chúng ta chọn hướng đi đã cũ mà trước đó đã có nhiều người đi?

(17:15) – Phần kết

Nội dung

OLIVIA:

Xin chào tất cả mọi người đã đến với kênh Podcast của Detailing VietNam, mình là Olivia và người luôn đồng hành trong mỗi số Episode anh Randy.

Dạ em chào anh.

Anh Randy:

Chào Olivia, chào các bạn.

OLIVIA:

Dạ và hôm nay em mang đến anh một chủ đề với mong muốn là anh có thể chia sẻ về vấn đề: Lạc hướng trong kinh doanh Detailing. 

Lý do em mang chủ đề này đến để nhờ anh giải đáp đó là em thấy khá nhiều bạn hiện nay, vì lo ngại mình sẽ có thể gặp phải khó khăn và những rủi ro khi xây dựng chiến lược kinh doanh Detailing, nên các bạn lựa chọn an toàn đó là đi lại những con đường mà người khác đã từng đi mà chưa dám chọn lựa cho mình một con đường khác biệt riêng cho mình. 

Vậy theo anh thì những lý do nào khiến nhiều người lại sợ bản thân mình đi lạc đường trong khi họ có thể tìm đường để trở lại ạ?

Anh Randy:

Thực tế thì ở Việt Nam mình có một tâm lý cũng khá là phổ biến, có nghĩa là buôn có bạn, bán có phường.

Có nhiều người làm những việc giống giống như nhau, anh thấy cái này cũng hợp lý thôi, nếu mình suy luận bình thường thì có phải những việc mà người ta đang làm được, làm tốt thì mới có nhiều người làm. Đúng không?

Vậy thì việc mình làm giống với số đông đã có rồi, sẽ làm cho mình có cảm giác an toàn hơn là mình làm một điều gì đó khác những người còn lại.

Cộng thêm một điều nữa cũng khá phổ biến ở Việt Nam, anh nhận thấy khác với cách giáo dục của phương Tây.

Ở Việt Nam thì việc mà chúng ta định hướng cho bản thân chúng ta ngay từ bé là: “mình phải giống với những con người và những quy định còn lại” thì ở Việt Nam có một cái gần như là áp đặt, một cái định hướng là mình phải giống như nhau.

Chúng ta phải giống như thế này, đã là học sinh giỏi là phải như thế này, đi làm là phải thế này, người làm việc văn phòng phải như thế này, người đi làm kinh doanh là phải thế này. Kiểu vậy.

Trong khi văn hóa của phương Tây người ta có rất nhiều điểm, người ta đề cao sự khác biệt của cá nhân. Ở đây anh không có trao đổi về việc cái nào là đúng, cái nào là sai.

Cả hai cái anh đều thấy có những điểm hay và những điểm thú vị. Khi mà mình làm, thì anh cảm thấy là quan trọng là bản thân của mình khi mình chọn điều đó, mình cảm thấy mình giống với số đông là mình ổn hay mình khác với số đông là mình ổn.

Có nhất thiết là mình phải giống với số đông hay không? Có nhất thiết là mình phải khác với số đông hay không? Đấy là cái suy nghĩ mà anh nghĩ là các bạn cần và nên suy nghĩ trước khi đi tới những việc tiếp theo.

OLIVIA:

Dạ vậy anh có nghĩ là việc cứ bám chặt vào con đường mà mình đang đi hay là đi lại con đường mà người trước đó đã đi rồi, nó có khiến cho cuộc sống của mình trở nên đơn điệu và nhàm chán hơn không ạ?

Anh Randy:

Anh không cho rằng là nó sẽ đơn điệu và chàm chán đâu.

Mình cứ lấy một ví dụ đi. Cũng là một con đường em đi từ điểm A đến điểm B, mỗi một ngày em đi nó khác nhau, nó thật sự là khác nhau. Người đi trước họ đi vào thời điểm trời nắng nó có thể khác với thời điểm em đi trời mưa.

Cũng có thể cũng là trời mưa nhưng em đi từ điểm A đến điểm B, em mặc áo mưa, nó khác với em ngồi trên chiếc ô tô, khác với em đi bộ và khác với những ngày mưa ở Sài Gòn bơi lội.

Có thể là cùng một điểm đến, cùng một mục tiêu nhưng anh nghĩ là cái hành trình của mỗi người nó khác nhau. Và khi cái hành trình mỗi người khác nhau nó sẽ để lại cho chúng ta rất nhiều điều thú vị.

Và nó cũng có nhiều trở ngại khác nhau, có người đi trước, vấp ngang cục đá rồi. Nhưng vì họ đá mất cục đá cho nên em đi phía sau không thấy cục đá.

Nhưng cũng có thể là người đi phía trước, họ đụng cái gì đó nó để lại cục đá cho em và em gặp chướng ngại vật.

Thực tế anh nghĩ khi ra làm kinh doanh thì nên kỳ vọng là nên định hình sẵn là có chướng ngại vật chỉ có khác là bao nhiêu chướng ngại vật thôi. 

Chứ không nên nghĩ kinh doanh là con đường bằng phẳng, vì nếu kinh doanh mà bằng phẳng, anh nghĩ số đông thất bại chắc nó không nhiều đến như thế.

Đã là kinh doanh sẽ đem về nhiều lợi ích đúng không? Nó cho người kinh doanh có được cái cơ hội có thu nhập tốt hơn đúng không? Được có những quyền lợi, những đặc quyền và những lợi thế được tốt hơn đúng không?

Có một cái quy luật nó như thế này, có nghĩa là quyền lợi bao giờ cũng là một phần của trách nhiệm cả, nói cách khác anh cho rằng để bạn có nhiều quyền lợi như vậy thì trách nhiệm của bạn nó phải khác.

Hay là nếu em muốn em có nhiều quyền lợi thì em phải sẵn sàng gánh vác nhiều trách nhiệm hơn trách nhiệm cho bản thân em.

Vậy thì khi đi làm kinh doanh nó khác với các bạn “đi làm thuê”, nói vậy cho dễ hiểu. Làm thuê ở đây  có nghĩa là, khi mà mình đi với tâm thế là đi làm thuê thì mình chỉ có trách nhiệm với bản thân mình thôi à.

Còn người làm quản lý, làm kinh doanh thì bên cạnh trách nhiệm cho bản thân họ, họ còn trách nhiệm cho tập thể mà họ đang gánh vác nữa. Em có thấy vậy không?

Có nghĩa là những người đi theo họ, sống nhờ người dẫn đầu, người dẫn dắt, người chủ Workshop, người mở được cửa hàng đó ra, mở công ty đó ra.

Kiếm sống hằng ngày của những người đó, sống nhờ người lãnh đạo, người dẫn dắt. Vậy trách nhiệm của người lãnh đạo, người dẫn dắt đó là nó lớn hơn là chỉ lo cho họ.

Khi mà nó lớn như vậy mà họ xoay sở được, họ cố gắng được, thì họ sẽ nhận được quyền lợi lớn hơn những người chỉ lo cho chính bản thân họ. Thành ra khi họ làm được như vậy thì nó giống như một tấm gương thành công nên những người đi sau chọn tấm gương thành công để làm cái mục tiêu, làm đích đến, làm hình mẫu để đi theo là hoàn toàn hợp lý . Đúng không?

Rất nhiều bạn làm kinh doanh chọn đi theo cái lỗi có sẵn cho tiện lợi. Điều đó là chứng minh cho sự tồn tại của thành công và những bạn đi sau chọn hướng đi đó, chọn kết quả đó cũng đạt được giống như người đi trước.

Nên anh nghĩ điều đó cũng hợp lý thôi.

OLIVIA:

Dạ vậy thì nó sẽ có những rủi ro nào có thể xảy ra khi mà chọn đi theo hướng đi đã cũ, trước đó đã có rất nhiều người làm mà mình vẫn tiếp tục đi theo cái hướng đi đó, chỉ vì muốn đảm bảo an toàn ạ.

Anh Randy:

Nó có một yếu tố mà em nói đó là “an toàn”, thực ra khi mà làm kinh doanh thì nó không hợp lý lắm. 

Bởi vì thị trường nó không chủ động được đúng không? Để thích ứng và tồn tại được là điều không dễ dàng. Cho nên những người có ý định “an toàn” anh không cỗ vũ họ làm kinh doanh.

Vì kinh doanh nó có nhiều quyền lợi mà quyền lợi thì đi kèm với rủi ro, mà đã rủi ro thì không an toàn. Chỉ có chọn hướng nào phù hợp với bản thân mình mới là cái các bạn nên suy nghĩ thôi.

Vậy rủi ro khi chọn những định hướng đã có sẵn là câu hỏi của Episode này đúng không?

Rủi ro, có rất nhiều rủi ro. Trong đó nếu nói về một cái rủi ro khi mà chọn định hướng đã thành công mà tại sao lại có rủi ro, anh có thể giải thích cho các bạn nè.

Người ta hay nói là: “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” mà nói như vậy có nghĩa là cái mà những người đi trước họ đã làm thành công ở thời điểm của họ chưa chắc là bạn làm lại ở thời điểm này cũng thành công. Mà chưa chắc cái người đã làm ở thời điểm đó bây giờ làm lại cũng thành công được.

Đó chính là điểm thú vị khi đi làm kinh doanh, anh không cho nó là rủi ro mà anh cho nó là điểm thú vị , nghĩa là cách thức bạn xây dựng thương hiệu của bạn, bạn xây dựng mô hình kinh doanh của bạn, cái cách kinh doanh của bạn ở từng thời điểm khác nhau là khác nhau.

Và bạn copy lại chính xác thôi là chưa đủ, lấy ví dụ nè: Tất cả mọi người đều biết Bill Gates, khi Bill Gates làm cái phần mềm cho Microsoft, hệ điều hành Windown, thì ở thời điểm đó là nó đã có hệ điều hành chiếm thế thượng phòng chưa?

Chưa, vì máy tính nó chưa phát triển. Thành ra là cách làm của bác Bill thời điểm đó, những năm 9x đó không thể nào giống như bây giờ em muốn xây một cái hệ điều hành em bán cho khách hàng được, đúng không?

Cũng giống như việc người ta đã xâu một cái Workshop, người ta dựng lên một cái Workshop, người ta đã vận hành 1, 2, 3, 5 năm rồi với cách thức đó, tại thị trường đó.

Thì em, chưa chắc là em đã copy. Dù em là người làm trong cái Workshop đó mấy năm trời luôn. 

Tại thời điểm bây giờ, đúng ngay khu vực đó, chưa chắc đã thành công. Tại vì sao, tại thị trường đó, địa điểm đó nó đã thay đổi rồi, xu hướng tiếp theo là xu hướng gì, khách hàng bây giờ có còn chuộng cái đó hay không.

Trong ngành Detailing bây giờ có các cái xu hướng và một điểm khá là thú vị cũng rất khắc nghiệt ở thị trường Việt Nam, đó là những bạn chưa vào làm, chưa biết là thị trường ở Việt Nam “đi sau, về trước“.

Có nghĩa là so với thị trường ở trong khu vực và trên Thế giới thì mình đi rất “sau”. Nhưng mình bỏ qua rất nhiều giao đoạn và mình về thẳng, để ngang bằng với tốc độ của xu hướng đó luôn. 

Nên có một vài cái xu hướng con, xu hướng nhỏ trong cái xu hướng đó thì Việt Nam sẽ không trải qua.

Lấy ví dụ về làm thêm PPF đi, dán PPF đi. Thì thị trường Việt Nam nó chỉ mới bắt đầu phổ biến năm 2017 2018, nghĩa là đi sau các thị trường khác rất rất nhiều năm, trong khu vực Đông Nam Á thoi, chứ đừng so với thị trường nước ngoài đâu xa cả.

Nhưng mà bây giờ người người dán PPF, nhà nhà dán PPF. Cứ mua xe là dán PPF, nó giống như vậy đó.

Cũng giống như là trước kia cái xu hướng làm nhiệm vụ chăm sóc xe Detailing đó là làm tốt hơn chăm sóc xe thông thường hoặc tốt hơn dịch vụ sửa xe, nên khi người ta nghĩ đến Detailing là người ta nghĩ đến rửa xe vì những người đó rửa xe sạch hơn rửa xe bình thường.

Hiện nay thì không còn như vậy nữa nghĩa là khách hàng đòi hỏi cái chuẩn mực cao hơn. Sự thay đổi của khách hàng người ta đòi hỏi, người ta nhận định rõ chăm sóc xe là như thế nào, Detailing là như thế nào và rửa xe là như thế nào.

Nên người ta đem xe đến để Detailing nó giống như việc mình đi Spa vậy đó. Ở nhà mình cũng có thể gội đầu được nhưng mình đến tiệm để gội đầu để thưởng thức, để tận hưởng và để sử dụng cái dịch vụ gội đầu đó.

Chứ không phải người ta không gội đầu được tại nhà. Nghĩa là không phải người ta không rửa xe được. Nghĩa là những ngày bình thường người ta rửa xe theo kiểu khác và tới lúc mà tôi muốn enjoy cái Detailing thì tôi đem đến tiệm Detailing để tôi làm Detailing chiếc xe của tôi để phục vụ cho tôi.

Chứ không phải chỉ đem chiếc xe đến chỗ Detailing chỉ để rửa như trước kia nữa, đó là sự thay đổi. Vậy thì quay lại, khi mà mình chọn những thứ, những mô hình những cách thức, những bài học, những tấm gương đã thành công, mình phải suy nghĩ, mình phải tính toán, mình phải điều chỉnh lại để được áp dụng vào thực tế thì thời điểm bây giờ mình mới áp dụng thành công được.

Hoặc là mình chạy theo một xu hướng mới, còn khi mình đã copy, mình phải chỉnh sửa lại, chứ không phải chỉ copy y sì những cái cũ, những năm trước, một, hai năm trước để áp dụng.

Thì do mình áp dụng lỗi, sai thời điểm , sai người, sai thị trường, sai xu hướng, chứ không phải do cái gì cả.

Thì cái rủi ro đó là gì: “KHÔNG PHÙ HỢP“, đó là cái anh muốn nói cái rủi ro lớn nhất khi chọn cái đã có sẵn.

OLIVIA:

Và qua tập Episode ngày hôm nay, mình muốn nhắn gửi đến các bạn đó là việc các bạn lựa chọn một hướng đi đã có từ trước là một điều không sai, tuy nhiên một hướng đi cũ chưa chắc là an toàn và một hướng đi mới không hẳn là nó sẽ có nhiều rủi ro.

Các bạn lựa chọn mục tiêu không những phải phù hợp với định hướng của bạn mà còn phải phù hợp với mức độ mong muốn của bạn nữa. Quan trọng là bạn có dám đặt cược sự trải nghiệm của mình hay không mà thôi. 

Thay mặt các bạn Detailing, em xin được cảm ơn anh Randy rất nhiều với những chia sẻ bổ ích khi kinh doanh Detailing.

Hi vọng là các bạn khi nghe được số Episode này cũng sẽ rút ra cho mình một kinh nghiệm gì đó khi bạn bước chân vào kinh doanh Detailing.Chúc cho các bạn luôn thành công khi đến với ngành Detailing chuyên nghiệp nha.

Và đừng quên để lại đánh giá 5 sao bên dưới và các bạn cũng đừng ngần ngại gửi những câu hỏi về cho chúng tôi qua Fanpage Randy Nguyen, hoặc bình luận trực tiếp dưới Episode này nha.

Hẹn gặp lại các bạn trong những số Episode lần sau. 

Anh Randy:

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top