0

EPS 95: Tầm quan trọng của việc tìm hiểu khách hàng trước khi bán hàng

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 95: Tầm quan trọng của việc tìm hiểu khách hàng trước khi bán hàng
Loading
/

Hiểu khách hàng luôn là vấn đề được rất nhiều những bạn khi kinh doanh Detailing đều rất quan tâm, vì ai cũng mong muốn mình có thể vừa kinh doanh được hiệu quả, có thể nâng cao mức thu nhập và vừa có thể tạo ra cơ hội việc làm cho các kỹ thuật viên Detailing. 

Trong EPS 95 tuần này, anh Randy sẽ gợi ý cho các bạn những cách thức để có thể thấu hiểu cách thức khách hàng để người bán có thể vừa bán được hàng mà vừa có thể phục vụ, giải quyết được nhu cầu của khách. 

Hãy lắng nghe các EPS của series Ask Randy để có thể học được những kiến thức bổ ích và những câu chuyện trong ngành Detailing từ anh Randy nhé! Nhanh chóng bỏ túi ngay những kinh nghiệm bổ ích nào.

Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam

TÓM TẮT NỘI DUNG

(0:06) – Phần giới thiệu

(0:36) – Tại sao việc tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực Dtailing rất quan trọng để có thể bán sản phẩm được hiệu quả?

(1:17) – Làm thế nào để có thể biết được nhu cầu thực sự của khách?

(2:44) – Những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu nhu cầu của khách?

(15:53) – Phần kết

Nội dung

Olivia:

Xin chào tất cả mọi người đã đến với kênh Podcast của Detailing VietNam, mình là Olivia và người luôn đồng hành trong mỗi số Episode anh Randy – Giám đốc đào tạo tại tổ chức Giáo dục Đào tạo Detailing VietNam. 

Dạ em chào anh.

Anh Randy:

Chào Olivia, chào các bạn.

Olivia:

Em nhận được khá nhiều câu hỏi liên quan về chủ đề: “Thấu hiểu khách hàng, là thị trường trong kinh doanh Detailing là làm sao để hiểu khách và bán được dịch vụ, cũng như là nhiều bạn đang kinh doanh chăm sóc xe ô tô vẫn chưa biết cách để thấu hiểu khách hàng”.

Cho nên là hi vọng qua số EPS này thì anh có thể gợi ý nho nhỏ, để các bạn đang kinh doanh Detailing vừa có thể bán được dịch vụ mà vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách.

Dạ em nhận được câu hỏi từ bạn V, bạn ấy đanng làm kinh doanh trong xưởng dịch vụ, bạn muốn tìm hiểu về nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng để có thể kinh doanh được hiệu quả, nâng cao mức thu nhập và có thể tạo ra nhiều việc làm cho các bạn kỹ thuật viên.

Cho nên bạn mong muốn anh có thể giải đáp về câu chuyện hiểu khách ạ.

Anh Randy:

Vậy bạn ấy đang làm cố vấn dịch vụ tại Detailing – Workshop có đúng không?

Olivia:

Dạ và câu hỏi mà em muốn nhờ anh giải đáp đó là: “Tại sao việc tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực Dtailing rất quan trọng để có thể bán sản phẩm được hiệu quả?”

Anh Randy:

Anh cho rằng dù là em muốn bán hàng hóa hay em muốn bán dịch vụ thì việc hiểu khách đều rất là quan trọng mà đặc biệt là ngành chăm sóc xe ô tô nói chung và ngành Detailing nói riêng là một ngành dịch vụ để đi phục vụ khách hàng.

Mà khi phục vụ khách hàng nghĩa là:

  • Khách hàng phải có cái nhu cầu sử dụng dịch vụ.
  • Hai là họ đang có cái sự cố gì đó cần được giải quyết vấn đề.
  • Ba là họ đang có một cái mong muốn nào đó mà chưa làm được và cần những người như các bạn làm cho họ thỏa mãn cái mong muốn đó.

Nhìn chung thì nó liên quan đến cung và cầu, vậy thì khi bước vào một việc kinh doanh dịch vụ, việc “hiểu khách” là yếu tố cốt lõi để bạn có thể tồn tại được luôn á, chứ không phải chỉ để phát triển đâu.

Bạn phải tồn tại được, từ đó bạn mới suy nghĩ đến việc phát triển hay không. 

Olivia:

Dạ, như vậy thì làm như thế nào để chúng ta có thể khám phá và biết được nhu cầu thực sự của khách trong lĩnh vực Detailing ạ?

Anh Randy:

Nó sẽ có nhiều cách phục vụ khách hàng khác nhau của các Workshop chăm sóc xe ô tô. 

Nhìn chung hiện nay trên thị trường anh thấy các bạn đi ra làm kinh doanh chăm sóc xe ô tô, kinh doanh Detailing nói chung là các bạn đang đi trong một số xu hướng sau:

  • Xu hướng thứ nhất là các bạn là người thích việc chăm sóc xe ô tô, thích Detailing như vậy khi mà đi từ sở thích, từ cái niềm đam mê hoặc nhu cầu của các bạn muốn được làm cái đó.

Khi bạn vào cái công việc liên quan đến Detailing, liên quan đến xe ô tô, bạn làm nó được thỏa mãn cho bạn.

Trong thời gian đó bạn phát hiện ra cũng có nhiều người có nhu cầu giống giống như bạn, có nhu cầu tương tự như bạn, những người đó sẽ bổ sung cho.

Khi những người đó có nhu cầu được chăm sóc, nhu cầu được vệ sinh xe, nhu cầu được làm sạch xe, nhu cầu được Detailing chiếc xe của họ, giống như một cái chuẩn mực, một cái định hướng, một cái thước đo cụ thể mà bạn lại có năng lực làm việc đó thì bạn có thể bán cái đó cho họ.

Để giúp người khách hàng đó giải quyết vấn đề, cái trăn trở mà họ đang có. Đấy là cái xu hướng thứ nhất. 

  • Cái xu hướng thứ 2, anh cũng thấy là rất nhiều bạn đặc biệt là các bạn đang làm ngành khác, hoặc đang làm những ngành liên quan đến ô tô.

Ví dụ như bán xe ô tô, bán phụ tùng, phụ kiện,… nó liên quan đến xe ô tô. Như vậy khi bạn làm công việc này, bạn phát hiện ra trong quá trình làm việc của mình thì chiếc xe nó cũng cần có được nhu cầu như một con người. 

Nhu cầu làm sạch, làm đẹp và bạn chính là người trải nghiệm cái dịch vụ đó để làm đẹp cho chiếc xe của bạn để chiếc xe được sạch sẽ.

Từ chiếc xe được sạch sẽ, bạn mới làm ra những công việc hằng ngày của bạn liên quan đến xe ô tô được tốt hơn.

Nếu bạn đang ở trong cái xu hướng đó thì bạn sẽ nhận ra rằng chính bản thân mình cũng có cái nhu cầu Detailing chiếc xe ô tô, bạn thấy có cơ hội về việc có thể sử dụng cái dịch vụ cho chính bản thân mình và cho những người khác.

Tương tự như cái mà mình đang làm, bạn nhảy vào kinh doanh dịch vụ chăm sóc xe ô tô, kinh doanh Detailing. 

2 cái xu hướng này nó cực kỳ phổ biến, dĩ nhiên trên thị trường nó còn nhiều xu hướng khác, tượng trưng và như câu hỏi mà bạn này đặt. Anh thấy nó rơi vào 2 cái xu hướng này là chính.

Nên ở EPS này anh nghĩ nên tập trung vào 2 xu hướng này thôi.

Olivia:

Dạ. Vậy thì trong quá trình mình làm việc, theo anh những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu nhu cầu của khách ạ?

Anh Randy:

Kinh nghiệm mỗi người là khác nhau và cái cách xử lý việc đó cũng khác nhau. Tuy nhiên trong 2 xu hướng anh mới chia sẻ của các bạn là phổ biến đang nghe EPS này á.

Thì một là xu hướng các bạn đi lên từ việc làm chuyên môn đó là chuyên môn kỹ thuật, kỹ thuật Detailing, các bạn làm chuyên môn kỹ thuật hay các bạn làm quản lý kỹ thuật.

Việc các bạn đi từ cái chuyên môn nghề đi lên thì nó có một số điểm thuận lợi và có một số điểm bất cập. Đó là ở xu hướng này thì các bjan hiểu về chiếc xe khá là nhiều, bởi vì bạn dành nhiều thời gian để học tập, rèn luyện và sống với nó. Bởi vì bạn làm kỹ thuật mà.

Nên việc bạn hiểu chiếc xe là đương nhiên vì bạn dành nhiều thời gian cho nó mà. Chuyên môn của bạn mà. Tuy nhiên khi bạn dành quá nhiều thời gian cho một lĩnh vực thì bạn sẽ không còn đủ thời gian cho lĩnh vực khác nữa.

Bạn không có đủ thời gian để tiếp xúc, tìm hiểu khách hàng họ thật sự cần gì, chứ chiếc xe cần gì thì bạn hiểu rồi. Đó cũng là điểm hạn chế của các bạn đi theo xu hướng này. 

Còn đối với xu hướng thứ 2 cũng có cái điểm thuận lợi nhưng cũng đi kèm với điểm hạn chế. Điểm thứ 2 á là thông thường các bạn này không có nhiều chuyên môn thực tế.

Vì bạn không phải người làm kỹ thuật viên Detailing. Bạn đi từ xuất phát điểm khác, thì bạn hiểu được cái trăn trở, hiểu được cái nỗi đau của khách hàng hoặc hiểu được cái nhu cầu rất đa dạng của những người sử dụng dịch vụ Detailing.

Tuy nhiên, bạn cũng gặp được điểm hạn chế là khi có những thứ đó mình muốn áp tất cả lên cho Detailing, thật ra không phải cái nào bạn áp lên Detailing thì cái cách thức phục vụ ở thời điểm đó nó cũng thỏa mãn.

Lấy ví dụ nếu quay lại khoảng 2010 đến 2013 thì khi đó ở thị trường Việt Nam nó đang là chăm sóc xe bình thường. Ví dụ hư rửa xe thì người ta cũng không rửa trong chỗ có mái che đâu các bạn, không có rửa trong xưởng dịch vụ hay Workshop đâu.

  • Một là người ta rửa ngoài trời.
  • Hai là một chỗ có lưới lan này kia che che thôi.

Vậy thì nhu cầu về chăm sóc xe có không? Có, lúc nào cũng có, có xe là có rồi.

Lúc đó cái chăm sóc xe tốt hơn cái thị trường đang có mó chưa gọi là Detailing, nhưng mà ở các nước khác thì Detailing nó có rồi, nó phát triển được mạnh mẽ rồi. 

Vậy thì đem Detailing về là Detailing phải vật lộn với cái cách thức chăm sóc xe cũ, để tìm ra chỗ đứng của Detailing trong ngành chăm sóc xe ô tô.

Vậy cái cách thức mà các bạn làm kỹ thuật ở xu hướng 1 nó cũng phải thích nghi với cái thời điểm đó và cách thức của các bạn mà ra làm kinh doanh, dịch vụ Detailing của xu hướng2 bạn cũng phải thích nghi bởi trạng thái, nhu cầu thị trường thời điểm đó.

Bởi vì khi đó ở Việt Nam là người ta chưa biết về Detailing, cách làm, cách thức kinh doanh, tư duy kinh doanh của bạn và cách bạn lập ra kế hoạch kinh doanh của bạn, nó cũng phải khác so với bây giờ.

Khi mà thị trường người ta hiểu hơn về Detailing, người ta biết Detailing là gì rồi, thì bạn không thể áp dụng được những cách thức đã từng thành công ở năm 2013 như anh vừa mới nói.

Bởi nó không phù hợp về thời điểm đúng không? Đấy là cái mà dù bạn đi theo xu hướng nào thì nó cũng sẽ có những trở ngại.

Nghĩa là có những bài học thành công rồi, có những cách thức người ta đã làm được thành công rồi ở những lịch sử trước, ở những thời điểm trước.

Chưa chắc bây giờ chính người đó làm lại cách thức đó đã được và cũng không phải là bạn làm lại cách nó nó cũng thành công.

Cho nên, ý anh đang muốn nói ở đây là khi chúng ta suy nghĩ về khách hàng, chúng ta hãy luôn ở trong một cái tâm thế là cho mình sẵn sàng đổi mới để tìm ra cách thức mới hơn, cách thức phù hợp hơn ở từng giai đoạn để mà phù hợp nhất với cái nhu cầu của khách hàng ở thời điểm đó.

Cũng như khi kinh tế đang tăng trưởng thì cách thức phục vụ khách hàng khác, cũng như thời điểm suy thoái kinh tế thì cách thức phục vụ khách hàng,Olivia có nghĩ là nó có giống như nhau không?

Olivia:

Dạ không ạ.

Anh Randy:

Đấy, vậy thì khi nào chúng ta biết áp dụng cách thức nào và khi nào chúng ta nên thay đổi, đều là câu hỏi mà các bạn phải luôn suy nghĩ trong đầu khi các bạn có suy nghĩ muốn kinh doanh dịch vụ Detailing. 

Kinh tế mà tăng trưởng thì đến bao giờ nó suy thoái mà khi nó suy thoái thì bao giờ nó phục hồi. Vậy thì nếu tới cái lúc mà mình suy nghĩ ra cách thức thì mình còn sống hay không?

Nếu bây giờ kinh tế đang suy thoái, mình đã kịp thay đổi để thích ứng, thích nghi với trạng thái đó chưa. Hay mình vừa mới thích ứng xong thì nó lại phục hồi cách thức trong giai đoạn suy thoái.

Thay đổi liên tục, nhanh chóng như vậy thì những người kinh doanh Detailing, những người làm cố vấn dịch vụ, những người bá hàng, kể cả những người làm kỹ thuật, giống như kỹ thuật viên Detailing.

Có kịp nhận ra sự thay đổi đó để họ điểu chỉnh hay không? Có kịp thích nghi hay là nghĩ đến một phương án nào đó hay không? Và có kịp áp dụng cái phương án nào đó hay không?

Hay là có kịp chọn ra cái phương án nào là phù hợp với mình hay không. Hay là họ chạy lộn xộn? Khi chạy lộn xộn như vậy thì có khả năng họ chọn sai đường.

Mà khi chọn sai đường là chúng tự quyết định sai, anh cho rằng là tự chúng ta quyết định sai hơn là bị có một đối thủ cạnh tranh nào nó “giết” chúng ta.

Các bạn khi mà kinh doanh, các bạn hay nói là mình có nhiều đối thủ cạnh tranh lắm. Ai là đối thủ? Ai là cạnh tranh với bạn? Có phải là người cạnh tranh trực tiếp hay không? Hay là bạn chỉ nghĩ như vậy thôi? Hay là do mình quyết định sai lầm?

Anh cho rằng trong đa số trường hợp mình thường quyết định sai lầm, hơn là có ai đó tới cầm dao “giết” mình. Đúng không?

Vậy nếu mà đối thủ cầm dao tới giết mình thì đó là một kịch bản khác. Còn việc mà mình tự ứng xử, thích nghi với tình huống mà sai lầm thì mình phải đi theo một chiều hướng khác.

Cho nên là với câu hỏi của bạn, anh cho rằng điều này nó xảy ra nhiều rồi. Anh cũng là người từng trải qua những thứ này và anh hiểu rõ nỗi đau của các bạn.

Vì vậy anh mới lập ra các hội nhóm, các cộng đồng về nghề Detailing chuyên nghiệp như là “Cuộc sống Detailing” nè, để các bạn vào đó chia sể vấn đè về cuộc sống.

Ví dụ group về Tuyển dụng việc làm Detailing để các bạn vào đó có cơ hội tìm được việc làm và có cơ hội chia sẻ những cơ hội cho nhau.

Hay group Chuyên gia thì các bạn vào đó để học thêm những chuyên môn của các bạn, để các bạn vào đó, bổ sung vào nhau.

Cũng có thể là Group: “Rất ghiền Detailing”, các bạn cũng có thể chia sẻ và tiếp xúc và động viên nhau, duy trì động lực đam mê với nghề.

Đó là các sân chơi, và lý do mà anh tạo ra các sân chơi đó, để giúp chúng ta có thể bắt tay nhau, chúng ta có thể đi cùng nhau.

Hơn là chúng ta chiến đấy với thị trường với sự thay đổi chóng mặt đó, chúng ta bơ vơ, chúng ta cô độc, chúng ta đi một mình, chúng ta có những sai lầm vì chúng ta không được đủ thông tin.

Chúng ta không có người tham vấn, chúng ta không có các bài học để chia sẻ cho nhau. Mà chúng ta coi nhau là đối thủ.

Nhưng mà thật ra anh không nghĩ chúng ta là đối thủ, bởi vì thật ra, khách hàng của bạn này không phải là khách hàng của bạn kia. 

Chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng được một cộng đồng nghề Detailing bền vững và tích cực hơn. Hãy suy nghĩ xem cái tư duy đó có còn phù hợp hay không, tư duy mà những người cùng ngành phải cạnh tranh với nhau. Anh không cho là như vậy.

Bởi vì khách hàng rất là nhiều và khách hàng cần chúng ta phục vụ. Vậy thì cách phục vụ của tôi phù hợp với ai, cách phục vụ của bạn phù hợp với ai.

Chúng ta có thể học tập, chia sẻ cho nhau và giúp nhau cùng tiến bộ, để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Thì khi đó tất cả các phân khúc khách hàng, tất cả các yêu cầu của khách hàng, tất cả các mong muốn của khách hàng đều được đáp ứng và thỏa mãn.

Thì họ sẽ trả tiền cho chúng ta và nuôi sống chúng ta, chúng ta cũng sẽ phát triển bền vững hơn. Đấy là cái mà anh nghĩ rằng cộng đồng này nên có thêm một cái góc nhìn này. 

Olivia:

Và em cảm ơn anh Randy với những chia sẻ bổ ích mà em nghĩ là rất nhiều những thông tin hay là những dậi lý khi kinh doanh Detaailing thì đều cần một lời chia sẻ, một lời tư vấn từ những người gọi là đời đầu của ngành Detailing tại Việt Nam.

Để có thể vừa có thể bán được hàng vừa đáp ứng được nhu cầu mong muốn của khách. Và hi vọng các bạn khi nghe được số EPS này thì có thể rút ra cho mình một kinh nghiệm gì đó trong việc thấu hiểu khách hàng và tìm ra cho mình một hướng đi phù hợp.

Chúc cho các bạn sẽ thật thành công khi đến với ngành Detailing chuyên nghiệp. Và cũng đừng quên để lại đánh giá 5 sao bên dưới và cũng đừng ngần ngại gửi những câu hỏi về cho chúng tôi qua Fanpage Randy Nguyen, hoặc bình luận trực tiếp dưới EPS này nha.

Hẹn gặp lại các bạn trong những số EPS lần sau. 

Anh Randy:

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn. 

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top