Rất nhiều bạn hiện nay, đang có xu hướng mong muốn thay đổi việc làm để chuyển sang một công việc mới. Vì rất nhiều những lý do khác nhau: tìm thấy được đam mê, công việc cũ không phù hợp, mong muốn trải nghiệm nhiều ngành nghề mới. Nhưng kinh tế hiện nay đang suy thoái, thị trường vẫn còn biến động không ngừng, vậy nếu như chúng ta thì nó có phải là giải pháp an toàn?
Trong EPS 99 tuần này, anh Randy sẽ giúp các bạn có thêm được một góc nhìn mới trước khi các bạn muốn chuyển sang một ngành nghề khác.
Hãy lắng nghe các EPS của series Ask Randy để có thể học được những kiến thức bổ ích và những câu chuyện trong ngành Detailing từ anh Randy nhé! Nhanh chóng bỏ túi ngay những kinh nghiệm bổ ích nào.
Các EPS có phát sóng trên Google Podcast, Spotify, Youtube: Detailing Vietnam
TÓM TẮT NỘI DUNG
(0:06) – Phần giới thiệu
(0:20) – Những trở ngại thường gặp khi thay đổi công việc mới
(8:22) – Những vấn đề khi chúng ta bị mâu thuẫn khi trình độ chuyên môn tỷ lệ không cân xứng với mức thu nhập mang lại
(13:29) – Suy thoái kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến thị trường hiện nay
(23:26) – Ví dụ thực tế
(30:38) – Lời nhắn đến bạn P
(31:12) – Phần kết
Nội dung
Olivia:
Xin chào tất cả mọi người đã đến với kênh Podcast của Detailing VietNam, mình là Olivia và anh Randy – giám đốc giáo dục tại tổ chức giáo dục Detailing VietNam.
Dạ em chào anh.
Anh Randy:
Chào Olivia, chào các bạn lại đến với Podcast của Detailing Việt Nam.
Olivia:
Em nhận được câu hỏi từ bạn P, có nội dung như sau: “Em theo dõi nội dung của anh cũng như podcast mấy tháng nay, em cũng rất đam mê nghề Detailing. Trước giờ em bên kinh doanh ô tô tải, em muốn chuyển sang nghề Detailing thì nên bắt đầu từ đâu. Nhờ anh chia sẻ và định hướng giúp em. Em cảm ơn anh.”
Thực ra câu hỏi của bạn này em thấy cũng khá là nhiều bạn khi đang muốn chuyển ngành thì đều cần một sự tư vấn cũng như định hướng.
Tuy nhiên thì em vẫn chưa biết được là bạn muốn chuyển sang nghề Detailing là bạn muốn làm trong lĩnh vực nào.
Tại vì Detailing thì có nhiều lĩnh vực như là kỹ thuật viên Detailing, cố vấn dịch vụ, chủ workshop hay là đại lý bán hàng,…
Mình cũng hy vọng bạn P hoặc những bạn đang có thắc mắc tương tự thì hãy gửi câu hỏi về lĩnh vực mà bạn quan tâm cho kênh Podcast của Detailing VietNam nha.
Câu hỏi đầu tiên mà em muốn hỏi anh là: hiện nay có thể nói là Detailing đang trở thành một xu hướng phổ biến và phát triển trên thị trường Việt Nam.
Em cũng muốn biết rõ hơn là hiện tại thì thị trường Detailing đang như thế nào và theo anh liệu có đủ cơ hội để phát triển cho những người mới hay không ạ?
Anh Randy:
Thật ra thì câu hỏi của bạn này thì cũng không phải là một câu hỏi khó đâu. Vì có rất nhiều người giống như bạn “đã và đang tìm hiểu về ngành Detailing”.
Anh làm Đào tạo cũng ngót nghét chục năm rồi, có rất nhiều bạn trẻ đến với nghề Detailing nhưng cũng có rất nhiều người chuyển từ ngành khác sang, hoặc đang tìm hiểu cơ hội trước khi chuyển đổi từ cái công việc cũ sang cái công việc mới là Detailing.
Vậy cái định hướng nghề nghiệp và cái trăn trở khi mà các bạn chuyển đổi anh cho là những cái rào cản, ngăn cản bạn chuyển đổi, hoặc có thể có những điểm mà bạn chưa có thông suốt khi quyết định.
Vì vậy việc bổ sung thông tin: thông tin trực tiếp từ các kênh Podcast của Detailing VietNam đang làm và của anh đang làm là cần thiết nên anh mới làm nội dung này.
Có rất nhiều bạn mình đâu có cơ hội được tiếp xúc đâu. Tuy nhiên khi mà mình làm Podcast dạng này thì anh thấy nhiều bạn giống bạn P này có thể nghe được và bổ sung vào kênh thông tin.
Và nó ở sẵn trên mạng, nó ở trên Spotify, nó ở trên Website, nó ở trên Youtube,… Các bạn có thể tìm nghe.
Đôi khi tình huống nó có thể thay đổi một chút, nhưng anh nghĩ các bạn vẫn có thể học được một điều gì đó từ thông tin mà mình trao đổi, từ các vấn đề trong các câu hỏi.
Để khi mình gặp vấn đề tương tự mình tìm ra được hướng đi cho mình.
Quay lại với câu hỏi của bạn, nếu mà là Olivia thì em nghĩ là khi mà chuyển đổi từ một cái ngành nghề khác như của bạn mà bạn đang tìm hiểu qua Detailing.
Mặc dù bạn không cung cấp nhiều thông tin cho nên nếu em là bạn đó thì khi thay đổi mình sẽ có những trở ngại gì?
Olivia:
Trở ngại thường gặp ạ?
Em nghĩ là không hiểu sâu về nghề và không biết là nếu như mà mình đang ổn định mà mình chuyển từ cái mà mình đang ổn định sang cái mà mình chưa biết gì thì liệu nó có đủ cơ hội để mà mình phát triển hay không, để cạnh tranh với những người khác hay không.
Anh Randy:
Bởi vậy anh khuyến khích các bạn khi mà gửi câu hỏi cho bên á. Thay vì các bạn nhắn tin có vài chữ thì anh nghĩ các bạn nên gửi cho bên anh dưới dạng ghi âm.
Các bạn nói chuyện như thế này, các bạn gửi cái file ghi âm đó vào cái form để bạn gửi lên.
Thì anh và các bạn khác có thể nghe được và dễ hiểu toàn cảnh câu chuyện của bạn, bạn cứ trình bày, bạn cứ nói ra để nó đầy đủ thông tin hơn và anh sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc của các bạn chính xác hơn.
Quay lại với câu hỏi của bạn P, thì mình phải đặt vào cái bối cảnh của thị trường hiện nay, thì anh nghĩ mới trả lời cho bạn P được phù hợp.
Bối cảnh là cái gì? Bối cảnh ở đây, hiện tại là ở thời điểm 2023. Vậy ở thời điểm năm 2023 và ở thời điểm tháng 7 của 2023.
Thì thị trường chung của ngành ô tô nói chung và của bạn đang làm kinh doanh xe tải nói riêng thì đều chịu rất nhiều tác động của thị trường mà thị trường hiện nay đang suy thoái.
Khi thị trường suy thoái thì cái số lượng đầu việc mà chúng ta có không còn nhiều như lúc thị trường phát triển, đúng không?
Vậy thì nó dẫn đến là số người đang cung cấp dịch vụ, dù bạn bán hàng hay làm dịch vụ hay làm một cái gì đó thì số người cung cấp dịch vụ nó nhiều hơn cái số người đang có nhu cầu mua dịch vụ.
Vì người ta thắt chặt chi tiêu mà, suy thoái mà nên người ta thắt chặt chi tiêu. Khi người ta thắt chặt chi tiêu thì ai cũng thắt hết. Cho nên dù bạn làm tốt hay làm chưa tốt thì cũng bị “thắt” hết.
Anh cho rằng, phỏng đoán thôi là hiện tại việc kinh doanh của bạn anh nghĩ nó không như mong muốn của bạn, nên bạn mới tìm kiếm một cơ hội mới.
Chứ không phải là bạn đang ở trạng thái là công việc tốt mà bạn muốn chuyển đổi. Nếu mà đúng như bạn P mà đang như vậy, thì P có thể phản hồi tiếp cho bên anh ha, còn không thì em gửi lại cho bên anh để mình trả lời cho chính xác hơn.
Vì mục đích của anh là trả lời và tư vấn cho các bạn, cho các bạn thông tin phù hợp. Vậy khi việc kinh doanh mà nó kém hiệu quả hay nó chậm lại thì mình sẽ thấy cái cảm xúc của mình…
Nếu là Olivia, là lúc trước việc nó đang ổn định mà bây giờ khi kinh tế nó kém đi, việc nó kém đi, thu nhập nó giảm đi thì cảm xúc mà mình sẽ có đầu tiên là như thế nào?
Olivia:
Em sẽ cảm thấy rất là hụt hẫng và thất vọng.
Anh Randy:
Vì sao?
Olivia:
Dạ, vì kiểu mình đang ở trên một cái đà nó đang phát triển mà tự nhiên cái sự phát triển đó nó bị khựng lại. Mà không phải nó khựng lại ở cái mức phát triển mà nó lại tụt lùi về sau.
Thì thất vọng là cảm giác đầu tiên và đương nhiên là mình sẽ muốn tìm một cái gì đó để mình đắp nó cho nó phát triển hơn.
Anh Randy:
Nhưng mà vì sao mình lại cảm thấy thất vọng?
Olivia:
Dạ tại vì em nghĩ đó là tâm lý chung của mỗi con người ấy ạ. Vì khi mà chúng ta không giống như những cái mà mình kỳ vọng, những cái mà mình mong muốn thì buồn và thất vọng là cảm xúc đầu tiên .
Anh Randy:
Ok. Anh thấy được cái điều như thế này nè, khi mà mình đang làm một cái chuyên môn nghề nghiệp nào đó thì chúng ta có xu hướng là nỗ lực để phát triển chuyên môn đúng không?
Và thay đổi cái trạng thái hiện tại để biến mình thành một cái phiên bản tốt hơn, cho chính bản thân mình, phải vậy không?
Vậy thì mình càng làm thì cái quỹ thời gian của mình nó sẽ giúp cho cái kinh nghiệm tích lũy của mình tăng lên, đúng không?
Và đặt biệt khi mà mình qua những cột mốc ban đầu rồi á, thì mình thấy là cái tốc độ tăng trưởng về chuyên môn và năng lực của mình nó phát triển, nó mạnh mẽ, nó không có chậm chạp như thời kỳ đầu, khi mới tiếp xúc vào nghề.
Và mình sẽ cảm thấy hứng thú và có động lực khi phát triển chuyên môn như vậy.
Tuy nhiên, nếu kinh tế đi xuống. Cái việc mà kinh tế đi xuống và cái việc năng lực chúng ta đi lên nó bị mâu thuẫn nhau đúng không?
Nó mâu thuẫn nhau ở điểm là năng lực càng ngày càng tăng nhưng mà cái số lượng việc còn lại cho mình thì càng ngày càng giảm và cái thu nhập của mình cũng giảm trong khi năng lực mình nó đi lên.
Mình cảm nhận được và tất cả mọi người đều cảm nhận được điều đó, mâu thuẫn xảy ra ở điểm này.
Nếu mình không thể giải thích được chuyên môn của mình đang tốt lên mà thu nhập của mình giảm đi.
Tại sao năng lực và cái vốn của bản thân mình ngày càng hiệu quả hơn, hiệu suất hơn mà cái tôi thu về lại càng ngày càng giảm?
Và nếu trong đầu mình không có giải đáp được hoặc tìm ra được cái cách thức để lý giải cái mâu thuẫn đó thì mình sẽ cảm thấy có rất nhiều bất cập.
Dẫn đến là:
- Mình bị stress. Mình không tìm ra lời giải mà
- Mình có xu hướng bỏ cái cũ vì mình không còn niềm tin vào cái thứ mà mình đã đầu tư, đúng không?
Anh cho rằng đó là 2 nguyên nhân chính dẫn đến bạn tìm hiểu qua một cái nghề mới.
Nếu mà đúng như vậy thì anh cho rằng chúng ta và bạn P nên xử lý cái vấn đề, cái mâu thuẫn đó trước, rồi hãy đi tìm lời giải cho cái mâu thuẫn đó.
Vì nếu mình không phân tích được cái nguyên nhân và cái cốt lõi là vì sao mà nó lại mâu thuẫn thì cái lời giải mình đưa ra nó không phù hợp đâu, nó không chính xác.
Và như vậy chúng ta quyết định nó bị nhầm, nó bị sai, có thể chúng ta lại bị rơi vào một cái bi kịch khác, vội vã quá được chưa.
Vậy nên, anh nghĩ nếu bạn P có thời gian bạn P nên gửi câu hỏi tiếp theo sau cái số EPS này. Còn trong EPS này anh sẽ giải đáp cho bạn thêm thông tin để bạn thông, bạn lý giải cái bất cập đó đã.
Việc mà chúng ta ở trong một cái ngành nghề nào đó, nó có bị ảnh hưởng chung bởi kinh tế hay không thì chúng ta phải nên xem xét trước.
Nếu em đang kinh doanh xe ô tô tải hay làm bất cứ một cái gì khác thì em có nghĩ là nó không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế khi em chuyển qua ngành nào đi nữa.
Nếu là Oliva, em nghĩ là khi chuyển sang ngành khác nó có thoát khỏi suy thoái kinh tế hay không?
Olivia:
Dạ không ạ. Tại vì suy thoái kinh tế nó làm cho nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, cho nên em nghĩ là hầu hết các ngành nó đều rơi vào cái tình trạng chung.
Anh Randy:
Anh cũng đồng tình với cái quan điểm là, dù là mình ở cái ngành nào thì ở cái hoàn cảnh chung của thị trường mà nó bị ảnh hưởng thì cái ngành của mình nó cũng bị ảnh hưởng. Anh cho rằng nó khác nhau ở cái mức độ ảnh hưởng.
Anh ví dụ như suy thoái kinh tế nó là một hòn đá ném vào hồ nước, thì cái đợt sóng gây ra từ cái viên đá đó nó sẽ lan đến các cái ngành này và lan đến mọi ngõ ngách của cái hồ đó, cái ao đó.
Nó khác nhau ở chỗ là nếu viên đá đó mà là viên đá to thì cái sóng nó lớn đúng không? Viên đá nhỏ thì sóng nó nhỏ và có bao nhiêu viên đá cùng ném xuống?
Nếu một viên đá thì thật ra chỉ có một đợt sóng, anh nghĩ là tất cả mọi người đều chịu được một cái đợt sóng đó. Nhưng mà nếu như mà nhiều viên đá thì nó gây ra nhiều đợt sóng.
Đôi lúc nhiều đợt sóng nó vượt quá cái ngưỡng chịu đựng của người đó hoặc là nhiều đợt sóng nó gây ra những cái cộng hưởng và nó gây ra những cơn sóng nữa, những tầng số khác nhau nó tác động đến mình.
Nếu mình đang trong thời kỳ mà nó “yếu” thì bản chất cái đợt sóng đó nó chỉ là một cái phần nhỏ tác động vào, chứ bản chất là do chiếc thuyền mình nó yếu sẵn.
Vậy nếu thuyền của mình mà nó vững thì nó sẽ bị tổn thương một ít nhưng nếu thuyền mình mà nó yếu thì có thể là nó vỡ cả thuyền và đắm thuyền, đúng không?
Quay lại thì chúng ta sẽ đi tìm một cái nguyên nhân cốt lõi mà anh thấy khá là phổ biến, đó là khi mà kinh tế tăng trưởng thì tất cả chúng ta đều lao vào kiếm tiền vì khi nó chúng ta thấy có quá nhiều cơ hội để kiếm tiền dễ dàng và kiếm được nhiều tiền.
Nên chúng ta chỉ đi khai thác thôi, khai thác để sinh lợi cho chúng ta về tiền mà chúng ta không xây dựng cho nó vững.
Nếu mà với tổ chức, công ty thì cái cơ cấu vận hành, cái hệ thống bộ máy nó bị yếu kém, nó có nhiều lỗ hỏng. Còn đối với các bạn mà làm á thì giống như là mình có khách thì mình có tiền, ăn may thôi. Tại lúc đó thì nhiều người cần quá, mình học giỏi thì mình cũng ăn được.
Từ dân gian mà anh hay đùa với các bạn đó là: “Chó ngáp phải ruồi”, có nghĩ là giờ nhiều người cần quá.
Ví dụ như làm Detailing đi, ví dụ thực ra chuyên môn của mình còn kém nhưng mà lại nhiều khách quá, khách làm chỗ này đông, chỗ kia đông thì tới lượt mình mình cũng đông luôn chứ không phải là do mình giỏi nhưng mình cứ ảo tưởng mãi là mình giỏi nên mình không có cải thiện chất lượng, không có tập trung cải thiện cái chuyên môn của mình đi lên, không có hiểu về khách hàng, không hiểu về thị trường nên mình cứ làm thôi.
Cho đến khi bỗng dưng kinh tế nó bị đứng lại một phát là 500 anh em, khách hàng người ta ngừng chi tiêu hết. Lúc đó nó rơi vào như bây giờ thì đứa giỏi hay đứa dở nó cũng đói như nhau.
Lúc đó cái đứa dở thì nếu bình thường à nó ế, nó dở á nó cũng giải thích được, còn đứa giỏi nó không giải thích được hoặc cái đứa đang dở nhưng có khách thì nó cũng không hiểu được luôn. Thành ra là nó bị mắc kẹt.
Cái đứa đang giỏi thì: “Ủa tôi đang giỏi, tôi đang tốt thiệt mà, tại sao khách tôi lại không có?” đúng không? Khách “chết” hết trơn rồi lấy đâu mà còn nữa.
Còn cái đứa mà nó dở thì nó cũng bỏ cuộc luôn. Còn đứa dở mà ăn may, nó cũng không giải thích được, thì nó cũng xem xem giống trên thị trường, cái số này nó có phổ biến trên thị trường.
Cho nên là mình cũng giống như người ta, mình cũng giỏi như người ta thì tại sao bây giờ nó kỳ kỳ vậy. Bây giờ lên nữa hay đi xuống hay là giữ nguyên.
Mình lên nữa thì xưa giờ mình đâu có lên đâu mà mình lên, nên mình đâu có động lực để mình lên với lại mình không có thói quen để mình lên cho nên mình đâu biết giờ mình phải lên làm sao, đúng không?
Còn cái đứa mà nó yếu sẵn thì nó bỏ cuộc luôn, nó đi đổi nghề rồi. Tại vì nó thấy là nghề này không còn thơm nữa, không còn ngon nữa, không còn lợi nhuận nữa nên nó bỏ nghề. Và nó tiếp tục xảy ra như thế.
Nên nếu cả 3 trường hợp, dĩ nhiên còn nhiều trường hợp khác ha. Nếu cả 3 trường hợp này đều chọn một lối, chọn một cách là nghề này hết thơm rồi, cái nghề cũ á, hết ngon rồi, chúng ta nhảy qua nghề mới.
Thì nó xảy ra trường hợp là những người cùng tư duy với nhau hay đến với nhau. Đó là cũng và cầu. Cung và cầu ở đây là chúng ta có mục tiêu chúng, chúng ta cùng nhau bỏ nghề, chúng ta tìm đến những nghề mới.
Nên xảy ra điều gì khi qua những đợt suy thoái kinh tế này? Những người có suy nghĩ chung với nhau là: “À, giờ nghề này không còn ngon nữa, không còn lợi nhuận nữa nên tất cả chúng ta đều bỏ nghề.”
Nếu mà P nghĩ được điều đó thì mấy bạn giống như P có nghĩ được không? Theo Olivia có nghĩ được giống vậy không.
Olivia:
Dạ, có.
Anh Randy:
Có luôn. Thật ra là 500 anh em cùng nhau bỏ nghề kinh doanh xe tải để đi tìm một chân ái mới, không biết chân ái đó là chân ái gì nhưng mà đi tìm một chân ái mới.
Vậy thì cái thị trường cung – cầu ở ngành kinh doanh xe tải sẽ bị mất cân đối do cái người “cung” người ta bỏ đi nhiều quá. Lúc đó nó tạo ra một cái mới để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, có nghĩa là số còn lại.
- Một là chưa kịp bỏ nghề.
- Hai là đang gồng lỗ.
- Ba là bám trụ.
Hoặc là: “Ời giờ nó tăng mốt nó giảm:, bình thản với những cái việc đó, người ta không bỏ nghề thì số còn lại lúc đó rất là ít. Cái nguồn cung ít, nó vừa khít với cái nguồn cầu ít thế là mấy người đó lại có việc.
Cho đến lúc kinh tế tăng trưởng, đến thời điểm nào đó thì không biết. Trong năm nay hoặc năm sau kinh tế tăng trưởng lại, thì cái nhu cầu nó lại bùng nổ lên trong khi số cung nó vẫn ít như vậy thì mấy người đó lại tăng lên.
Lại tăng lên thì lúc đó những người ngoài: “Ồ! Kinh doanh ô tô tải lại thơm quá”, lại nhảy vào kinh doanh ô tô tải.
Kinh doanh ô tô tải cũng lại 500 anh em nhảy vào. Ý tưởng giống nhau đúng không? Thế là lại thừa người kinh doanh ô tô tải, lại xảy ra tình trạng là số cung nhiều hơn số cầu. Thế là lại làm ăn kém hiệu quả.
Thành ra kết quả thì lại bỏ nghề, bỏ nghề rồi thì đi qua ngành mới, cứ như thế.
Anh đang muốn nói về cơ chế cung và cầu, vậy nên ví dụ thì trường đang có 20 ông mà có nhu cầu mua xe ô tô tải thì trên thị trường nguồn cung.
Ví dụ có 20 ông bán, thì may quá ông nào cũng có 1 khách, giả sử giống như vậy đi, nói vậy cho dễ hiểu. Thì vừa đủ nuôi.
Bây giờ mà thị trường vẫn có 20 ông đó mỗi một tháng lại mua thêm ô tô tải, thì bỗng dưng có 1 bạn Olivia nhảy vào, đó lại thành 21 ông bán ô tô tải.
Thì một tháng sẽ phải có 1 ông chết đói đúng không? Vì thừa mà, nhu cầu là 20, giờ là 21 ông bán ô tô, thì phải có 1 ông chết đói chứ.
1 là ông Olivia chết đói, 2 là 1 trong 20 ông trước đó chết đói, thì có 1 ông chết đói thôi. Vậy điều gì xảy ra? Ông chết đói đó ổng bỏ nghề, kéo theo mấy ông kia còn lại 10 ông bán ô tô tải.
10 ông bán ô tô tải mà bây giờ nhu cầu thị trường giả sử nó kém đi, cho 12 ông mua ô tô tải thì nó còn 11 ông thôi. Thế thì có 11 ông muốn mua mà 10 ông bán, thì có một ông bán được 2 chiếc.
Ông đó lại tăng lên, ông đó lại béo lên, béo lên thì mấy người khác thấy thơm quá, ngon quá, lại nhảy vào. Mà đâu phải có một ông thấy được cái đó.
Giả sử lúc đó 50 ông cùng thấy được “Wow, thơm quá mấy đứa ơi, mình nhảy vào thôi, 50 ông nhảy vào thành ra nguồn cung lên thành 60 ông. Giả sử thị trường tăng trưởng lên 30 ông cần mua, 60 ông bán. 30 ông mua thì có 30 ông lại chết đói, đúng không?
Lại chết đói thì chịu mấy tháng, 1 năm, 2 năm lại bỏ ngang, đúng không? Và cứ như cái đợt sóng vừa rồi . Đấy, anh lấy cái ví dụ đơn giản cho các bạn dễ hiểu.
Thị trường nó chạy theo một cái cơ chế cung – cầu. Thật ra là cả anh vào mấy bạn đều giống như nhau. Làm sao mình biết hết được mọi việc ngoài thị trường, nên mình thường phỏng đoán.
Phỏng đoán thì có ông đoán nhầm, có ông thì phỏng đoán trúng. Ông mà phỏng đoán trúng thì lên chuyên gia, diễn giả rồi lên mạng chỉ cách làm giàu, đúng không?
Còn mấy ông kia mà phỏng đoán nhầm thì chết, vậy thôi. Mấy đứa đoán trúng nhiều lần thì lên chuyên gia, đi chỉ mọi người cách thức.
Thực ra là đi lừa đảo, ông làm được nhưng chưa chắc người khác đã làm được, cứ đi theo tôi, đóng tiền cho tôi, tôi sẽ chỉ cho cách làm.
Vậy thì thị trường nó đi theo rất là nhiều hướng và nó rất là đúng với nguyên tắc thị trường dù nó có thể lệch lạc nhưng anh tin rằng sau một thời gian thì nó có thể tái định vị lại và nó đi theo cái xu hướng của thị trường thực tế. Và điều đó nó xảy ra cho rất là nhiều ngành.
Những ngành khác thì anh không rõ, bởi vì anh không có chuyên môn. Trong ngành Detailing thì nó đúng chuyển của thị trường.
Có nghĩa là Detailing là một ngành phục vụ cho xe ô tô. Vậy thì nó sẽ phải đi theo cái sự tăng trưởng của ngành sản xuất xe ô tô, bán xe ô tô.
Vậy thì nếu như mà bán xe ô tô mà chạy, có nghĩa là bán nhiều xe, người ta mua nhiều, người ta đi nhiều thì xe mới dơ. Xe dơ thì người ta mới có nhu cầu làm sạch, làm đẹp đúng không?
Còn nếu như mà bán xe chậm hoặc là bán mà người ta bớt xe, người ta không đi xe ô tô nữa, người ta chuyển xuống đi bộ là người ta hạn chế số lượng sử dụng xe ô tô.
Vậy thì đâu còn cái nhu cầu làm sạch, làm đẹp nữa, giống như lúc Covid vậy đó, xe ô tô cũng còn nguyên nhưng mà có nhu cầu làm sạch, làm đẹp không?
Lúc đó mà có đi nữa thì cũng có đi ra đường để làm sạch, làm đẹp được. Cho nên các ông mới mở Workshop Detailing, vừa mới mở xong bị Covid thì đóng cửa là chuyện bình thường.
Tại vì lúc đó có khách hàng đâu, khách hàng bị lockdown hết rồi, khách hàng ở nhà hết rồi, khách hàng ở nhà lên Tiktok xem video clip về covid đúng không, xem về chữa lành hay là xem về các kiểu.
Lúc đó thì chỉ có Youtube với Netflix mới có khách hàng thôi đúng không? Hay là mấy kênh truyền hình gì đó, bộ phim. Anh nghĩ khách hàng lúc đó không có ai có tiền cả, chỉ có những ông Facebook, Youtube hay là mấy bạn làm nội dung sáng tạo mới có tiền thôi, chứ còn lại đói hết.
Lúc đó thì lượng khách hàng của mấy ông đó lại tăng đột biến, nên là anh em lại chuyển sang làm nghề đó hết, những nghề khác là bỏ, tương tự như vậy.
Vậy thì quay lại Detailing á, thì nếu như mà bạn nhảy vào thì bạn sẽ thấy là bây giờ ở thời điểm bây giờ, ngành ô tô nó đang đứng im. Nên bạn nhảy từ ô tô này sang ô tô khác thì thực ra nó cũng như nhau. Bạn nhảy sang ô tô tải hay ô tô con thì anh nghĩ nó cũng đứng im cứng ngắt.
Đó là điểm tiêu cực, điểm hạn chế. Nhưng mà nó cũng sẽ có nhưng điểm tích cực, bạn biết không? Vì thực ra là nó cứng ngắt nên là bạn có một cái cơ hội để bạn tạm ngưng ông việc cũ, bạn cho mình một cái quãng thời gian để request và như vậy thì bạn có cơ hội để tìm hiểu xem bạn có hợp với Detailing hay không.
Anh Randy:
Vậy thì chốt lại anh đang muốn nói với bạn P là: khoảng thời gian này là khoảng thời gian nghỉ, bạn có thể dùng nó để suy nghĩ xem là liệu cái sự thay đổi sang Detailing của bạn, bạn cứ tìm hiểu đi nó không có muộn.
Bởi vì nếu bạn thấy được cái cơ hội đó nó phù hợp với mình, thì mình có thể cân nhắc chứ đừng có quyết định vội vã.
Đó là nội dung mà anh muốn trao đổi với bạn, trả lời, giải đáp cho bạn P trong EPS này.
Olivia:
Dạ, em cảm ơn anh với những lời chia sẻ vừa rồi. Và hi vọng các bạn cũng sẽ có nhiều cái cơ hội hơn trong ngành DEtailing và chúc các bạn sẽ thật thành công và đừng quên để lại đánh giá 5 sao bên dưới.
Các bạn cũng đừng ngần ngại gửi những câu hỏi về cho chúng tôi qua Fanpage Randy Nguyen hoặc bình luận trực tiếp dưới EPS này nha.
Và hẹn gặp lại các bạn trong những số EPS lần sau.
Anh Randy:
Xin chào và hẹn gặp lại các bạn.
Fanpage Detailing Vietnam
Detailing Vietnam
Cộng đồng chia sẻ về detailing - Thay đổi tư duy
Detailing Vietnam
Group Tuyển dụng Việc làm ngành detailing
Detailing Vietnam
Cộng đồng học detailing online
Detailing Vietnam