0

EPS 97: Bật mí về tư duy tối ưu trong ngành Detailing

Podcast Detailing Vietnam
Podcast Detailing Vietnam
EPS 97: Bật mí về tư duy tối ưu trong ngành Detailing
Loading
/

Làm như thế nào để chúng ta có thể cải thiện về tư duy tối ưu trong ngành Detailing? Đây là câu hỏi được rất nhiều các bạn quan tâm và hôm nay chúng ta sẽ cùng anh Randy giải đáp những thắc mắc liên quan về cách thức khi kinh doanh tối ưu trong Detailing nha.

Trong EPS 97 tuần này, anh Randy sẽ bật mí với các bạn những cách thức để các bạn có thể tư duy tối ưu trong ngành Detailing. 

Hãy lắng nghe các EPS của series Ask Randy để có thể học được những kiến thức bổ ích và những câu chuyện trong ngành Detailing từ anh Randy nhé! Nhanh chóng bỏ túi ngay những kinh nghiệm bổ ích nào.

Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam

TÓM TẮT NỘI DUNG

(0:14) – Phần giới thiệu

(0:43) – Tư duy tối ưu chúng ta nên hiểu như thế nào?

(3:41) – Tư duy tối ưu có giúp chúng ta cải thiện nguồn thu nhập?

(11:32) – Nếu chỉ tư duy tối ưu mà không quan tâm đến con người thì nó sẽ để lại những hậu quả gì?

(16:11) – Bật mí cách anh Randy tư duy tối ưu trong suốt quá trình làm Detailing chuyên nghiệp. 

(21:50) – Phần kết

Nội dung

OLIVIA:

Chào mừng mọi người lại đến với Podcast của Detailing Việt Nam và người luôn đồng hành trong mỗi số Episode anh Randy – Giám đốc đào tạo tại Tổ chức Giáo dục Đào Tạo Detailing Việt Nam.

Dạ em chào anh.

Anh Randy:

Chào Olivia, chào các bạn đã đến với Podcast.

OLIVIA:

Dạ, hôm nay thì em mang đến anh một chủ đề để có thể chia sẻ về vấn đề “Tư duy tối ưu trong ngành Detailing”.

Anh Randy:

Chà! Câu hỏi này có vẻ hơi căng căng à, khó à.

OLIVIA:

Tại hiện nay thì em thấy có khá là nhiều bạn, bị cuốn vào công việc rồi lại áp lực kiếm tiền cho nên là nhiều người cho rằng: “Mục đích sống hạnh phúc là tạo dựng được thành công và tiền bạc dồi dào”.

Chủ đề của mình là tư duy tối ưu thì khi mà nghe đến 2 chữ “Tối ưu”, thì em nghĩ đến việc là tiết kiệm thời gian và có phải rằng là nếu như chúng ta biết cách tư duy tối ưu đúng thì chúng ta sẽ có thêm thời gian để nâng cao, cải thiện hiệu suất làm việc và có thể tạo dựng được nhiều nguồn thu nhập không ạ?

Anh Randy:

Câu này phức tạp quá, đan xen nhiều ý quá. Vậy thì anh cho rằng tư duy tối ưu là mình nên nghĩ lại nên một hướng khác đi, một cách khác đi.

Ví dụ tối ưu là bạn muốn tối ưu cái gì đã, chứ không phải tối ưu là chỉ có tối ưu về thời gian đâu.

Có thể tối ưu về công sức nè, tối ưu về kinh phí nè, …. rất nhiều thứ tối ưu.

Nên khi đặt vào trường hợp này á, thì bạn này đang làm chăm sóc xe đúng không? Bạn đang làm Detailing luôn đúng không?

Có phải là bạn đang muốn nói về tối ưu chi phí không? 

OLIVIA:

Em nghĩ cũng có thể.

Anh Randy:

Khi bạn muốn tăng lợi nhuận đúng không.

Nghĩa là bạn đang – cái cách diễn đạt nó chưa được tốt lắm đâu. Anh cho rằng việc này bình thường và chúng ta đều mong muốn cải thiện thu nhập.

Chúng ta đều muốn tăng doanh thu, chúng ta đều muốn tăng lợi nhuận, chúng ta đều muốn giảm cho phí,…

Khi làm Detailing, đặc biệt là đang kinh doanh dịch vụ chăm sóc xe Detailing tại Workshop, thì việc mà các bạn có nhu cầu tăng doanh thu và tối ưu chi phí, cái từ mà bạn đang dùng thì anh thấy điều này rất là phổ biến.

Ai cũng mong muốn cái này, vì anh thấy mục đích này chính đáng mà đúng không? Khi đi làm kinh doanh là để kiếm tiền, kiếm tiền thì chúng ta muốn kiếm nhiều tiền hơn mà muốn kiếm nhiều tiền hơn thì:

  • Đầu tiên mình tăng được cái doanh thu mà mình phục vụ, bán hàng ra, bán dịch vụ ra.
  • Cái thứ 2 là mình cắt giảm được những phần lãng phí, những phần dư thừa, những phần không cần thiết. Để hiệu suất hoạt động của trung tâm mình, chăm sóc xe nó cao hơn, cải thiện hiệu suất hoạt động.

Điều này khá là phổ biến, nó nằm ở việc bạn đang muốn nói về chi phí – chi phí vận hành. 

OLIVIA:

Dạ, vậy thì có phải rằng nếu như chúng ta biết cách tư duy tối ưu đúng thì chúng ta sẽ có thêm thời gian để nâng cao, cải thiện hiệu suất làm việc và có thể tạo thêm được nhiều nguồn thu nhập không ạ?

Anh Randy:

Với anh thì anh nghĩ nếu mà trả lời cho bạn này với câu hỏi này thì:

  • Một là bạn đang làm quản lý Workshop.
  • Hai là chủ đầu tư Workshop – người bỏ tiền ra, chủ đầu tư vận hành.

Thì anh sẽ trả lời cho bạn với vai trò đó, bởi vì bạn mà quyết định đúng thì những người đi theo bạn cũng được nhờ. Nên anh ưu tiên trả lời cho bạn.

Anh cho rằng: “Thời gian là vàng bạc”, cho nên khi mình có thời gian thì mình sẽ có nhiều cơ hội.

Vậy thì anh cho rằng: “Thời gian là tiền bạc”, với vai trò giống như mấy bạn đang làm chủ Workshop.

Rất nhiều người trong chúng ta đang muốn tối ưu một cái kết quả làm việc, bạn nghĩ thử một cách khác xem nếu chúng ta tối ưu về mặc thời gian thì chúng ta sẽ có cơ hội để kiếm được nhiều tiền hơn hay không?

Đó cũng là một cách, nếu bạn là chủ đầu tư bạn muốn nâng cao thu nhập thì bạn phải quyết định được cái thời gian của bạn dành cho những việc gì là hợp lý. Và dành cho những công việc gì là chưa hợp lý. 

Vậy thì cái định hướng kinh doanh của bạ, cách thức  bạn kinh doanh, việc bạn chọn lựa khách hàng, việc bạn quản lý tại Workshop của bạn như thế nào để chọn?

Thì nó sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà khi tiết kiệm được thời gian bạn có cơ hội để chọn lựa những lựa chọn đúng đắn hơn.

Mà khi chọn lựa đúng đắn, anh cho rằng nó đã đủ ổn rổi, đủ đạt yêu cầu rồi. Và khi đó những việc còn lại ai là người… dù là rửa xe, dù là kỹ thuật viên hay người tư vấn thì hãy để cho những người đã đủ chuyên môn và những người giỏi chuyên môn đó hơn bạn làm điều đó.

Thì chắc chắn là họ sẽ đem về hiệu quả hoạt động rất là cao và hiệu suất của họ cũng tốt hơn bạn. Bạn phải chấp nhận trường hợp như vậy.

Có nghĩa là, hiện nay quy mô của các Workshop Detailing, của các xưởng chăm sóc xe nó khá là nhỏ, cho nên vì nhỏ như vậy nên chúng ta rơi vào cái thế, một mình làm hết tất cả.

Bạn là chủ đầu tư, bạn phải quản lý, bạn phải bán hàng, bạn phải làm Detailing. Mà theo các anh thường hay gọi đùa đó là Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Detailing, có nghĩa một mình bạn làm hết tất tần tật.

Mà đâu phải ai cũng giỏi hết tất tần tật đâu, đúng không Olivia? 

Đấy cho nên khi mà bạn đặt mình vào cái thế khó như vậy, thì:

  1. Bạn điều hành không nổi.
  2. Vì chén cơm manh áo, cho nên là bạn phải giỏi mới tồn tại được.

Cả 2 trường hợp đều có, khi bạn tồn tại được rồi thì vì áp lực quá mà, vì trong cái “bi kịch” là bạn tồn tại được nên bạn giỏi thiệt.

Anh thấy một điều là các bạn chủ Workshop rất giỏi, nên khi mình ở trong cái trạng thái làm được rồi, thì những việc còn lại mình cũng làm tốt luôn. 

Cái khoảng cách giữa làm được và làm tốt là xa lắm và vì bạn phải gánh vác nhiều trách nhiệm nên bạn phải là, được và làm tốt.

Không đồng nghĩa với việc là không có ai làm tốt hơn bạn mà anh nghĩ rằng có rất nhiều người khác với chuyên môn khác cũng đồng thời ở thời điểm khác, thời điểm bạn làm sẽ có thể và có thể làm tốt hơn bạn, hiệu quả hơn bạn và cả chi phí tốt hơn bạn luôn.

Chứ đừng có nghĩ vì mình là chủ Workshop mình giỏi nên không có ai giỏi hơn mình, anh cho rằng người lãnh đạo ở chủ Workshop, người chủ đầu tư.

Nhiệm vụ của mình khi làm chủ đầu tư, về cơ sở vật chất đó, đem về thiết bị, dụng cụ, tìm những người tốt để vào điều hành, vận hành cái trung tâm chăm sóc xe của mình, để những người đó phát huy được cái năng lực tối đa của họ trong môi trường mà bạn tạo ra.

Để tập thể những con người như vậy liên kết với nhau thành một mắt xích, một sợi dây xích hoàn hảo để vận hành và chạy chắc chắn là tốt, vượt trội so với chỉ một mình bạn, cá nhân đơn lẻ đang phải gánh vác nhiều vai trò.

Riêng việc nhận thức được như vậy, suy nghĩ được như vậy anh cho rằng đã giúp cho nhiều người có công ăn việc làm hơn, đồng thời giúp cho chính bạn chủ Workshop đó nhẹ gánh nặng hơn.

Và đồng thời trả đúng về vị trí nên có của chủ Workshop, chủ đầu tư và chắn chắn là sẽ phát triển lên bền vững hơn.

Có thể ở một số thời điểm sẽ không phát triển nhanh như những Workshop khác nhưng về tính bền vững anh cho rằng nó sẽ bền vững hơn và đồng thời mọi người đi làm cũng sẽ vui vẻ hơn.

Bởi vì họ được đặt đúng vị trí họ nên có thay vì đặt sai vị trí. Mà đặt sai vị trí là lỗi của người quản lý, người đào tạo chứ không phải lỗi của người thực thi. 

Thành ra là riêng việc giải quyết được những đó đã giúp cho bạn tiết kiệm được thời gian rồi. Và chúng ta dù bạn là chủ Workshop, bạn là kỹ thuật viên hay bạn là khách hàng thì chúng ta đều có 24 tiếng 1 ngày thôi đúng không? 

Khi bạn cố gắng làm tất cả mọi thứ mà làm được không? Được, anh cho rằng làm được, chắc chắn khi bạn quyết tâm bạn có thể làm được. Nhưng bạn có đủ thời gian để làm điều đó hay không? 

Và nếu bạn dành tất cả quỹ thời gian của bạn cho một việc đó mà đáng lẽ người khác nên làm, thì có phải là mình đang tự làm mất cơ hội của mình bà cũng mất cơ hội của người khác hay không?

Còn đâu thời gian còn lại cho cuộc sống tinh thần của bạn. Để cái sức khỏe tinh thần, sức khỏe về thể chất và những niềm vui với nghề, với cộng đồng, với gia đình, với bạn bè lấy đâu ra mà tận hưởng nữa.

Đến giai đoạn đó thì anh nghĩ là bạn cải thiện được hiệu suất rồi đó.

OLIVIA:

Anh nghĩ gì nếu như mà một chủ Workshop hay là một xưởng dịch vụ họ chỉ tập trung vào việc tư duy sao cho thật là tối ưu, thật sự chiến lược nhưng mà lại không thật sự có tư duy chiến lược.

Cho nên là họ chỉ suy nghĩ về logic về thế cực trong ngành Detailing mà không quan tâm đến con người, thì điều này nó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực như thế nào ạ?

Anh Randy:

Như hồi nãy anh nói, bởi vì cái áp lực để mà tồn tại trên thị trường nó lớn quá, cho các chủ Workshop, nên là đặt ra câu hỏi này là những người đang phải chịu nhiều gánh nặng, chịu trách nhiệm cao.

Khi mà như vậy thì họ có xu hướng là phải ra quyết định hằng ngày, người điều hành đó là người phải chịu áp lực là phải ra quyết định hằng ngày. 

Dù việc đó họ có muốn hay không thì họ vẫn phải ra quyết định để vận hành được cái tổ chức. Cho nên là khi họ ra quyết định như vậy, đối mặt với cái quyết định hằng ngày. 

Thì cái năng lượng, cái nguồn lực cũng sẽ bị suy giảm đúng không? Cũng mệt mỏi đúng không? Mệt mỏi về thể chất lẫn tinh thần đúng không? 

Nên họ cũng sẽ cố gắng ưu tiên một số việc để xử lý cho nó nhanh, đó là một trong những cách tối ưu.

Vậy thì muốn giảm ngay việc liên quan đến em đi, nhưng họ cân nhắc việc ưu tiên đó nó không quan trọng với họ, họ không cần phải vội vàng quá hoặc họ vì một việc khác quan trọng hơn.

Nhưng mà việc đó liên quan đến lợi ích của em đi, họ đặt vào cái phương án họ phải quyết, thì họ sẽ phải hi sinh một số thứ kém quan trọng hơn, những cái nào quan trọng hơn, ưu tiên hơn thì họ phải tập trung.

Hiểu được điều đó, cho thấy áo lực phải ra quyết định nó rất là lớn, tối ưu ở đây là tối ưu về  cái năng lượng và cái nguồn lực mà họ còn lại để duy trì và vận hành hoặc phát triển cái trung tâm chăm sóc xe của họ.

Nó liên quan tới việc họ cư xử với khách hàng như thế nào, nhập hàng hóa về để sử dụng ra sao, quản lý kiểm soát những con người, quan sát, điều phối những con người đó và cả các cho phí, doanh thu, liên quan tới các loại thuế, marketing,…

Tất cả những thứ làm họ bị quá tải, khi quá tải chúng ta sẽ có một vài cái xu hướng sau: 

  • Một là: bỏ chạy, bởi vì nó quá tải.
  • Hai là: dời lại việc đó ở tương lai, đẩy ra vì nó mệt mỏi quá, vì nó khó khăn quá, vì nó vướng quá.
  • Ba: quyết định cho nó nhanh.
  • Bốn: ngồi xuống suy nghĩ…

Vậy thì không phải lúc nào mình cũng nên chọn cái phương án thích hợp nên khi làm việc nhiều quá tải họ sẽ xử lý không được chính xác lắm. 

Trong những thứ đó nó thuộc về vận hành là nhiều, làm sao để cái trung tâm nó chạy được giống như một cái hệ thống.

Cái rủi ro mà em đang hỏi, cái rủi ro mà lớn nhất là gì, Olivia biết không?

Là mình dành cả tuổi thanh xuân và tất cả thời gian mà mình có để làm vận hành và mình bỏ quên mất khách hàng, nhu cầu của họ.

Mình không có đủ thời gian để kịp tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và những tâm sự, những mong muốn của khách hàng. Nên chúng ta càng ngày càng xa rời khách hàng.

Càng xa rời khách hàng bao nhiêu thì càng ít cơ hội tồn tại bấy nhiêu, đấy là cái rủi ro nhất khi mà chúng ta chạy theo con đường tối ưu những thứ trong vận hành.

OLIVIA:

Dạ, vậy không biết là anh Randy có thể gợi ý cũng như là bật mí cho các bạn khán giả của kênh Detailing Việt Nam những cách thức hay là làm như thế nào để anh có thể phát triển cũng như là nâng cao cái tư duy tối ưu của mình trong suốt quá trình khi anh làm Detailing không ạ?

Anh Randy:

Anh cho rằng định hướng nghề nghiệp là một trong những thứ quan trọng, bao gồm định hướng cho bản thân để phát triển, đừng có đặt mình vào sai định hướng, đừng có kỳ vọng quá nhiều vào mình, nếu mình chưa đúng định hướng.

Thay vì cố gắng biến mình thành một siêu nhân thì hãy cho bản thân mình thêm thời gian và cho tập thể của mình thời gian để làm điều đó. Thì nó sẽ đi vào đúng quỹ đạo của nó mà thôi, từ từ nó sẽ đi đúng quỹ đạo.

Còn nếu mà ví dụ như tố chất của mình là khéo léo, là cần cù, là siêng năng và mình thích hợp với việc làm chiếc xe, thay vì mình ôm cái mộng mình làm chủ mà không biết chủ gì.

Thì mình hãy làm cái việc mà mình giỏi hơn rất nhiều người, ví dụ như làm Detailing chẳng hạn.

Ngược lại nếu như mình có cái tư duy kinh doanh, nhạy bén với kinh doanh, thì thay vì mình cố gắng vừa làm giỏi về kỹ thuật làm xe, vừa giỏi về kinh doanh thì mình hãy nên làm cái việc mình nên làm. 

Đầu tiên nó sẽ giúp mình ổn đã, ổn về tâm lý, kể cả những thứ thu được kết quả trong công việc luôn. 

Tiếp theo đó khi mình đã bắt đầu ổn, chấp nhận được và giỏi ở cái việc đó mà mình muốn phát triển thêm nữa, mình muốn thay đổi bản thân mình, mình muốn cho mình thêm cơ hội nữa thì mình có thể nghiên cứu, tiếp tục học nữa.

Thay vì cố gắng là muốn tất cả mọi thứ trong cùng một thời điểm, cái mình cần và cái mình muốn hai thứ hoàn toàn khác nhau.

Nếu bạn áp những thứ bạn muốn: tôi muốn trở thành ca sĩ, diễn viên, tôi muốn làm ông chủ, tôi muốn làm người giàu,… vào trong cái mà tôi muốn.

Có thể nó không giúp bạn tỉnh táo hơn mà nó khiến mình bị ngu xuẩn hơn nữa vì mình sai lầm. 

Cho nên một cái điều anh rất là hứng thú và anh rất là thích khi làm Detailing đó là anh có cơ hội làm nhiều cái tính chất công việc khác nhau. Giống như nhiều nghề khác nhau trong ngành Detailing nhưng mà không phải anh làm cùng lúc.

Có thời điểm anh làm kỹ thuật viên Detailing, có thời điểm anh làm cố vấn dịch vụ, có thời điểm anh làm người bán hàng, có thời điểm anh đóng vai là khách hàng, có thời điểm anh làm tư vấn, cũng có thời điểm anh làm người đào tạo nhưng không bao giờ xảy ra tất cả những điều đó trong cùng một thời điểm. 

Nên mỗi một tính chất công việc khác nhau với mỗi một khách hàng, một đối tượng tiếp xúc khác nhau, họ cho anh những cái niềm vui, những trải nghiệm và những câu chuyện rất là thú vị để anh sống với nghề Detailing.

Anh cho rằng là anh phân bố những thứ đó nó hợp lý đối với anh, nên anh cảm thấy nó đủ ổn để làm lâu dài. Và khi mình làm ổn cái việc đó nó đều sinh ra cho mình kết quả, nó đều sinh ra cho mình thu nhập để mình tiếp tục làm với những cái mình đã làm được tốt.

Hoặc là tiếp tục cho mình cái nguồn lực để mình thử những cái mới. Đó là cái giúp anh tồn tại với nghề và theo nghề đến thời điểm hiện tại và sẽ còn gắn bó với nghề Detailing lâu dài.

Còn nhiều bạn thì anh thấy làm khác, có nghĩa là bạn gom quá nhiều thứ vào cùng một lúc, bạn muốn quá nhiều, bạn muốn bản thân mình cùng một lúc phải thay đổi thì mình sẽ không đủ khả năng hoặc không đủ thời gian để làm tất cả cùng một lúc.

Thì mình sẽ bị áp lực về tâm lý và mình sẽ không đủ tỉnh táo để mình làm hoặc là mình làm xong bị áp lực chứ mình nản, trong thực tế khi làm bất cứ việc gì anh đều cho rằng nó sẽ có những trở ngại hay những khó khăn.

Chỉ là khi em muốn nhiều thứ thì em sẽ gặp nhiều trở ngại hơn đúng không Olivia? 

OLIVIA:

Dạ.

Anh Randy:

Và khi nó dồn lại cùng một lúc thì nó thành một viên đá tảng quá to mình không thể dời đi được, thay vì vậy hãy chia ra. Nếu mình chia ra thì mình thấy nó hẹ nhõm hơn hẳn và mình có động lực, mình có năng lượng để mình đi theo nó, mình vượt qua từng trở ngại một. 

Mình sẽ cảm thấy rất là vui vẻ, hạnh phúc khi mình vượt qua được cái trở ngại đó.

OLIVIA:

Dạ và em cảm ơn anh với những chia sẻ bổ ích mà em nghĩ là rất nhiều bạn khi mà đang kinh doanh Detailing đều phân vân đó là làm như thế nào để “Tư duy tối ưu” và làm cách nào để có thể đạt được hiệu quả.

Hi vọng là các bạn sau khi nghe được số EPS này cũng sẽ rút ra cho mình một kinh nghiệm gì đó trong việc tư duy tối ưu khi kinh doanh Detailing để có thể vừa mang lại lợi ích cho Workshop, vừa làm hài lòng khách hàng. Tạo nên một mối hợp tác, lâu dài, bền vững.

Các bạn cũng đừng quên để lại đánh giá 5 sao bên dưới, và đừng ngần ngại gửi những câu hỏi về cho chúng tôi qua Fanpage Randy Nguyen hoặc bình luận trực tiếp dưới EPS này nha.

Hẹn gặp lại các bạn trong những số EPS lần sau.

Anh Randy:

Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở EPS lần sau. 

Fanpage Detailing Vietnam

Detailing Vietnam

Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy

Detailing Vietnam

Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing

Detailing Vietnam

Cộng đồng học detailing online

Detailing Vietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to top